Rạng danh làng trống Bình An

LNV - Hơn một thế kỷ qua, trống Bình An đã vang vọng trong những sinh hoạt lễ hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trống Bình An còn theo các đoàn lân sư rồng đi khắp thôn làng ngõ xóm, lưu giữ những âm thanh rất riêng cho nhiều sinh hoạt quan, hôn, tang, tế và đình đám… góp một phần nhỏ bé để tô đậm thêm bản sắc văn hóa truyền thống mang nét đặc sắc của dân gian Nam Bộ…

Làng Bình An có khoảng 20 cơ sở làm trống chuyên nghiệp theo dạng “cha truyền con nối”, hầu hết nghệ nhân đều là những người trong dòng họ Nguyễn. Các nghệ nhân trống Bình An kể, nghề trống ra đời cách đây khoảng 150 năm, do ông Nguyễn Văn Ty khởi xướng. Chuyện khởi đầu về nghề làm trống của làng cũng có nhiều giai thoại. Song, tương truyền mà đến nay cả làng trống Bình An “tin” nhất đó là việc cụ Ty, lúc đó làm nghề thương hồ, chuyên nghề buôn nước mắm, lênh đênh khắp miệt sông nước của vùng đất Nam Bộ. Một ngày kia, khi đến vùng Rạch Gầm, Gò Công, cụ Ty may mắn được một thầy chùa truyền cho nghề bịt trống. Vốn là người khéo léo, nhanh nhạy, cụ Ty nhanh chóng học hết những tinh túy của nghề. Khi trở về, cụ bỏ hẳn nghề đi buôn rồi mở một lò làm trống ngay tại quê nhà. Và từ đó đến nay, với bao nỗi thăng trầm, xóm làm trống của ấp đã tồn tại và phát triển đến tận hôm nay.

(Ảnh: internet)


Nối gót cụ Ty, những thế hệ tiếp theo như ông Tịnh, ông Phùng, ông Dương… cũng được nhiều người biết đến. Trải qua năm thế hệ nối nghiệp tổ, đến nay những nghệ nhân như Năm Mến, Út Lương, Hai Phú… cũng đã dành cả cuộc đời để giữ lại nghề truyền thống. Nếu như trước đây làm trống nhằm mục đích giải trí cho vui, thì những đời sau này bắt đầu tính chuyện làm trống để “bán”. Hiện nay, sản phẩm của làng đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã từ các loại trống đại, trống chầu đến các loại trống sấm, trống cơm… Tất cả đều tạo âm vang thiêng liêng cho các lễ hội văn hóa dân tộc. Thương hiệu trống Bình An đã có mặt ở hầu hết miền lục tỉnh Nam Bộ, tiếng trống của làng còn đi xa ra vùng cố đô Huế, đến tận các tỉnh phía Bắc xa xôi, lên vùng cao nguyên đại ngàn… Không dừng lại ở thị trường trong nước, các cơ sở Bình An còn mang trống đi “xuất ngoại”.

(Ảnh: internet)


Danh tiếng trống Bình An nhờ những bí quyết riêng mà không phải người làm trống ở nơi nào cũng có được. Theo những nghệ nhân trong làng Bình An, để có được tiếng trống ấm, vang xa, dùng được bền, tất cả đều phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản, đó là da trâu bịt trống và gỗ làm thân trống. Để cho ra “lò” một sản phẩm, người thợ phải trải qua 10 công đoạn từ chuyện căng da trâu, phơi gổ, đốt than để uốn cong thành gỗ, đẽo chuốt dăm trống, đến ghép từng thanh gỗ thành thùng trống, đóng mây. Da dùng căng mặt trống, người làng Bình An chỉ sử dụng da trâu tươi của những con trâu có tuổi trên mười năm vừa lấy ra từ lò mổ, tuyệt đối không dùng da trâu đã ngâm muối.

(Ảnh: internet)


Khâu xử lý da trâu để cho ra thành phẩm là cả một công đoạn phức tạp và công phu, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm. Trong các lò trống, công đoạn này đều được những người thợ có tay nghề lão luyện đảm trách. Theo nhiều chủ lò trống, trước ngày đi mua da, những người thợ “kỳ cựu” phải biết đoán thời tiết. Chỉ ngày nắng tốt mới đi mua, bởi khi đem về là phải phơi ngay. Trong hai tuần, dưới cái nắng gay gắt của mặt trời, da trâu sẽ được hong khô, lấy cỡ mặt trống, cắt da tròn rồi mới bịt… Việc bào da cũng phải hết sức thận trọng khi tính mức dày mỏng khác nhau giữa mặt trống, vòng ngoài và vòng mép trống, mỗi phần chênh lệch khoảng 3mm. Khi bào da, người thợ phải ở trong tâm thế thanh tịnh, để hết tâm trí vào công việc, chỉ cần sai sót một chút, nếu miếng da trâu dày hoặc mỏng hơn theo “tiêu chuẩn” là tiếng trống sẽ không theo ý muốn. Đây là một khâu rất “đặc trưng” của nghề làm trống. Sau đó, tùy theo từng loại trống mà có cách làm da và bịt khác nhau, như trống lân thì làm da dày và bịt thẳng để kêu bong tiếng; trống nhạc lễ thiết kế khi đánh lên nghe tiếng âm dương, cao thấp. Ngoài tiếng kêu thanh và bong, thì độ bền của trống Bình An kéo dài từ 20-30 năm mởi lủng, sau đó bịt lại mặt và tiếp tục sử dụng.



Một bí quyết của nghề làm trống Bình An đó là thùng trống được khép khít chặt bởi các thanh gỗ bào mịn không dùng bất cứ một loại keo dán nào, trong mỗi chiếc trống mới, những người thợ lại gắn vào trong thùng một vài sợi lò xo thép, một “linh vật” làm cho tiếng trống thêm phần hào hùng, lắng đọng.

Yêu nghề và quyết sống chết với nghề, những nông dân chân đất ở Bình An đã tạo nên làng trống độc đáo. Hầu hết những nghệ nhân trong làng trống Bình An đều có chung một suy nghĩ, làm trống không phải để làm giàu mà hình như có một cái gì “rất thiêng liêng huyền bí” đã níu họ lại với nghề và cũng trong tâm niệm, họ chỉ “nguyện cầu”, làm sao để tiếng trống của làng mãi mãi vang trên mọi miền đất nước, trong những ngày lễ hội, vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc…

Nguyễn Minh
Theo Tạp chí di sản

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hành trình của chiếc chiếu hoa

Hành trình của chiếc chiếu hoa

LNV - Bình Định là miền đất thượng võ, giàu truyền thống văn hóa và cũng là địa phương có nhiều làng nghề với những sản phẩm thủ công nức tiếng gần xa. Nổi bật nhất là những chiếc chiếu cói Hoài Nhơn óng mượt, dẻo dai, màu sắc tươi thắm. Cầm chiếc chiếu trên tay mới hiểu vì sao sản phẩm này được ưa chuộng rộng rãi, chinh phục khách hàng trong nước và cả khách hàng quốc tế.
Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

LNV - Có lịch sử gần 40 năm phát triển nhưng nghề làm bún truyền thống ở Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) không còn nhiều người làm như trước, anh Trần Hải là một trong số ít những người còn giữ được hương vị bún xưa.
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc hình thành, gắn với đời sống người dân địa phương từ năm 2003. UBND thị xã Hoài Nhơn đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh Bình Định, Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh xem xét, quyết định công nhận làng nghề.
Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

LNV - Trang phục truyền thống của người Hrê, Ba Na là sự kết tinh văn hoá trong môi trường tự nhiên, xã hội riêng biệt, mang nét đẹp của sự hồn nhiên, thanh khiết như đất, như nước, như núi rừng.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

LNV - Nhiều chiếc thuyền cá sau khi khai thác xong đưa vào bờ, bị vùi lấp dưới bùn cát trên dọc tuyến bờ biển từ nam ra bắc từ vài chục đến gần trăm năm tưởng đã bị lãng quên, nhưng qua bàn tay của nghệ nhân Hà Quốc Hưng (50 tuổi) và nghệ nhân Trần Văn Hoá (59 tuổi) ở Hải phòng đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Tin khác

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

LNV - Không sở hữu nghệ thuật tinh xảo, sản phẩm cầu kỳ, có màu sắc rực rỡ nhưng nghề gốm ở làng Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn phát triển qua hàng trăm năm, mang trong mình nét đẹp mộc mạc và giản dị của miền quê nơi đây.
Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện có hàng trăm làng nghề, trong đó có gần 60 làng nghề được công nhận danh hiệu cấp tỉnh. Tại đây, sản phẩm của các làng nghề được xem là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm nét văn hóa đặc trưng, đồng thời còn là nguồn sinh kế cho người dân địa phương
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Mới đây, nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

LNV - Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc và Làng nghề dệt chiếu cói Công Thạnh, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn đang thực hiện công tác bảo tồn và phát triển hai làng nghề này.
Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

LNV - Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời, tồn tại hơn 1.000 năm. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam.
Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

LNV - Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa. Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo.
Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

LNV - Nghề chằm nón lá xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của Nhân dân xã An Ninh Tây (Đức Hòa, Long An). Đây cũng là nghề truyền thống tạo việc làm cho người dân những lúc nông nhàn dỗi.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

LNV - Nghề đan thúng chai Phú Mỹ được hình thành hàng thế kỷ qua ở thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) từ nghiệp đi biển của người dân nơi đây. Đây là nghề không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn gắn bó, tạo nên một nếp sống của người dân Phú Mỹ.
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9

LNV - Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9 đã hoàn thành vượt mức toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc ngày 18/5. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc, bế mạc Hội nghị.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV – Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 9 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 18/5. Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029

Khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029

LNV - Chiều ngày 17/5, tại khách sạn Hoa Sứ 1, số 14 Hoàng Việt, Tân Bình, TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Chiếu sáng Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024-2029 và Hội nghị chiếu sáng toàn quốc 2024. Tham dự Đại hội có hơn 200 đại biểu là …
Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt"

Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt"

LNV - Sáng ngày 17/5/2024, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.
Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

LNV - Tối 16/5, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) đã khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía bắc - Hà Nội tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (số 1 Đỗ Đức
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động