Quảng Nam: Nghề đan võng từ cây sari của người Cadong
Hơn 300 năm trước, cư dân Cù Lao Chàm đã dùng thân cây sari tước mỏng, se sợi và đan thành những chiếc võng để sử dụng, vì nằm võng Sari mềm mại, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Sử dụng cây Sari để làm võng, nhiều người cao tuổi kể lại những người phụ nữ sống ở Cù Lao Chàm đều biết đan võng cây sari. Còn ai là tổ nghề người đầu tiên biết đan võng sống vào thời điểm nào, có công việc phổ biến việc đan võng Sari thì chưa có tên cụ thể.
Bà Hồ Thị Chơn, 70 tuổi (ở thôn 2, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã được mẹ dạy đan võng sari từ nhỏ.
Nguyên liệu duy nhất để làm võng sari đó là vỏ của thân cây sari chỉ mọc ở trên những mỏm núi cao hay vách đá cheo leo. Mặc cho gió to, bão lớn, rễ cây vẫn bám chặt vào đá, thân cây luôn dẻo dai, vươn thẳng mình như thách thức với sự khắc nghiệt của đại dương. Có lẽ vì sức sống mãnh liệt ấy mà những chiếc võng làm từ cây sari cũng có một tác dụng đặc biệt: trị phong. Nhiều người mắc bệnh phong, chân tay ghẻ lở khi nằm lên chiếc võng đan bằng thân cây sari thì cảm thấy như phong đã bị võng hút hết, cơ thể dần dần tươi tắn, khỏe mạnh hơn.
Sari là loài cây thân gỗ, vỏ màu xám, nứt dọc, mọc rất nhiều ven những con suối lớn quanh vùng mà người Cadong sinh sống. Từ xưa, người Cadong đã phát hiện ra đặc tính của thân cây sari nên đã sử dụng vỏ của nó làm áo, váy, khố, chăn đắp, dùng làm dây cột nhà, làm võng. Sari còn là một loài cây đẹp và không kém phần lãng mạn. Khoảng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, khi gió đảo đã trút đi hết những chiếc lá cuối cùng để lại trơ trọi cành, cũng là lúc cây đâm chồi, nở rực một màu hoa đỏ tràn ngập Cù Lao.
Theo người dân thì sự sinh trưởng của cây sari khá tự nhiên, do hạt của quả già rụng xuống đất rồi mọc lên tuy nhiên cây sari dùng để đan đó là vỏ, tốt nhất là to bằng cầm tay của người lớn (Chu vi khoảng 20 đến 30cm bán kính từ 3 đến 5cm)
Du khách thích thú khi được tận mắt tìm hiểu nghề đan võng
Cây sari được nhiều người làm võng đốn, phổ biến ở lưng chừng rừng xóm Cấm Rừng, bãi Làng Rừng, bãi Hương. Người ta thường chọn những cây tự nhiên thẳng hoặc những cây thẳng mọc lên từ chồi do trước đây thân cây đã bị chặt phá một lần.
Sau khi đốn cây, Người ta chọn một mõm đá có ở xung quanh để đập, chỉ dùng bằng tay nắm một đầu còn tay giơ cao cây còn lại rồi đập xuống đá cho vỏ bị nứt ra, đập hai đến ba lần sau đó dùng chân giữ và lấy tay tách từng mảnh theo chiều dọc từ trên xuống, mỗi thân cây như vậy lấy được khoảng ba mảng vỏ. Vỏ sari được bó thành một bó riêng, để có đủ một bó vỏ sari người ngư dân Cù Lao Chàm phải đi suốt một buổi, lõi được bó về làm củi.
Để có sợi dùng đan võng người ta mang vỏ cây sari ngâm nước ở các khe suối nước gần nhà, sau đó bỏ vào thau giặt chung với xà phòng cho sạch, rồi đem phơi một nắng cho khô và bó thành từng bó nhỏ để khô ráo dùng khi đan võng.
Hoa sari rở đỏ rực cả một góc trời
Nghề đan võng khó và phức tạp hơn đan lưới, rổ hay thúng rất nhiều. Nhiều người đan được võng, chắc chắn sẽ đan lưới, rổ hoặc thúng rất dễ dàng. Nhưng biết đan những loại đó thì chưa chắc đã đan được võng. Đan võng rất khó, nó đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì và quan trọng hơn cả là tình yêu chất chứa trong từng đường se, múi đan. Người đan phải miệt mài ngồi nhiều giờ liền mỗi ngày, cẩn thận se lại thành những múi, rồi bện lại thành nhiều đốt.
Mỗi chiếc võng sari kỳ công, tùy vào võng tư (khoảng cách giữa 2 múi là 4 dây), hay võng sáu (6 dây). Đan xong một cái võng phải mất gần hai tháng ròng rã liên tục. Người dân thường đan hai loại võng là võng bốn và võng sáu. Võng sáu có chiều ngang và chiều dài lớn hơn võng bốn. Một cái võng bốn có giá khoảng 2,5 triệu đồng. Trong khi đó, võng sáu khoảng hơn 3 triệu. Võng đan chủ yếu bán cho khách du lịch Cù Lao Chàm. Đôi lúc muốn mua cũng khó vì không phải lúc nào trên đảo cũng có võng đan sẵn, có khi phải đặt trước hàng tháng trời.
Những chiếc võng sari được khách mua không chỉ vì nhu cầu sử dụng mà đó là một thú vui muốn tìm một nét văn hóa mộc mạc, dân dã của vùng đất này. Khác với các loại võng khác, võng sari cực bền lên đến 15-20 năm và khi nằm cảm giác rất dễ chịu.
Bài, ảnh: Ninh Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân