Quảng Nam: Già làng Cơ- Tu đam mê nhạc cụ dân tộc
Già làng Pơloong Nhành đang thổi khèn
Ấn tượng lần đầu khi gặp già làng Pơloong Nhành (sinh năm 1940, trú tại Cụm 3, thôn Nal, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) là chiếc áo độc đáo làm từ vỏ cây rừng kết hợp với chiếc khố truyền thống của người Cơ-tu ông mặc trên người và cây khèn bơ-rét khoát trên vai. Là một người rất am hiểu văn hóa truyền thống, đặc biệt là các loại nhạc cụ của dân tộc Cơ-tu, ông tâm sự, người Cơ-tu cũng như các dân tộc thiểu số miền núi anh em ở Quảng Nam sống giữa núi rừng, hòa nhập hoàn toàn với thiên nhiên, lại thường xuyên có những lễ hội liên quan đến sinh hoạt, sản xuất - lao động, tập quán, tín ngưỡng... nên họ có nhu cầu tất yếu là ca hát, diễn xướng. Đó là một sự giải tỏa tâm tình, là cách biểu lộ, bộc bạch về những ước mơ, những khát vọng chân thành trước thiên nhiên, trước thần linh và mọi người trong cộng đồng cư dân ít nhiều khép kín của họ.
Ông cho biết thêm, âm nhạc của người Cơ-tu vùng cao (Cơ-tu Dal) cũng như người Cơ-tu vùng thấp (Cơ-tu Phương) đều có những nét đặc sắc khác nhau. Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên, người Cơ Tu vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống của bộ tộc mình. Như chạm đến niềm đam mê của mình, ông say sưa liệt kê cho tôi hoàn loạt những nhạc cụ truyền thống như của dân tộc mình: đàn hai dây (Ân rưl), sáo dọc (Toát), sáo ngắn (Ahen), sáo (A luốt), tù và (T'Gê), đàn Abel (Abel), đàn bầu (Tâm Bréh), đàn Tam Bet A-lui, đàn Jưl, khèn, khèn bơ-rét, các loại trống như trống nhỏ (Ch'Gâr), trống trung (Pâr lư), bộ cồng chiêng... Nhạc cụ truyền thống của người Cơ-tu rất đa dạng, phong phú và mỗi loại nhạc cụ có cách chế tác, đặc điểm riêng và công dụng, tính năng của mỗi loại nhạc cụ thể hiện bản sắc văn hoá của người Cơ-tu qua các giai đoạn phát triển của dân tộc mình. Nhạc cụ của người Cơ-tu luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ và đã ăn sâu vào tiềm thức, là niềm kiêu hãnh trong đời sống của đồng bào Cơ-tu bao đời nay. Đặc biệt, trong tình cảm nam nữ, nhạc cụ Cơ-tu là tiếng nói, tiếng lòng gửi gắm ngôn ngữ kết nối giao duyên, bày tỏ tình cảm yêu thương, luyến nhớ giữa những chàng trai, cô gái Cơ-tu...
Già làng Pơloong Nhành (người cầm giáo) chuẩn bị vào hội
Vốn có khiếu âm nhạc, ông Nhành biết chơi hầu hết các loại nhạc cụ của người Cơ- tu. Sau những giờ tất bật với nương rẫy lo cái ăn cái mặc cho gia đình, lúc rảnh rỗi ông lại lấy khèn, lấy sáo, lấy đàn, lấy trống ra chơi hoặc truyền dạy lại cho lớp con cháu, thanh niên trai trẻ trong làng hoặc vào rừng lùng tìm cây trúc, cây lồ ô, quả bầu về làm đàn, làm sáo… Với khả năng chơi các loại nhạc cụ của mình cùng với khả năng am hiểu cách chế tác, ông rất được đồng bào, bà con địa phương yêu mến và tín nhiệm. Chính vì thế những lễ hội lớn, nhỏ ở làng xã, ở huyện ông được mời tham gia; Thậm chí có lần ông cùng đoàn nghệ nhân Cơ-tu huyện Tây Giang được mời xuống tỉnh biểu diễn. Ông nói: “Người Cơ-tu mình rất thích ca hát, diễn xướng ở mọi lúc, mọi nơi: Hát trên đường, trên rẫy, khi làm việc hay trong lễ hội, vui chơi, đám hiếu, đám hỷ; Hát ru con, ru em khi ở nhà hay thông qua tiếng đàn, tiếng sáo để ướm tình, tỏ tình giữa những đôi trai gái trong không gian hoang sơ, lồng lộng giữa những cánh rừng đại ngàn trên dãy Trường Sơn hùng vỹ..."
Song, điều già làng Pơloong Nhành trăn trở nhất hiện nay không phải là sự mai mọt của các loại nhạc cụ truyền thống của người Cơ-tu vì nhà nước, ngành văn hóa đã có chính sách, chủ trương để gìn giữ, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa phi vật thể nói chung, âm nhạc nói riêng của đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Nam, trong đó có đồng bào Cơ-tu của ông. Với ông điều trăn trở nhất hiện nay là một bộ phận lớp trẻ kế cận đồng bào Cơ-tu hiện nay không còn mấy mặn mà với các nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Ông luôn mong ước có được những lớp học hướng dẫn cho con cháu người Cơ-tu biết cách làm các loại nhạc cụ truyền thống, biết cách sử dụng và biểu diễn nhạc cụ dân tộc Cơ-tu…
Chia tay, già làng Pơloong Nhành trong ánh chiều hoàng hôn loang loáng của mặt trời dần khuất sau núi, tôi vẫn có thể nghe được tiếng khèn bơ-rét của ông. Những âm thanh trong trẻo, khỏe khoắn vang vọng, ngân dài theo những ngọn gió nơi núi rừng vùng cao Tây Giang…
Bài, ảnh: Lâm Đăng Khoa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân