Quảng bá thương hiệu trầm hương Vạn Ninh – Khánh Hòa
Nguyên liệu chính để tạo trầm cảnh là cây dó bầu. Người dân cho biết cây dó bầu phải trồng 10 năm mới bắt đầu tạo trầm. Để tạo trầm, người dân dùng hai cách: Một là lột vỏ cây, sau đó quét thuốc tạo trầm lên; Hai là khoan vào trong thân cây dó rồi đổ thuốc vào. Sau khoảng 2 năm, cây dó sẽ tạo ra trầm. Thuốc tạo trầm được làm từ gỉ sắt, nước mưa, muối và một số phụ gia, pha chế theo liều lượng thích hợp. Thuốc tạo trầm rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng trầm ra nhiều hay ít.
Với 350 hộ sản xuất, hơn 500 lao động thường xuyên, có tay nghề vững, thu nhập của người xoi trầm nơi đây mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng/người.
Làng nghề trầm hương Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa đang phát triển mạnh, sản phẩm được ưa chuộng và nhiều người biết đến.
Những năm qua, cùng với nỗ lực của những người thợ xoi trầm, sự hỗ trợ thiết thực từ Nhà nước bằng việc đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình trưng bày, quảng bá ngành nghề, sản phẩm từ nghề và kết nối với du lịch, làng nghề trầm hương Vạn Thắng đang vươn lên từng bước vững chắc.
Trước đây để có trầm hương, người dân Vạn Thắng phải vào rừng tìm kiếm. Nhưng trong khoảng 10 năm nay, khi trong nước có nhiều vùng trồng dó bầu (loại cây nguyên liệu cho nghề làm trầm hương), người dân đã chuyển hẳn sang làm công việc xoi trầm tại nhà. Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm làng nghề
Theo nhiều người dân làng nghề xoi trầm hương thôn Phú Hội 1, việc UBND tỉnh công nhận nơi đây là làng nghề truyền thống (tháng 9/2016) đã mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho người làm nghề. Người dân hy vọng tỉnh sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển làng nghề nói chung và làng nghề xoi trầm hương nói riêng. Khi có quy hoạch sẽ giúp định hướng phát triển phù hợp với làng nghề; đồng thời xây dựng làng nghề theo hướng phục vụ sản xuất, phục vụ du lịch, hoặc vừa sản xuất vừa phục vụ du lịch.
Sản phẩm trầm hương đa dạng, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Giải pháp về thị trường tiêu thụ có tác động lớn đến sự thịnh suy của làng nghề. Để tìm được đầu ra cho sản phẩm, những hộ trong làng cần có sự tìm tòi để cho ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng với chất lượng đảm bảo, mẫu mã phong phú, đẹp, giá cả hợp lý. Cùng với đó là việc xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm của làng nghề, kết hợp với việc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
Theo ông Biện Quốc Dũng - Chủ tịch Hội Trầm hương Khánh Hòa, để làng nghề xoi trầm hương thôn Phú Hội 1 có bước phát triển hơn, thời gian tới, hội sẽ có những việc làm cụ thể để tháo gỡ khó khăn trong việc thiếu hụt nguồn nhân lực. Theo đó, hội sẽ mời những người có tay nghề cao, có kinh nghiệm trong nghề truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho những người muốn học nghề. “Để quảng bá hình ảnh làng nghề xoi trầm hương thôn Phú Hội 1, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu tổ chức các tour du lịch đưa khách đến tham quan làng nghề này. Nếu kết hợp hoạt động của làng nghề với du lịch thì chúng tôi tin rằng sẽ mở ra những cơ hội để thúc đẩy sản xuất, phát triển sản phẩm, cùng với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của làng nghề”, ông Dũng cho biết.
Theo một lãnh đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, để làng nghề xoi trầm hương thôn Phú Hội 1 phát triển, nơi đây cần được đầu tư về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cần được tạo điều kiện tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo để mỗi người dân trong làng tự tin tiếp cận các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, làng cần nhận được sự hỗ trợ về vốn vay sản xuất, những chính sách ưu đãi về việc thuê mặt bằng sản xuất. Một vấn đề khác giúp làng nghề xoi trầm hương phát triển chính là việc xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định là cây dó bầu. Vì thế, cần có diện tích đất để phục vụ việc trồng loại cây này.
Hộ gia đình anh Phạm Quang Giản, thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng gắn bó với nghề tạo trầm đã gần 15 năm nay. Trò chuyện với chúng tôi, anh Giản cho biết: “Nếu nghề này làm công, thì bình quân 1 ngày thu nhập trên 200 ngàn đồng, còn thu mua gió bầu về làm thành phẩm bán cho khách, có lãi một ngày từ 400 đến 600 ngàn đồng”, anh Giản cho biết thêm.
Giá các sản phẩm trầm hương cũng đa dạng, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Ở dòng trang sức, có tràng hạt, vòng tay, mặt dây chuyền... mỗi sản phẩm có giá từ vài trăm ngàn cho tới hàng triệu đồng. Còn những du khách có nhu cầu sử dụng trầm mang màu sắc tâm linh thì có sẵn trầm khối phong thủy, hương trầm không tăm hoặc tháp xông trầm mỹ nghệ. Dòng sản phẩm này có giá thành khá cao, riêng trầm tự nhiên có giá vài trăm triệu đồng là chuyện bình thường.
Làng nghề trầm hương ở huyện Vạn Ninh nổi tiếng hàng trăm năm nay và đã xây dựng nên một thương hiệu riêng cho Khánh Hòa – “xứ trầm hương” của Việt Nam.
Nghề làm trầm hương thủ công đem lại nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương và giúp nơi đây có thêm nhiều tỷ phú nông dân với giấc mơ tạo nên một con đường trầm hương lan rộng khắp mọi nơi.
Về việc định hướng phát triển nghề trầm, ông Hoàng Đình Hậu – Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho bà con trên địa bàn xã phát triển mạnh nghề làm trầm tiến tới gắn với phát triển du lịch, tạo môi trường khách du lịch tới tham quan mô hình sản xuất ngành nghề nông thôn.
Để tạo chỗ đứng bền vững cho làng nghề, việc xây dựng thương hiệu cho làng nghề trầm hương Vạn Thắng cũng là một mục tiêu quan trọng để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước cũng như nâng cao giá trị kinh tế. Có như vậy thì trầm hương Khánh Hòa mới phát triển bền vững, khai thác được lợi thế của mình và tạo ra việc làm, nâng cao đời sống người dân./
Thảo Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
11:19 Tin tức
Tuyên Quang: Khuyến công đồng hành cùng cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số
10:59 Khuyến công
Khuyến công Lâm Đồng: Phối hợp với doanh nghiệp hoàn thành đề án đúng tiến độ
10:59 Khuyến công
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 Văn hóa - Xã hội