Phú Thọ: Ngôi làng nổi tiếng với nghề truyền thống đan cót và nứa chắp

LNV - Đến với mảnh đất Thanh Ba – Phú Thọ, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự thay da đổi thịt từng ngày của vùng đất đầy tiềm năng này. Bên cạnh đó, nhiều giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống vẫn được người dân nơi đây lưu giữ và phát triển, trong đó có nghề đan cót và nứa chắp Đỗ Xuyên.
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng: Không biết nghề đan cót và nứa chắp Đỗ Xuyên có từ bao giờ, chỉ biết rằng chính cái nghề này là “cứu cánh” cho người dân Đỗ Xuyên qua bao mùa mưa lũ và trở thành nghề quan trọng của cả xã.

Không quá sầm uất và náo nhiệt như các làng nghề khác ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, những sản phẩm của làng nghề truyền thống tại Đỗ Xuyên hết sức bình dị. Qua bàn tay khéo léo của người dân Đỗ Xuyên, từ những vật vô tri vô giác của tự nhiên có sẵn trong vùng, bà con đã "thổi hồn" vào để thành những dụng cụ thủ công có ích.

Tiếp tục hỏi thăm các nghệ nhân lâu năm trong làng, chúng tôi được biết sản phẩm chính hiện nay của Đỗ Xuyên là cót và nứa. Riêng về cót thì có nhiều chủng loại, mẫu mã, tuỳ theo nhu cầu của khách: cót làm trần nhà; cót ép, khổ 1m x 3m hoặc 1m x 4m; cót dùng để lót hàng,.... với kích cỡ đa dạng, giá cả hợp lý. Cũng có lẽ vì thế, mà người ta vẫn hay gọi Đỗ Xuyên bằng cái tên quen thuộc “làng cót” bởi nghề cót có mặt ở khắp nơi, làm giàu cho biết bao người dân nơi đây.

Nghề đan cót và nứa chắp là “cứu cánh” cho người dân Đỗ Xuyên qua bao mùa mưa lũ và trở thành nghề quan trọng của cả xã.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ nứa chắp ở Đỗ Xuyên đã có mặt trên thị trường một số quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Á


Hiện xã Đỗ Xuyên có 1.131 hộ thì có tới trên 900 hộ làm nghề đan cót. Tuy là một nghề phụ nhưng hiện nghề này đã thu hút khoảng trên 2.000 người ở mọi lứa tuổi. Người dân, già trẻ, trai gái đều rất say mê và tận dụng tối đa thời gian rảnh rỗi để chẻ nan, đan cót. Cũng có lẽ vì thế mà tháng 7/2004, Đỗ Xuyên vinh dự được công nhận là làng nghề truyền thống.

Cùng với nghề đan cót thì nứa chắp Đỗ Xuyên cũng ngày một càng phát triển nhờ sự đầu tư lớn của Công ty TNHH Hòn Ngọc Viễn Đông ở Hà Nội. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ nứa chắp ở đây đã có mặt trên thị trường một số quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Á với những sản phẩm đĩa, bát, bình hoa... đa dạng mẫu mã, đảm bảo chất lượng. Nhờ đó, nghề này đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập trung bình 4-5 triệu đồng/người/tháng.

Cũng trong câu chuyện với các nghệ nhân làm nghề truyền thống tại xã Đỗ Xuyên, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng bà Bùi Thị Sở - Một nghệ nhân đan cót từ khi mới lên 10 tuổi. Dù đã ở tuổi ngoài 70, nhưng bà vẫn gắn bó với tre nứa, cót.

Trong căn nhà nhỏ của mình, bà vẫn tranh thủ thời gian để chỉ bảo, truyền dạy nghề cho con cháu. Tận mắt chứng kiến, bà Sở đưa đôi bàn tay thoăn thoắt, khéo léo lùa những sợi nứa vào khung, vừa uốn vừa đan, chẳng mấy chốc những sản phẩm đã được thành hình.

“Làm nghề này thu nhập không cao, nhưng nếu chỉ ngồi chơi, sống phụ thuộc con cháu cũng không đành. Hơn nữa, công việc vừa sức đối với người cao tuổi nên cứ lúc nông nhàn, chúng tôi lại cùng ngồi đan lát, trò chuyện, cuộc sống tuổi già vì thế cũng thêm vui”. – Bà Sở tâm sự.

Những ngày đầu tháng 7, có dịp về thăm Đỗ Xuyên, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là những ống cót cuộn tròn vàng óng phơi dọc triền đê dẫn vào trung tâm xã. Hình ảnh quen thuộc ấy đã gắn bó bao năm với cuộc sống thường ngày của nhiều hộ gia đình nơi đây.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất thủ công đan cót và nứa chắp chúng tôi mới thấy hết sự đa dạng trong kiểu dáng và mẫu mã. Các sản phẩm với đủ màu sắc được tạo ra dưới đôi bàn tay lành nghề của các nghệ nhân trong làng khiến chúng tôi không khỏi thích thú và tò mò. Những sản phẩm này không chỉ làm vật dụng trong gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê mà còn mang nét tự nhiên hết sức quyến rũ, có giá trị sử dụng và yếu tố thẩm mỹ cao.

Theo Huyền Chi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.

Tin khác

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.
Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

LNV - Để truyền dạy và làm nghề của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, xong nơi đây vẫn lưu giữ được các nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

LNV - Nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, Hà Nội sẽ huy động tối đa nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công.
Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

LNV - Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, nghề guốc mộc ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương không chỉ tạo sinh kế cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là điểm du lịch làng nghề thú vị dành cho du khách.
Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Trong những năm gần đây, tỉnh Điện Biên tích cực triển khai các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các nghề truyền thống. Qua đó, quảng bá hình ảnh và nét đẹp văn hóa các dân tộc qua các sản phẩm độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Theo dấu tằm tơ

Theo dấu tằm tơ

LNV - Lụa Việt gắn liền với thời kỳ Nam tiến mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn. Thế kỷ 17, đô thị Hội An bên sông Thu Bồn, xưa là đất quận Nhật Nam, nổi tiếng bởi “đàn ông trồng dâu, đàn bà dệt lụa”.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân".
Tuần này, Quốc hội sẽ xem xét chính sách miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông

Tuần này, Quốc hội sẽ xem xét chính sách miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông

LNV - Hôm nay, 19/5, Quốc hội tiếp tục tuần làm việc thứ 3. Theo đó, từ ngày 19/5 - 24/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; dự thảo Nghị quyết phổ cập
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025): Hà Nội gương mẫu đi đầu làm theo lời Bác Hồ kính yêu

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025): Hà Nội gương mẫu đi đầu làm theo lời Bác Hồ kính yêu

LNV - Trong trái tim của Bác Hồ, Thủ đô Hà Nội chiếm một vị trí đặc biệt, nơi Người đã để lại dấu ấn lịch sử ngay khi mới giành độc lập và trong 24 năm trên cương vị Chủ tịch nước, luôn được Người trao gửi niềm tin chính trị, giao nhiệm vụ phải thực sự tr
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

LNV - Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19-5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch
Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng

Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng

LNV - Trưởng ban Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị tỉnh Bình Định tiếp tục phát huy giá trị lịch sử Di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc, nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng của quân và dân Liên kh
Giao diện di động