Phú An “chuyển mình” nhờ nghề mộc
Làng mộc Phú An (xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ) đã được công nhận "Làng nghề Hà Nội".
Theo Trưởng thôn Phú An Nguyễn Doãn Hợp, trước những năm 1990, dân làng Phú An chủ yếu đi đóng thuê giường, tủ, bàn, ghế, cửa… cho các xưởng mộc khắp các nơi. Sau năm 2000, sẵn nghề trong tay, rất nhiều người đã trở về quê hương mở xưởng sản xuất. Đôi tay khéo léo của người thợ Phú An đã tạo ra sản phẩm đồ gỗ cao cấp như: Giường, tủ, bàn ghế, giá kệ… cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung… Một số hộ còn xuất sản phẩm vào tận miền Nam.
Từ đê La Thạch nhìn xuống, làng quê Phú An hôm nay luôn nhộn nhịp, xe cộ tấp nập nhập nguyên liệu đầu vào, chở sản phẩm đi các nơi tiêu thụ. Nhiều xưởng sản xuất lớn như hộ các ông: Hoàng Minh Nam, Nguyễn Quang Cần, Lưu Đình Hùng, Hoàng Văn Hòa, Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Thế Minh…
Cả thôn Phú An có 523 hộ thì 171 hộ mở xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất.
Ông Nguyễn Thế Minh cho biết, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các hộ gia đình ở Phú An đầu tư nhiều loại máy móc vào sản xuất như máy cắt, máy dán cạnh, máy cưa, bào, khoan… nhờ đó, năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm rất cao.
Ngoài ra, để đa dạng các sản phẩm, bên cạnh sử dụng nguyên liệu từ gỗ tự nhiên, các hộ còn sử dụng nguyên liệu gỗ công nghiệp kết hợp vật liệu nhựa, nhôm kính, đá, inox... làm ra các sản phẩm bàn, ghế, giường ngủ, kệ ti vi, vách ngăn, tủ bếp, tủ áo…
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đa Nguyễn Đức Dũng, trong những năm gần đây, làng nghề Phú An có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, mang lại cho xã hội nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Cả thôn Phú An có 523 hộ thì đã có 171 hộ mở xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất. Ước tính, năm vừa qua, giá trị sản xuất từ làng nghề ước đạt 158 tỷ đồng chiếm 88,27% tổng giá trị sản xuất của làng. Số lao động tham gia làm nghề là 900 lao động, chiếm 69% tổng số lao động trong độ tuổi hiện có của làng. Năm 2022, thu nhập bình quân của người lao động ước đạt 10-15 triệu đồng/tháng.
Tuy vậy, mỗi xưởng sản xuất ở Phú An chỉ có diện tích 100-450m2 nên khá chật.
“Phú An hiện là một trong những thôn có kinh tế phát triển nhất của xã. Hoạt động sản xuất tại làng nghề góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Thanh Đa và quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Thôn Phú An cũng đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu: Làng nghề Hà Nội cuối năm 2022", ông Nguyễn Đức Dũng cho biết.
Tuy sản xuất rất phát triển nhưng Phú An còn không ít khó khăn. Hiện nay, các hộ gia đình vẫn chưa có điểm sản xuất tập trung, hoạt động làng nghề diễn ra trong khu dân cư nên khá chật chội. Mỗi xưởng sản xuất ở Phú An chỉ có diện tích 100-450m2. Đây cũng là nơi ăn, ngủ, sinh hoạt của cả gia đình. Không chỉ hạn chế về diện tích, đặc thù của nghề mộc phát sinh bụi gỗ, mùi sơn nhưng nhiều hộ chưa tuân thủ nghiêm ngặt hoặc đầu tư công nghệ xử lý nên còn ảnh hưởng đến môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Trưởng thôn Phú An Nguyễn Doãn Hợp bày tỏ mong muốn chủ đầu tư và các cơ quan chức năng của huyện Phúc Thọ đẩy nhanh tiến độ thi công cụm công nghiệp làng nghề Thanh Đa, đáp nhu cầu sử dụng đất làm điểm sản xuất tập trung của các cơ sở sản xuất; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn giúp nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường và phòng cháy, chữa cháy...
Một số hộ đã sử dụng các thiết bị lọc túi vải được đấu nối với hệ thống máy cắt và máy mài để thu bụi, không làm phát tán ra môi trường.
Theo Nguyễn Mai
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức