Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể làng nghề

LNV - Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Văn phòng đại diện Hiệp hội tại Tp Hồ Chí Minh đã tổ chức biên soạn bộ sách“Làng nghề Viêt Nam – miệt mài cuộc hành trình di sản”. Đây là một bộ sách có giá trị, thể hiện công sức rất đáng trân trọng của các tác giả và những người biên soạn, đã đề cập đề tài di sản văn hóa phi vật thể làng nghề mà chúng ta rất cần đi sâu nghiên cứu, bảo vệ, khai thác và phát huy.
RẤT CẦN NGHIÊN CỨU SÂU VỀ “NGHỀ” VÀ “LÀNG NGHỀ”

Cho đến nay, tuy chưa có số liệu thống kê, song cũng có thể thấy những sách nghiên cứu sâu về nghề thủ công và làng nghề Việt Nam chưa nhiều. Phần lớn vẫn dừng lại ở giới thiệu lịch sử, quá trình hình thành các nghề, các làng nghề hoặc lịch sử các vị Tổ nghề; Có những cuốn sách nặng về cung cấp thông tin (có khi người này sao chép lại của người khác, rất ít nội dung bổ sung hoặc tư liệu mới), thường thiếu phân tích, tổng kết; Lại càng thiếu những cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống. Có thể nói: Trong khi các làng nghề cả nước, nhất là các làng nghề truyền thống đang ra sức khắc phục khó khăn để bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công đậm đà bản sắc của dân tộc ta, kể cả bản sắc của mỗi vùng, miền, thậm chí của mỗi làng nghề, mỗi nghệ nhân, thì việc nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, từ thực tiễn mà khái quát lên thành lý luận đang rất yếu, chưa được quan tâm đúng mức. Quan trọng hơn nữa là nếu nghiên cứu sâu lịch sử phát triển của mỗi nghề thủ công, có thể thấy giá trị cao đẹp của các nghề, công sức của cha ông ta trong phát triển nghề, những bước thăng trầm của mỗi nghề và sức sống mãnh liệt của mỗi nghề; Từ đó, thấy rõ hơn ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy di sản nghề và xây dựng làng nghề trong thời đại mới.


Có thể khẳng định: Nếu như công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về nghề thủ công và làng nghề chưa theo kịp, chưa có những kiến thức, triết lý và khái niệm cần thiết về di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống, thì rất dễ sa vào những vụ việc cụ thể, chạy theo hình thức mà không quan tâm nội dung, cũng dễ sa vào những hoạt động lợi dụng “thương mại hóa” di sản, thậm chí “kinh doanh tâm linh” thu lợi bất chính (như trong việc tôn tạo di sản, tổ chức lễ hội, tôn vinh …) mà xã hội đã lên án. Nếu như thế, càng khó có thể nói đến yêu cầu và sứ mạng của lý luận là tạo căn cứ cho hoạch định và thực thi những cơ chế, chính sách về nghề thủ công và làng nghề mà chúng ta vẫn nói đó là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của dân tộc cần bảo vệ, khai thác và phát huy. Rõ ràng là đang rất cần những nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn đối với nghề thủ công và làng nghề làm cơ sở cho những cơ chế, chính sách cho bước phát triển bền vững của lĩnh vực này.

MỘT CUỐN SÁCH TÂM HUYẾT VÀ TRÍ TUỆ

Trong bối cảnh như trên, bộ sách “Làng nghề Viêt Nam- miệt mài cuộc hành trình di sản” do Văn phòng đại diện Hiệp hội tại Tp Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn đã thể hiện rõ “tâm” và “tầm” của những người chủ trì.

Bộ sách gồm 766 trang, chia làm hai tập: Tập 1 có tiêu đề “Di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống - Văn hóa sống của dân tộc”; Tập 2 có tiêu đề “Đa dạng di sản văn hóa phi vật thể - Nghề thủ công truyền thống Việt Nam”. Tập 1 gồm các bài viết đề cập những vấn đề chung về di sản văn hóa và nghề thủ công truyền thống Việt Nam, phát huy di sản bằng các hoạt động du lịch, đồng thời giới thiệu kinh nghiệm khá chi tiết của nước Áo trong việc khai thác, phát huy di sản, khi họ coi nghề thủ công truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể và là thành tố kinh tế của đất nước. Tập 2 đi sâu vào tính đa dạng của di sản văn hóa nghề thủ công truyền thống Việt Nam từ các vùng, miền đến một số địa phương tiêu biểu, một số nghề và nghệ nhân tiêu biểu. Như vậy là bộ sách đã đi từ nhận thức lý luận đến thực tiễn, cung cấp cho người đọc những kiến thức đa dạng, phong phú, vừa rộng vừa sâu.


Qua bộ sách, có thể thấy những vấn đề quan trọng góp phần giúp người đọc thêm kiến thức, khẳng định những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống nước ta cũng như yêu cầu bảo vệ và phát huy các di sản quý báu ấy.

Trước hết, đó là nhận thức sâu thêm thuật ngữ “di sản văn hóa phi vật thể” và những vấn đề lý luận cơ bản về di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công.

Theo bộ sách, di sản văn hóa phi vật thể bao gồm “các truyền thống hoặc các biểu hiện sống mà ngày nay chúng ta được thừa hưởng từ tổ tiên và đang truyền lại cho con cháu đời sau, chẳng hạn như biểu đạt truyền khẩu, phong tục, tập quán, nghệ thuật biểu diễn, thực hành, ứng xử xã hội, nghi lễ, sự kiện lễ hội, kiến thức và thực hành liên quan đến tự nhiên và vũ trụ hoặc kiến thức và kỹ năng để sản xuất đồ thủ công truyền thống” (tr. 54). “Nghề thủ công truyền thống” đã được khẳng định là một trong 05 hình thức di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO năm 2003. Luật Di sản văn hóa của Việt Nam năm 2009 cũng đã quy định “Nghề thủ công truyền thống” là một trong 07 loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Như vậy, người đọc không những hiểu sâu về di sản văn hóa phi vật thể trong các nghề thủ công mỹ nghệ, mà còn hiểu thêm rằng “tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể không phải là sự thể hiện văn hóa của chính nó mà là sự giàu có của kiến thức và kỹ năng được truyền lại thông qua sự thể hiện từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo” (tr. 55). Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định “di sản văn hóa phi vật thể là di sản sống của chúng ta” (tr.57), khi họ coi di sản văn hóa không chỉ bao gồm các đặc tính hữu hình, mà đặc biệt hơn nữa, còn có các yếu tố thiết yếu đại diện cho văn hóa sống của cộng đồng con người với sự tiến hóa và phát triển liên tục của con người.

Hai là, nhũng đóng góp rất quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Như Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc năm 2015 đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững gồm ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, có thể thấy di sản văn hóa phi vật thể có thể đóng góp hiệu quả vào sự phát triển bền vững trên từng phương diện nói trên. Đối với nước ta cũng vậy, bộ sách đã diễn giải về từng lĩnh vực mà chúng ta đang quan tâm trong sự phát triển bền vững đất nước (từ tr. 107). Đó là: (i) Phát triển xã hội toàn diện, trong đó có việc bảo đảm an ninh lương thực bền vững; Chăm sóc y tế chất lượng; Tiếp cận nguồn nước và vệ sinh môi trường an toàn; Giáo dục có chất lượng; Hệ thống bảo trợ xã hội cho mọi người và bình đẳng giới. (ii) Bền vững về môi trường, trong đó có các nội dung như giúp bảo vệ đa dạng sinh học; góp phần bảo vệ môi trường bền vững; Góp phần tăng khả năng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; (iii) Phát triển kinh tế toàn diện; Quan trọng nhất là những tri thức, kỹ năng và thực hành nghề được các thế hệ duy trì và phát huy, tạo sinh kế cho các nhóm và cộng đồng dân cư nông thôn; Góp phần tạo nguồn lực cho phát triển; Tạo ra thu nhập và công việc bền vững cho nhiều cá nhân và cộng đồng, bao gồm người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương; triển khai các hoạt động du lịch liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể; và (iv) Bảo vệ hòa bình và an ninh: Góp phần duy trì sự bình yên, tình thương yêu trong cộng đồng; Giúp ngăn chặn hoặc giải quyết các tranh chấp về lợi ích, giúp mọi cơ sở liên kết với nhau theo chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh, từ đó bảo đảm an ninh, đồng thuận xã hội, vượt qua sự hiểu lầm, thậm chí đối đầu, hận thù và bạo lực.

Ba là, những giải pháp chủ yếu để bảo vệ, khai thác và phát huy di sản phi vật thể nghề thủ công truyền thống.

Bộ sách đã chỉ ra các yếu tố cấu thành chính của di sản văn hóa phi vật thể bao gồm sự “tự xác định”, cùng với sự “tái tạo liên tục” để đáp ứng nhu cầu của xã hội, “mối liên hệ với bản sắc văn hóa” của các cộng đồng với nhóm người; “tính xác thực” của chúng; Và mối quan hệ không thể hòa tan của chúng với quyền con người (tr. 52); Chính vì vậy, di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ, đây là một yêu cầu mang tính quốc tế.

Theo các tác giả của bộ sách, Công ước 2003 của Liên hợp quốc chủ yếu đề cập các kỹ năng và kiến thức liên quan đến nghề thủ công hơn là bản thân các sản phẩm thủ công; thay vì tập trung vào việc bảo tồn các hiện vật thủ công, các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thủ công nghiệp tập trung vào việc khuyến khích các nghệ nhân tiếp tục sản xuất thủ công và truyền kỹ năng và kiến thức của họ cho người khác, đặc biệt là trong cộng đồng của chính họ (tr. 99). Nói cách khác, “mục tiêu của việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thủ công là bảo đảm rằng kiến thức và kỹ năng liên quan đến nghề truyền thống được truyền lại cho các thế hệ tương lai, để các nghề thủ công có thể tiếp tục được thực hành sản xuất trong cộng đồng của họ, cung cấp sinh kế cho người làm và phản ánh sự sáng tạo” (tr. 101). Trách nhiệm này không phải của ai khác, mà chính là của cộng động các làng nghề thủ công truyền thống, với sự trợ giúp của các tổ chức xã hội liên quan và về cơ chế, chính sách của cơ quan nhà nước.

Đáng chú ý là bộ sách đã giới thiệu khá chi tiết bản Báo cáo “Nghề thủ công truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể và là thành tố kinh tế Áo” do đích thân Thủ tướng Liên bang Áo và Bộ kinh tế và kỹ thuật số Liên bang Áo ủy quyền thực hiện năm 2019. Báo cáo dày 230 trang, được các tác giả bộ sách giới thiệu tóm tắt nhưng rất đầy đủ, coi đây là một “quy trình nghiên cứu khoa học về giá trị nghề thủ công truyền thống, đồng thời cung cấp những kết luận khoa học. Tài liệu này có thể được tham khảo nhằm rút ngắn quá trình nghiên cứu nghề thủ công truyền thống Việt Nam “ (tr. 193). Tác giả nhấn mạnh “Mối quan tâm chính của Báo cáo không phải là bảo quản các đồ vật mà là bảo vệ quá trình sản xuất – điều này đòi hỏi phải bảo vệ các tài năng, kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết để sản xuất các đồ vật đó” (tr. 196). Từ đó, có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy đội ngũ nghệ nhân các làng nghề truyền thống.

Trên đây, là một số cảm nhận đối với bộ sách “Làng nghề Viêt Nam – miệt mài cuộc hành trình di sản” do Văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn - một bộ sách quý thể hiện Tâm và Tầm của nhũng người biên soạn, xin được giới thiệu để những người quan tâm đến vấn đề di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống tìm đọc. Phải chăng, qua bộ sách, những người biên soạn muốn nói với các nhà quản lý, các làng nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề những trăn trở, suy nghĩ về tương lai thật chưa rõ ràng, bền vững trong công cuộc chấn hưng và phát triển làng nghề nước ta? Mong rằng những cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm nắm và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, từ đó có những giải pháp thiết thực để bảo vệ, khai thác và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công rất quý của dân tộc ta theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam


Tin liên quan

Tin mới hơn

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

LNV - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

LNV - Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

LNV - Ðại hội XIII của Ðảng xác định rõ: Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

LNV - Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hai nghề truyền thống là dát vàng bạc quì và may đồ da đã có từ lâu đời. Làm vàng bạc quì là một nghề truyền thống, chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quì) bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo.

Tin khác

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

LNV - Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhiều năm, tuy nhiên có thời điểm chúng ta sản xuất đại trà, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Vì vậy, thời gian tới phải nâng tầm hơn nữa cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

LNV - Đẩy mạnh việc tuyên truyền làm cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ hiểu và quan tâm về maketing và bán hàng online
Nghề và Làng nghề truyền thống

Nghề và Làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề, làng có nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo ra nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em; giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn.
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

LNV - Nhiệm kỳ 2018 – 2023 vừa qua, Hiệp hội và các tổ chức, hội viên đã triển khai Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do tác động tiêu cực lâu dài của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, các cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraina; Israel – Hamas; Israel – Houthi, Israel – Iran…làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu toàn cầu, đặc biệt là xăng, dầu. Ảnh hưởng đến đến sức mua và làm suy giảm các thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống. Tình hình trên làm cho sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế và làng nghề trong cả nước bị đình đốn, việc làm và đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động