Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
Thăng trầm của những đôi dép lốp
Dép lốp được làm từ những chiếc lốp đã qua sử dụng, nhờ đôi bàn tay khéo léo của người thợ mà lốp đã trở thành vật dụng hữu ích. Theo một số ghi chép, dép lốp có năm 1947 vào thời kháng chiến chống Pháp và được quân đội sử dụng rộng rãi để trang bị cho các chiến sĩ. Ưu điểm của loại dép này là có độ dày lớn và cứng nên có thể bảo vệ bàn chân người lính trong quá trình chiến đấu, tuy bền nhưng dép lại nhẹ và êm, thuận tiện sử dụng ở mọi địa hình.
Sau chiến tranh, những chiếc dép lốp dần biến mất do nhu cầu thị trường thay đổi, dép lốp trở thành một kỷ niệm lịch sử của dân tộc. Ông Phạm Quang Xuân là một trong số ít người còn duy trì làm nghề với số lượng ít ỏi. Những người yêu thích dép lốp yêu mến gọi ông Xuân là “vua dép lốp”.
Tuy vậy, công việc làm dép lốp thực sự được “hồi sinh” khi ông Phạm Quang Xuân có cơ duyên gặp gỡ con rể của mình là anh Nguyễn Tiến Cường. Là một người trẻ tuổi nhưng khi tiếp cận với nghề làm dép truyền thống, anh Cường nhận thấy giá trị đặc biệt của nó. Anh mong muốn mình có thể giữ nghề truyền thống của gia đình và bảo tồn di sản cho đất nước. Sau nhiều lần thuyết phục, ông Xuân đã đồng ý “truyền nghề” cho anh Cường tiếp tục phát triển.
Ông Phạm Quang Xuân (bên phải) và anh Nguyễn Tiến Cường là hai nghệ nhân có đam mê đặc biệt với nghề làm dép lốp thủ công. |
Dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế
Không chỉ dừng lại ở niềm yêu thích nghề làm dép lốp, anh Nguyễn Tiến Cường còn nhận thức được giá trị phát triển của nghề. Sau khi được truyền nghề, nhờ hiểu biết về công nghệ và xu hướng thị trường, anh Cường đã nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho dép lốp truyền thống bằng việc lập website và đăng tải các thông tin. Anh cũng tiến hành đăng ký thương hiệu “Vua dép lốp Phạm Quang Xuân” để đảm bảo tính bản quyền và yên tâm phát triển lâu dài.
Tuy vậy, để dép lốp thực sự thu hút được khách hàng sử dụng thay vì xem như một món đồ kỷ niệm thì anh Nguyễn Tiến Cường phải mất nhiều thời gian và công sức để tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo ra sản phẩm phù hợp với thời đại. Vẫn là sản phẩm dép lốp thủ công đặc sắc nhưng được đa dạng hơn về mẫu mã, phong cách, màu sắc, kiểu dáng, phù hợp cho cả nam và nữ với nhiều phân khúc giá từ bình dân đến cao cấp.
Sản phẩm dép lốp đã thực sự được “hồi sinh” khi thành quả dần tới với ông Phạm Quang Xuân và anh Nguyễn Tiến Cường. Hình ảnh dép lốp được lan tỏa mạnh mẽ, gợi nhớ cho bao thế hệ người Việt về lịch sử, sản phẩm cũng mang lại giá trị sử dụng cao. Đồng thời, dép lốp trở thành một trong những sản phẩm thu hút khách du lịch và đem đi xuất khẩu ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Pháp, Đức, Trung Quốc…
Việc được công nhận là Nghệ nhân làng nghề giúp anh Nguyễn Tiến Cường có thêm động lực giữ gìn và phát triển nghề trong tương lai. |
Với những kết quả đó, nhân dịp Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ nhân cho ông Phạm Quang Xuân và anh Nguyễn Tiến Cường nhờ những đóng góp tích cực trong việc giữ gìn và phát triển nghề làm dép lốp thủ công truyền thống.
Chia sẻ về cảm nhận của mình, anh Nguyễn Tiến Cường cho biết: “Tôi thấy rất vui vì đã hoàn thành mục tiêu cách đây 10 năm lúc mới vào vào nghề. Hôm nay niềm vui còn được nhân đôi khi bố vợ tôi cũng được phong tặng Nghệ nhân. Tôi đánh giá danh hiệu Nghệ nhân là danh hiệu quý giá cho những người thợ đã kiên trì làm việc nhiều năm để gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của dân tộc.”
“Việc đạt danh hiệu Nghệ nhân làng nghề có ý nghĩa đặc biệt bởi từ danh hiệu này chúng tôi có thể danh chính ngôn thuận để tham gia vào nhiều hiệp hội làng nghề, hiệp hội nghệ nhân. Từ đó, được tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước và được quảng bá trình diễn sản phẩm được rộng rãi hơn. Đồng thời nhắc nhở chúng tôi phải không ngừng trau dồi nghề nghiệp, có trách nhiệm dạy và truyền nghề truyền thống cho các thế hệ trẻ tiếp theo”, anh Nguyễn Tiến Cường chia sẻ.
Tin liên quan
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cải tiến mẫu mã bao bì tăng sức cạnh tranh sản phẩm thủ công mỹ nghệ
09:53 | 08/11/2024 Tin tức
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội