Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Bộ Công thương: Đổi mới cách thức xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến công năm 2019
Ông Ngô Quang Trung: Phát huy những thành tích đạt được của những năm trước, được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công Thương và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Cục, Cục Công Thương địa phương (Cục CTĐP) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực được giao, qua đó đóng góp vào thành tích chung của Bộ Công Thương trong năm 2018.
Theo đó, các lĩnh vực công tác theo dõi tình hình phát triển công nghiệp, thương mại; xây dựng, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật; chương trình nông thôn mới; phát triển tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch năm.
Đối với lĩnh vực quản lý cụm công nghiệp (CCN), Cục đã được bộ giao nhiệm vụ khảo sát đánh giá tham mưu Bộ hoàn thành báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc kết thúc quá trình xử lý các CCN hình thành trước Quy chế Quản lý CCN; đánh giá kết quả 1 năm thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN; hướng dẫn, theo dõi, trả lời các kiến nghị của các địa phương; hoàn thành thẩm định và hỗ trợ 11 đề án phát triển CCN (05 đề án hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và 06 đề án hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN).
Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương
Về công tác khuyến công, xác định là nhiệm vụ trọng tâm, trên cơ sở đăng ký, đề nghị của các địa phương và đơn vị trên cả nước, Cục CTĐP đã tổng hợp, thẩm định và trình Bộ Công Thương ban hành 03 Quyết định giao kế hoạch và điều chỉnh kinh phí khuyến công quốc gia. Cục đã triển khai ký hợp đồng và giao nhiệm vụ thực hiện cho 262 đề án, đạt 100% kinh phí đã giao. Trong đó, chương trình khuyến công quốc gia hỗ trợ xây dựng 34 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; hỗ trợ 166 cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất; hỗ trợ gần 2000 gian hàng tiêu chuẩn cho các cơ sở CNNT tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; bình chọn được 244 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực. Ngoài ra, chương trình còn thực hiện một số nội dung khác như: đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ Phòng trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khu vực miền Bắc, tại Hà Nội giai đoạn 2018-2020; thông tin, tuyên truyền về chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công. Hầu hết các đề án khuyến công quốc gia được triển khai thực hiện trên cơ sở 9 nội dung của hoạt động khuyến công đều phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển của ngành, lợi thế của từng địa phương. Chương trình khuyến công quốc gia đã bám sát mục tiêu, kế hoạch của chương trình khuyến công giai đoạn, trên cơ sở cụ thể hoá kế hoạch bằng các đề án có chất lượng. Nhiều đề án nội dung khuyến công hỗ trợ các mô hình trình diễn kỹ thuật thành công đã được nhân rộng; các cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ đã có chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất. Đặc biệt, việc thực hiện các đề án điểm, đề án nhóm đã phát huy được những ưu điểm: Hình thành các chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ trong cùng một ngành hàng, kết nối cung - cầu giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn; giúp tối ưu hoá trong quá trình đầu tư của cơ sở công nghiệp nông thôn.
Bên cạnh đó, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ở địa phương đã thực sự góp phần thúc đẩy hoạt động khuyến công trên phạm vi cả nước ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu và hỗ trợ tích cực cho mục tiêu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từng địa phương, vùng miền; trực tiếp hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cả về số lượng, chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu.
Phóng viên: Theo ông, những giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong những năm tiếp theo?
Ông Ngô Quang Trung: Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN), làng nghề trên địa bàn nông thôn vấn đề đã và đang được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, là hướng đi tích cực để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn và góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về làng nghề, ngành nghề nông thôn tại Trung ương. Tại Nghị định đã quy định các cơ chế, chính sách để phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của hoạt động khuyến công. Cơ sở CNNT tại các làng nghề là đối tượng thụ hưởng của Chương trình khuyến công, được hưởng đầy đủ các nội dung hỗ trợ của hoạt động khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP.
Cục CTĐP sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề từ hoạt động khuyến công theo các quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công. Tập trung hỗ trợ các đề án mang tính điển hình, có sự lan tỏa, đa dạng hóa nội dung hoạt động khuyến công để tăng cường quảng bá, xúc tiến thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Việc thực hiện chính sách khuyến công đối với các làng nghề ngoài các đề án riêng lẻ đối với từng cơ sở CNNT, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các đề án khuyến công điểm và nhóm, hướng tới hỗ trợ cho nhiều cơ sở CNNT trong một làng nghề theo các nội dung của hoạt động khuyến công như: Hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ phát triển thị trường, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ xử lý môi trường.
Đối với các địa phương cần chủ động xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực, trong đó, đặc biệt quan tâm đến các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm làng nghề (khoa học, công nghệ; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm, sở hữu trí tuệ; đào tạo nguồn nhân lực; tiếp cận vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng đối với làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề); quan tâm có các chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi nghề thủ công mỹ nghệ, để hỗ trợ, thúc đẩy làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề phát triển bền vững.
Phóng viên: Xin ông cho biết nhiệm vụ trọng tâm của Cục Công Thương địa phương trong năm tới?
Ông Ngô Quang Trung: Về nhiệm vụ trong năm 2019, trong công tác theo dõi phát triển Công Thương địa phương, Cục CTĐP tiếp tục thường xuyên bám sát và theo dõi tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại, qua đó để tham mưu, xây dựng các chương trình làm việc cho lãnh đạo Bộ trong công tác phối hợp, chỉ đạo đối với các địa phương. Đồng thời phối hợp với các Sở Công Thương triển khai các Nghị quyết về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn các tỉnh, thành phố nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh các sản phẩm có lợi thế. Phối hợp chặt chẽ với địa phương đăng cai tổ chức các sự kiện trong đó có hội nghị ngành Công Thương các vùng trên cả nước.
Đối với lĩnh vực quản lý cụm công nghiệp (CCN), Cục CTĐP sẽ tiếp tục xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển CCN và Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2017/TT-BCT. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN trong cả nước, đề xuất Chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN giai đoạn năm 2021-2025 do Ngân sách Trung ương đảm bảo.
Đối với hoạt động khuyến công hướng vào việc góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Theo đó tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2019 sau khi được phê duyệt; theo dõi, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện của các đề án, nhiệm vụ, đặc biệt là các đề án KCQG điểm giai đoạn 2018 -2020. Tiếp tục thực hiện mục tiêu đổi mới cách thức xây dựng kế hoạch các hoạt động khuyến công. Tập trung hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm để hoạt động khuyến công ngày càng đi vào chiều sâu, đúng nội dung chương trình, đối tượng và đem lại hiệu quả thiết thực hơn nữa. Góp phần tích cực thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNNT, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông.
Thực hiện: Hoàng Vũ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 Làng nghề, nghệ nhân

Nem nắm Xuân Khôi - Từ món ăn làng nghề đến sản phẩm tiêu biểu của huyện
09:27 OCOP

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
09:26 Khởi nghiệp

Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định
09:26 Du lịch làng nghề

Huyện Nam Đàn (Nghệ An) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
09:25 Nông thôn mới