Nữ nghệ nhân Hà Thị Vinh và hành trình gìn giữ tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng
Bà Hà Thị Vinh – một trong những nữ nghệ nhân nổi bật trong việc phát triển thương hiệu truyền thống gốm Bát Tràng
Thừa kế và phát triển, đưa sản phẩm ra thế giới
Năm 1989, tổ hợp gốm sứ mỹ nghệ Xuất khẩu Mỹ Hạnh được ra đời. 5 năm sau, tổ hợp được thay đổi sang thành Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Gốm sứ Quang Vinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp vào sự phát triển chung cho làng nghề Bát Tràng nói riêng và làng nghề nói chung.
Vào những năm 2000, thị trường xuất khẩu Việt gặp phải sự lấn át mạnh của gốm sứ Trung Quốc, Nhật Bản. Chưa kể, vấn đề ô nhiễm từ khói bụi, khí thải độc hại do lò nung gốm cũng gặp nhiều dư luận trái chiều. Trong bối cảnh đó, Gốm sứ Quang Vinh đã thay đổi cách thức sản xuất theo hướng đầu tư thiết bị công nghệ mới từ lò than củi truyền thông sang nhiên liệu sạch khí gas hóa lỏng. Ngoài ra, Quang Vinh tập trung tạo ra các sản phẩm gốm sứ có tính thẩm mỹ cao, số lượng lớn, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Doanh thu của doanh nghiệp tăng mạnh đạt gần 8 tỷ đồng trong năm 2000. Tiếp nối bước phát triển đó, ngay năm 2001, Gốm sứ Quang Vinh có Nhà máy thứ hai ở Đông Triều (Quảng Ninh) với dây chuyền máy móc sản xuất gốm sứ hiện đại của Đức để phục vụ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Xưởng sản xuất gốm của Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh
Chia sẻ về điều làm nên thành công đó, bà Hà Thị Vinh cho biết: Gốm sứ Quang Vinh luôn đặt ra 3 thách thức để vượt qua: Thứ nhất, sản phẩm gốm sứ hiện đại muốn cạnh tranh, muốn phát triển trước tiên phải đổi mới công nghệ. Thứ hai là sáng tạo ra những đề tài nghiên cứu khoa học, những dòng sản phẩm mới. Thứ ba là hợp lý hóa trong sản xuất để tiết kiệm chi phí đầu vào.
Với công nghệ gốm mỏng, Gốm sứ Quang Vinh đã được UBND tỉnh Quảng Ninh tặng giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật nông nghiệp nông thôn năm 2012. Điều này đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và giảm công lao động. Hiện nay, trên 80% sản phẩm gốm của Quang Vinh sử dụng công nghệ này và được nhiều đối tác nước ngoài ở thị trường khó tính ở châu Âu hay Nhật Bản, Trung Quốc chấp nhận. Để cạnh tranh và đáp ứng như cầu của những thị trường lớn, Quang Vinh còn hớp tác với các họa sĩ, chuyên gia nước ngoài để thiết kế kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm đa dạng, phù hợp với thẩm mĩ của nhiều khu vực.
Theo ông Phạm Huy Khôi - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, mỗi nghệ nhân, thợ giỏi ở Làng nghề Bát Tràng đều là một mắt xích quan trọng trong sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính họ đã gìn giữ truyền thống làng nghề trong hàng trăm năm qua, các thế hệ nối tiếp nhau nhưng ngọn lửa trong các lò nung và tình yêu với nghề gốm truyền thống không bao giờ tắt. Nhờ vậy, Làng nghề gốm sứ Bát Tràng tự hào luôn là làng nghề kiểu mẫu trong số hơn 1.000 làng nghề ở Hà Nội.
Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt có kiến trúc độc đáo được lấy ý tưởng từ một chiếc lò bầu nung gốm cổ cách điệu.
Gìn giữ giá trị và tiếp lửa cho thế hệ mai sau
Không dừng lại ở đó, bà Hà Thị Vinh còn thể hiện tâm huyết của mình với nghề làm gốm Bát Tràng khi đã dày công xây dựng công trình đồ sộ mang tên Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt. Công trình nằm ngay tại cửa ngõ của làng Bát Tràng cổ trên diện tích 3.300m2 sàn, xây dựng 5 tầng với tổng vốn đầu tư cho xây dựng trên 130 tỷ đồng.
Sản phẩm Gốm sứ Quang Vinh chinh phục cả thị trường quốc tế
Tòa nhà có lối kiến trúc 7 trục xoay như 7 bàn xoay để vuốt sản phẩm gốm của nghệ nhân làm nghề gốm. Các trụ kết nối với nhau ở bên ngoài làm thành những con sóng sông Hồng, còn bên trong của các xoáy này được dựng lên như là lòng của lò bầu cổ cách điệu nung gốm mà các cụ tổ tiên nghề gốm đã làm trước đây.
Bà Hà Thị Vinh cho biết, nơi đây được hình thành nhằm tạo ra điểm đến độc đáo của du lịch làng nghề Việt Nam, trưng bày và quảng bá rộng rãi hình ảnh và thương hiệu gốm sứ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam khác tới du khách trong và ngoài nước. Thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan, chiêm ngưỡng, tìm hiểu về văn hoá làng nghề Việt Nam thông qua những sản phẩm gốm sứ và thủ công mỹ nghệ tinh hoa, độc đáo được trưng bày đẹp mắt và sắp xếp theo sự phát triển của thời gian. Đồng thời trải nghiệm thực tế với gốm trong không gian truyền thống cùng vói các nghệ nhân nổi tiếng và những người thợ tài hoa.
Đến đây, du khách sẽ được tham quan bảo tàng gốm sứ, khu trưng bày các sản phẩm gốm sứ độc bản, khu ẩm thực đặc sản mang hương vị cổ của Hà Nội, với các món ăn được chế biến từ các sản phẩm nông sản OCOP. Ngoài ra còn các khu trải nghiệm nghề cho các đoàn du lịch trong và ngoài nước.
Bà Phạm Thị Thu Hoài - Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Bát Tràng cho biết: Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt còn được nhiều gọi với cái tên là Bảo tàng Gốm Bát Tràng, mặc dù mới được đưa vào khai thác sử dụng được hơn 1 năm nhưng đây đã trở thành điểm thu hút khách tham quan, thưởng lãm bởi kiến trúc đặc trưng, mô phỏng hình dáng đất nặn trên bàn xoay. Là một trong những điểm đến lý tưởng mà khách tham quan không thể bỏ qua khi đến ngoại thành Hà Nội.
Bài, ảnh: Tường Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.
21:55 Tin tức

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công