Nón lá duyên dáng Việt Nam
Nguồn gốc của nón lá Việt Nam
Nhiều câu hỏi đặt ra về chiếc nón đan bằng lá đơn sơ có lịch sử từ khi nào? Tổ nghề là ai? Những câu hỏi này đến nay vẫn không ai trả lời được. Nhiều tài liệu cho rằng chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, đời nhà Trần. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2.500- 3.000 năm về trước. Dù có nhiều giai thoại, trải qua nhiều sự biến đổi dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng mục đích chung đều để phục vụ được việc che mưa, che nắng và trở thành một món đồ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Việt từ bao đời nay.
Một số loại nón lá phổ biến
Nón lá có nhiều loại như ngón Ngựa hay nón Gò Găng ở Bình Định, nón Cụ thường xuất hiện trong các đám cưới miền Nam, nón Ba Tầm phổ biến ở miền Bắc, nón Bài thơ ở Huế, nón Dấu có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến, nón Rơm làm bằng cọng rơm ép cứng, nón Cời được xé te tua ở viền nón, nón gõ làm bằng rơm, nón lá sen, nón thúng Quai Thao, nón khua, nón chảo… nhưng thông dụng nhất vẫn là nón hình chóp.
Công đoạn tạo ra những chiếc nón lá truyền thống
Nguyên liệu chính tạo ra nón là lá cây. Thường là những loại lá có hình thù lớn, dài mỏng và rất dẻo dai như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá dứa, lá du quy diệp, lá dừa v.v... nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Lá nón nguyên liệu được sử dụng là lá không quá non cũng không quá già. Lá thường đang còn búp vừa đủ một tháng tuổi và phát triển hết chiều dài, chiều ngang, chưa chuyển sang màu xanh đậm, các bẹ lá ôm khít với nhau, chưa bung ra, có độ mềm với chiều dài khoảng 40-50cm.
Nón thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên còn có cả một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước. Nan nón được chuốt từ từng thanh tre mảnh, nhỏ và dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.
Sau đó, làm phẳng lá rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên, bước tiếp theo dùng kim xâu chừng 24-35 chiếc lá lại với nhau cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng dễ hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công đã tận dụng bẹ tre khô để làm lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền.
Trong công đoạn tiếp theo, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước với kim khâu để chằm nón thành hình chóp. Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và có tính thẩm mĩ, có thể trang trí mỹ thuật thêm cho nón dùng trong nghệ thuật. Ở giữa nam thứ 3 và thứ 4 người thợ dùng chỉ đôi kết đối xứng 2 bên để buộc quai. Quai nón có nhiệm vụ cố định nón khỏi bị gió làm lệch hoặc bay mất. Quai nón thường được làm từ vải nhung hoặc lụa mềm mịn, có nhiều màu sắc giúp tăng thêm vẻ đẹp cho chiếc nón Việt.
Cách sử dụng và bảo quản nón lá được lâu bền
Muốn nón lá được bền lâu thì nên đội khi trời nắng, ít đi mưa, tránh tác động mạnh tay làm méo nón. Sau khi dùng ta bảo quản vào chỗ có bóng râm, nếu phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm mất đi tính thẩm mĩ và giảm thời hạn sử dụng của nón. Khi đội nón phải nhẹ nhàng, tránh làm hư quai nón, khi không sử dụng cần treo lên những nơi không ẩm ướt, lau khô nếu nón bị ướt. Không ngồi lên hay đè, nắn nón.
Các làng nghề truyền thống làm nón lá nổi tiếng
Nón làng Chuông - Hà Nội
Nép mình bên dòng sông Đáy, làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm nón đã có lịch sử hơn 3 thế kỷ. Đến thăm làng Chuông, du khách thường chọn những ngày có phiên chợ bán nón và các nguyên liệu làm nón như lá, khung, nan tre… Cứ một tháng 6 phiên (ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch), chợ Chuông lại tấp nập kẻ mua, người bán, đến khoảng 8 giờ sáng là chợ đã vãn. Một chiếc nón được bán với giá dao động khoảng 30.000 – 40.000 đồng
Nón làng Chuông đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu tập thể “Nón Chuông”. Cùng với việc tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề, huyện Thanh Oai đang xây dựng một tour du lịch các làng nghề,
Nón ngựa Phú Gia - Bình Định
Nón được làm ở làng nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát) có tuổi đời hơn 300 năm. Nón ngựa Phú Gia là biểu tượng cho sự dũng mãnh. Nón thường được bịt bạc, chạm trổ, thêu hoa văn theo các đề tài Long Lân Quy Phụng, Lưỡng Long Tranh Châu… mang đậm bản sắc văn hóa của miền đất võ Bình Định.
Hiện toàn xã Cát Tường có khoảng 320 hộ với trên 700 lao động làm nón. Theo bà con làng nghề, làm chiếc nón ngựa truyền thống đòi hỏi nhiều công phu nên giá thành cao, giá bán lên đến 400.000 – 500.000 đồng/chiếc, có khi lên tới vài triệu đồng. Vài năm gần đây nón ngựa tiêu thụ khá mạnh, nhưng phần lớn làm theo đơn đặt hàng và chủ yếu là nón lật (chỉ có phần lưới) giá từ 80.000 – 150.000 đồng/chiếc.
Nón Thới Tân - Cần Thơ
Tại ấp Thới Tân A, huyện Thới Lai Cần Thơ nổi tiếng với nghề chằm nón bằng lá mật cật và cây trúc – loại lá xòe rộng như lá cọ, mọc rất nhiều ở Phú Quốc, Cà Mau, Tây Ninh... Không ai nhớ rõ nghề chằm nón ở đây xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai. Tuy nhiên, những người làm nghề lớn tuổi cho biết, nghề này có khoảng trên 70 năm, hiện nay đã thành lập được Nghiệp đoàn chằm nón lá.
Một trong những đặc điểm khiến nón lá Cần Thơ được ưa chuộng là vì chiếc nón lá mượt mà và bền bỉ chắc chắn. Nón lá có 02 loại, nón đi ruộng và nón đi chợ. Một chiếc nón do người thợ giỏi nghề làm được bán với giá gấp 3 - 5 lần nón thường (khoảng 60.000 - 70.000 đồng/cái).
Nón Huế
Chiếc nón Huế có nguồn gốc từ làng Tây Hồ – xã Phú Hồ – huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế. Đây là một nghề truyền thống ở ngôi làng này từ hằng trăm năm trước đây. Có thể nói sự ra đời của chiếc nón lá là một sự tình cờ. Vào năm 1960 ông Bùi Quang Bặc là một nghệ nhân có ý tưởng làm ra những chiếc nón lá. Ông đã ép những câu thơ lên trên hai mặt của nón lá để tăng thêm nét đẹp của chiếc nón Huế. Chính từ lúc đó khu làng nghề này được lưu giữ cách làm nón vô cùng công phu, tỉ mỉ và đặc biệt trên những chiếc nón là những câu thơ hay nói về sông nước, đất nước Việt Nam. Chiếc nón lá Huế ngày này đã xuất hiện rất nhiều trên thị trường và trở thành một biểu tượng, sản phẩm truyền thống được lưu giữ trên mảnh đất cố đô.
Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón thủ công truyền thống vẫn được duy trì và tồn tại truyền nghề từ đời cha mẹ, sau đó đến đời con cháu, cứ thế truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay. Trên đất nước ta cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có nhiều làng nghề làm nón lá nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng.
Tin liên quan
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 Tin tức
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 Nông thôn mới
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 Làng nghề, nghệ nhân