Ninh Bình: Để các làng nghề “cháy” mãi với thời gian
Phơi hàng cói xuất khẩu tại Doanh nghiệp Đổi Mới huyện Kim Sơn.
Ông Chung tự hào, nghề mộc là nghề gia truyền của làng Quỳnh Phong. Cũng có lúc làng nghề thăng trầm, nhưng cha truyền con nối, các thế hệ người dân nơi đây không ngừng nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của làng để rồi có sự khởi sắc như hôm nay. Là xưởng mộc lớn trong làng, lại chuyên làm những mặt hàng tinh xảo nên nhiều thanh niên trong và ngoài xã đã tìm đến ông Chung để học nghề. Cả 3 người con trai của ông cũng nối nghiệp ông làm nghề mộc và cũng thuộc hàng thợ có tiếng tăm. Ông Chung không hề giấu nghề. Những người đến học nghề đều được ông chỉ bảo, đào tạo chu đáo. Đến nay, ông đã truyền nghề cho gần 100 con, cháu trong làng. Sau khi vững tay nghề, có người ở lại làm việc cho ông, cũng có người mở xưởng riêng. “Với chúng tôi, một năm thành công không chỉ đánh dấu bằng việc sản xuất ra bao nhiều sản phẩm để đưa ra thị trường, mà còn là truyền dạy nghề được cho bao nhiêu người, thắp lên tình yêu nghề cho bao nhiêu thợ trẻ… Nhìn lớp lớp thợ trẻ hăng say sáng tạo, nghe tiếng máy cưa, máy xẻ vang quanh năm tôi cảm thấy vui, tự hào khi được góp sức cùng tổ tiên duy trì và phát triển nghề mộc truyền thống”- Nghệ nhân Vũ Đức Chung cho biết.
Tìm về thăm thủ phủ của làng nghề gốm Bồ Bát tại thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, Yên Mô, chúng tôi gặp nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Vang - người có công nhóm lại ngọn lửa cho lò gốm cổ. Anh Vang kể cho chúng tôi nghe về lịch sử của làng nghề: Theo tài liệu để lại, nghề làm gốm Bồ Bát đã có niên đại khoảng trên 3.000 năm. Vào thế kỷ thứ IX, thứ X, những sản phẩm của làng gốm Bồ Bát rất được thịnh hành, những người thợ tài hoa của làng đã sáng tạo ra những sản phẩm cao cấp như gạch đất nung “Đại Việt quốc quân thành chuyên” - loại gạch chuyên dùng để xây thành. Bên cạnh đó là những sản phẩm gốm tinh xảo như đầu rồng, mặt linh thú, bát đĩa, đồ gia dụng... Những sản phẩm của làng gốm Bồ Bát vinh dự được cung tiến vua Đinh nên làng từ đó có tên là Bát Cống. Tuy nhiên vào năm 1010, những nghệ nhân giỏi của làng nghề đã theo triều đình nhà Lý dời đô về Thăng Long và định cư ở vùng ven sông Hồng, nơi có vùng đất sét tốt để sản xuất gốm sứ và tạo nên làng gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng ngày nay. Nghề gốm sứ Bồ Bát đã bị “thất truyền” từ đó…
Dẫn chúng tôi đi thăm những lò gốm đang rực lửa, anh Vang tâm sự: Với tình yêu, niềm tự hào về một nghề có chiều dài lịch sử, các thế hệ nghệ nhân làng nghề gốm Bồ Bát sẽ nâng niu để ngọn lửa nghề cháy mãi. Không những nhóm lại ngọn lửa lò gốm cổ vốn đã nguội tắt, những nghệ nhân làng nghề sẽ làm sống lại thương hiệu gốm cổ Bồ Bát lừng danh một thời”. Rồi anh Vang kể cho chúng tôi nghe về quá trình anh đưa nghề trở lại với quê hương. Anh vốn là con cháu của dòng họ Phạm, một dòng họ đang sinh sống và làm gốm tại Bát Tràng. Vì thế, anh luôn khát khao phục dựng lại nghề tổ. Để thực hiện được ước mơ này, rời ghế nhà trường, thay vì thi đại học như bạn bè cùng trang lứa, anh Vang lại khăn gói lên Bát Tràng để tìm thầy học nghề. Với khả năng học nhanh, sáng tạo nên chỉ sau 3 năm, anh Vang đã học được nghề gốm truyền thống. Khi đã tự tin vào tay nghề của mình, anh thuê được lò riêng ngay tại Bát Tràng và tự chế tác các tác phẩm mang thương hiệu Bồ Bát để đi giới thiệu sản phẩm và mở được 150 điểm ký hợp đồng mua hàng và giới thiệu sản phẩm tại thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Được sự ủng hộ của gia đình và người dân làng Bạch Liên, năm 2003, anh Vang đã quyết định về quê lập nghiệp và xây dựng được xưởng sản xuất gốm rộng hơn 300 m2 với hơn 20 thợ làm gốm tại chính gia đình mình. Sau khi tìm hiểu kỹ về thị trường, anh Vang đầu tư vào xưởng gốm, đồng thời anh tuyển 10 thanh niên gửi ra Bát Tràng học nghề. Đến năm 2009, khi sản phẩm gốm của anh đã có chỗ đứng, để có thêm người làm, anh Vang mở lớp dạy nghề và trực tiếp đứng ra giảng dạy theo kiểu cầm tay chỉ việc ngay tại xưởng.
Ninh Bình hiện có 86 nghệ nhân, trong đó có 2 nghệ nhân được công nhận là Nghệ nhân Ưu tú. Không chỉ gửi trọn tình yêu, sức sáng tạo vào đôi bàn tay tài hoa để tạo ra những tuyệt phẩm sống mãi với thời gian mà chính sự thăng hoa ấy của mỗi nghệ nhân đã trở thành cảm hứng sáng tạo cho những người thợ trẻ. Sự giao thoa tình yêu nghề giữa các thế hệ ấy chính là ngọn lửa hồng để các làng nghề “cháy” mãi cùng thời gian.
Bài và ảnh Đào Hằng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền hình là nhịp đập của trái tim, tiếng nói của thời đại
08:32 Tin tức

TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị
08:32 Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
08:31 OCOP









