Những thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng mô hình ứng dụng mạ khay, cấy máy vào sản xuất
Vừa qua, tại xã Liên Hà (huyện Đông Anh), Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình ứng dụng mạ khay, cấy máy quy mô tập trung vụ xuân 2022.
Ông Lê Lưu Cầu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, mô hình ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa và liên kết sản xuất đã lan tỏa tại nhiều địa phương. Việc áp dụng ứng dụng mạ khay, cấy máy vào quá trình sản xuất giúp người dân giảm nhẹ sức lao động , chi phí sản xuất. Lúa cấy bằng máy nông, thưa nên khả năng đẻ nhánh khỏe, nhiều bông hơn, bông lúa to và dài hơn, tỷ lệ hạt cao hơn, ruộng thông thoáng, ít sâu bệnh, giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Điều này giúp nông dân tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường. Năng suất cao hơn so với cấy tay 8,5 tạ/ ha (30,6 kg/ sào). Việc sản xuất lúa của Hà Nội cũng đạt lãi suất cao vào loại nhất - nhì khu vực phía Bắc.
Điển hình có mô hình tại xã Liên Hà (huyện Đông Anh), thực hiện áp dụng mạ khay cấy máy trên giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá, năng suất đạt 74,5 tạ/ha, cho hiệu quả kinh tế cao đạt hơn so với phương pháp cấy truyền thống 16,4 triệu đồng/ha. Như vậy áp dụng mạ khay cấy máy cho hiệu quả cao hơn so với gieo mạ dược cấy tay là gần 12.700.000 đồng/ha .
Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần làm thay đổi nhận thức cho nông dân, giúp họ từ bỏ tập quán sản xuất lúa nhỏ lẻ, tạo sự liên kết trong sản xuất, thúc đẩy việc dồn điền, đổi thửa, hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng mạ khay, cấy máy là rất lớn. Tuy nhiên, việc nhân rộng hình thức sản xuất này đang gặp rất nhiều khó khăn mặc dù đã có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, trang bị máy cấy của tỉnh, của huyện. Tỷ lệ ứng dụng phương thức này trong canh tác lúa trên địa bàn Hà Nội những năm qua còn chậm .
Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa của Hà Nội hiện mới tập trung chủ yếu ở khâu làm đất (gần 100% diện tích) và khâu thu hoạch (hơn 85% diện tích) còn khâu gieo, cấy tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vẫn thấp, mới đạt trên dưới 3% diện tích.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng khí hậu đã gây khó khăn trong việc triển khai, chỉ đạo , thực hiện và theo dõi mô hình. Một số diện tích lúa bị ngập, ảnh hưởng đến khả năng phơi màu, thụ phấn. Đặc biệt là điểm mô hình tại Cát Quế - Hoài Đức. Ngoài ra, giá cả vật tư phân bón luôn biến động và tăng cao do ảnh hưởng của giá xăng dầu và dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tâm lý của các hộ dân tham gia mô hình.
Để khắc phục tình trạng trên, thành phố đang tập trung hỗ trợ, khuyến khích áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, trong đó ưu tiên cơ giới hóa khâu gieo, cấy. đòi hỏi ngành nông nghiệp có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ.
Về phía địa phương, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, học hỏi để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, nông dân chủ chốt ở cơ sở; đặc biệt, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Để tạo điều kiện mở rộng diện tích lúa áp dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng cường tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, cử cán bộ kỹ thuật về làm cùng với các chủ máy cấy, bám sát, hướng dẫn từ khi làm mạ khay đến khi đưa mạ ra đồng cấy để bà con nắm bắt được kỹ thuật một cách nhanh nhất.
Hy vọng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thời gian tới, Hà Nội sẽ nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu cấy đạt từ 20 đến 30%.
Nguyễn Quý Đôn
Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Tin khác
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Lào Cai đầu tư khuyến công 6 tỷ đồng
09:42 | 19/08/2024 Khuyến nông
Bình Thuận: Hiệu quả kinh tế từ ứng dụng phương pháp sạ cụm trên lúa
11:10 | 14/08/2024 Khuyến nông
Sản xuất hữu cơ - Hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại
14:59 | 07/08/2024 Khuyến nông
Nam Định: Gỡ khó cho nghề muối
11:19 | 07/08/2024 Khuyến nông
Bình Định thành lập và kiện toàn Tổ Khuyến nông cộng đồng
09:17 | 07/08/2024 Khuyến nông
Trên 5.000 tổ khuyến nông cộng đồng, hơn 45.500 cầu nối tri thức
10:04 | 06/08/2024 Khuyến nông
Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông
10:51 | 17/07/2024 Khuyến nông
Cao Bằng: Tổ chức 8 -10 đề án khuyến công trong năm 2024
09:09 | 05/07/2024 Khuyến nông
Sớm ngăn chặn sâu bệnh hại cây trồng vụ mùa
14:21 | 03/07/2024 Khuyến nông
Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá
10:35 | 25/06/2024 Khuyến nông
Hà Tĩnh: Phân bổ 1,8 tỉ đồng cho hoạt động khuyến công
09:29 | 19/06/2024 Khuyến nông
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam
10:09 | 17/06/2024 Khuyến nông
Bình Định Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng rau Thuận Nghĩa
11:19 | 03/06/2024 Khuyến nông
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 Nông thôn mới
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định
14:55 Khuyến công
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 Khuyến nông
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 Kinh tế
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 Sức khỏe - Đời sống