Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
18 mô hình khuyến nông được triển khai thành công
Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT Hà Nội), trong 9 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã xây dựng và triển khai thành công 18 mô hình khuyến nông, trong đó có 10 mô hình về trồng trọt, 4 mô hình chăn nuôi và 4 mô hình thủy sản. Các mô hình khuyến nông tập trung vào việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình khuyến nông thành công |
Điển hình như mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 100ha tại một số huyện ngoại thành. Bằng việc sử dụng giống lúa mới TBR225 và HD11, áp dụng kỹ thuật mạ khay và cấy máy, năng suất lúa đã tăng đáng kể, chất lượng gạo được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những giống có khả năng kháng bệnh bạc lá và thích hợp với điều kiện đất đai của Hà Nội, việc sử dụng mạ khay và cấy máy giúp giảm thiểu công lao động và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Vụ Xuân với 85 ha đã cho năng suất từ 61 – 68,6 tạ/ha, cao hơn 10-20% so với cách gieo cấy truyền thống cũng được cũng được triển khai bằng mô hình này. Toàn bộ sản phẩm đã được doanh nghiệp bao tiêu với giá từ 7.000 – 7.800 đồng/kg thóc tươi, giúp nông dân tăng thu nhập và ổn định đầu ra, giải phóng sức lao động, đảm bảo sản xuất hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tăng giá trị kinh tế.
Bên cạnh đó, mô hình thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 19,7 ha cũng đã đạt được nhiều thành công. Mô hình được đào tạo kỹ thuật thâm canh bài bản, ghi chép chi tiết nhật ký sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm cho các hộ nông. Nhờ vậy, dù bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, nhưng cây bưởi vẫn sinh trưởng tốt, quả to đều, đảm bảo chất lượng, dự kiến thu hoạch từ tháng 11 – 12/2024.
Ngoài ra, mô hình trình diễn hoa sen giống mới năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu và mô hình sản xuất nấm ăn theo hướng công nghiệp cũng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Như mô hình sen ở Thạch Thất với 6 tấn hạt sen tươi và 20.000 bông hoa sen. Mô hình sản xuất nấm cũng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, với 19.800 kg nấm tươi được thu hoạch trong 33 ngày từ 30 tấn nguyên liệu.
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc thủy sản tại huyện Mỹ Đức. |
Trong lĩnh vực chăn nuôi, mô hình chăn nuôi bò sinh sản đã triển khai thành công với quy mô 170 con bò cái giống Zebu và một giống lai giữa Shind và Brahman. Ngành nông nghiệp Hà Nội đã đưa giống bò này vào các vùng có bãi chăn thả và áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng giống 3B (Blanc Bleu Belge, hay gọi tắt là BBB hoặc 3B - một giống bò nổi tiếng của Bỉ) chuyên thịt, giúp tăng cường sản lượng và chất lượng thịt bò. Sau hơn 1 năm triển khai, đàn bò sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 100%, tỷ lệ động dục trên 90%, trong đó 100 con đã được xác định có chửa. Tương tự, mô hình chăn nuôi gà lông màu theo hướng VietGAP với 15.000 con gà Mía lai đã giúp nâng cao năng suất và chất lượng thịt, đảm bảo sức khỏe cho đàn gà và sẵn sàng cung cấp cho thị trường.
Trong lĩnh vực thủy sản, Trung tâm đã triển khai 4 mô hình, bao gồm nuôi cá chép V1 và cá rô phi theo VietGAP trên diện tích 25 ha. Đàn cá khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, với trọng lượng đạt từ 640-660 gram/con. Các mô hình như nuôi cá-lúa, nuôi thủy sản lồng bè và nuôi cá đặc sản cũng đều mang lại những kết quả tích cực, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Các giống cá có giá trị kinh tế cao như cá lăng, cá tầm, cá chép giòn... cũng cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đến nay, hơn 225.000 con cá chép V1 và 150.000 con cá rô phi đã được thả nuôi, phát triển mạnh mẽ với trọng lượng đạt chuẩn.
Nỗ lực vượt khó, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững
Dù đã đạt được nhiều kết quả trong 9 tháng đầu năm, tuy nhiên Trung tâm Khuyến nông Hà Nội vẫn gặp phải không ít khó khăn, chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh.
Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã gây ra mưa lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mô hình trồng trọt và chăn nuôi. Nhiều diện tích lúa vụ Mùa và các vườn bưởi bị đổ ngã, khiến năng suất dự kiến bị giảm.
Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng diễn biến phức tạp. Một số loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm...vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đe dọa đến đàn vật nuôi, cây trồng. Việc phòng, chống dịch bệnh đòi hỏi sự nỗ lực, chủ động của cả ngành nông nghiệp và người dân.
Giá nông sản và vật tư đầu vào cũng không ổn định, gây khó khăn cho người nông dân trong việc lập kế hoạch và thực hiện sản xuất. Sự biến động của thị trường đã làm tăng chi phí đầu vào, khiến nhiều nông dân rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, làm giảm hiệu quả kinh tế của các mô hình khuyến nông.
9 tháng đầu năm 2024, ngành nông nghiệp Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình khuyến nông trong trồng trọt và chăn nuôi theo đúng kế hoạch và khung thời vụ. |
Trước những khó khăn này, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã lên kế hoạch triển khai các biện pháp khắc phục, từ việc gieo giống, trồng lại các loại cây dược liệu, chăm sóc lại các diện tích bị thiệt hại đến việc điều chỉnh quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế.
Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung tiếp tục hỗ trợ các mô hình như: Tiếp tục triển khai mô hình Chăn nuôi bò sinh sản năm 2024-2025 với quy mô 40 con; Xuất cấp hỗ trợ giống, vật tư từ đầu tháng 10/2024 cho mô hình Chăn nuôi lợn thương phẩm... nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Bên cạnh đó, tiếp tục hợp tác với các tổ chức quốc tế như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội. Trong 9 tháng đầu năm, Trung tâm đã phối hợp với JICA tổ chức nhiều lớp tập huấn về VietGAP và khảo sát thị trường cho các hợp tác xã, qua đó cải thiện phương thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Tin khác
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình khuyến nông tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 Nông thôn mới
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 OCOP
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 Nông thôn mới
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 OCOP