Nguy cơ mai một của làng nghề truyền thống rèn đúc Nhân Hòa
Tâm sự của những người thợ rèn còn lại…
Tại nhà ông Đoàn Văn Minh, ông đang nhịp nhàng tay đe, tay búa. Lửa lò rèn rưng rức đỏ. Ông chia sẻ, 16 tuổi đã theo cái nghề rèn, học từ ông nội, từ bố mà thành. Cũng không biết gia đình đã truyền cho nhau bao nhiêu đời nhưng có lẽ sẽ không còn được lâu vì thế hệ con cái sau này đã đi ra ngoài làm công việc khác.
Lò rèn của ông Đoàn Văn Minh chủ yếu làm ra các công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp con dao, cái liềm, cuốc, cào... hoàn toàn bằng thủ công. Chính xác là bằng tay đe, tay búa và sức lực. Thu nhập từ nghề rèn rất bấp bênh, chỉ được 50.000-100.000 đồng/ngày.
Ông Đoàn Văn Minh tâm sự: “Bỏ thì thương, tiếc cho sự mai một của nghề truyền thống. Giữ lại thì không còn sức. Vài năm nữa thôi, tuổi cao, tay không quay búa nổi. Biết vậy, mà thèm! Thèm mùi than, thèm cái nóng hầm hập lò rèn, thèm tiếng búa, tiếng đe...”.
![]() |
Gia đình Đoàn Văn Minh miệt mài bên lửa lò rèn. |
Ở một lò rèn khác của ông Nguyễn Minh Sơn, một người từng sống với nghề rèn đúc gia truyền đến thời điểm này đã 45 năm. Ông chia sẻ: “Tôi muốn giữ nghề truyền thống của cha ông nên gia đình đầu tư mua sắm búa máy, máy mài dự tính mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, lao động không có, con cái chẳng ai theo nghiệp cha mẹ, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ... vợ chồng chỉ biết hỗ trợ nhau sống trọn với nghề”.
Nghề rèn đúc lắm gian truân, cực khổ, quần quật từ sáng sớm đến chiều tối làm bạn với lò lửa, tiếng búa, tiếng đe, khói bụi... Chưa kể nhu cầu thị trường hẹp dần. Đơn cử, mỗi cây rựa, con dao làm ra chất lượng cực tốt phải bán từ 120.00-150.000 đồng mới có lãi. Nhưng ngoài thị trường, hàng Thái Lan, Trung Quốc với mức giá ấy, người dân có thể mua được hai sản phẩm tương tự. Thêm nữa, nông nghiệp dần cơ giới hóa, hiện đại hóa, bây giờ gặt hái, thu hoạch đều dùng máy móc, ai còn làm thủ công... nhu cầu nông cụ vì thế mà giảm dần.
Khó khăn chồng chất để giữ nghề
Năm 2008, thôn Nhân Hòa từng được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là làng nghề đúc rèn, sản xuất mộc mỹ nghệ, trong tổng số 120 hộ làm nghề thì có 70% hộ dân làm nghề đúc rèn, 30% sản xuất mộc mỹ nghệ. Đây chính là cơ hội để địa phương thúc đẩy nghề rèn đúc ngày một phát triển. Từ khi được công nhận làng nghề, người dân thôn Nhân Hòa đã mạnh dạn áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, từng bước cơ khí hoá nghề rèn truyền thống để tăng năng suất lao động. Nhiều hộ đã tự trang bị máy mài, máy dập... nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, hiện nay làng nghề chỉ còn 15 hộ tham gia làm nghề rèn đúc.
![]() |
Các sản phẩm của làng nghề đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh từ thị trường công nghiệp. |
Để rèn nên một dụng cụ lao động thông thường như dao, cuốc, xẻng… người thợ rèn phải bỏ ra khá nhiều công sức và thời gian. Trải qua nhiều công đoạn, trong quá trình rèn, để sản phẩm bền, sắc, điều quan trọng là than phải đúng nhiệt độ, khi cho sắt lên đập phải có lực tác động nhịp nhàng. Đây là nghề rất vất vả, thu nhập thấp nhưng các hộ làm nghề rèn đúc Quảng Hòa vẫn duy trì nhằm giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.
Với thực tế hiện nay, người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm công nghiệp hơn các sản phẩm thủ công, chính vì vậy, các sản phẩm rèn đúc thủ công rất khó tiêu thụ. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư máy móc phục vụ nghề rèn đúc nhằm giảm sức lao động cao. Đây chính là những trở ngại khiến nghề rèn đúc Quảng Hòa đang dần bị mai một./.
Ông Đặng Văn Luận - Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa cho biết: “Toàn thôn Nhân Hòa trước đây có 100 hộ dân theo nghề rèn đúc truyền thống. Năm 2008, thôn được UBND tỉnh công nhận là làng nghề rèn đúc, sản xuất mộc mỹ nghệ. Đây chính là cơ hội giúp xã Quảng Hòa phục hồi, phát triển các ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên dù cố gắng nhiều nhưng quy mô làng nghề, trong đó có nghề rèn đúc dần dần bị thu hẹp do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Thứ nhất, sản phẩm rèn đúc làm ra dù chất lượng bảo đảm vẫn khó cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai, lớp trẻ trong làng không còn mặn mà với nghề truyền thống cha ông để lại. Thứ ba, các cơ sở rèn đúc thiếu sự hỗ trợ về vốn, máy móc, trang thiết bị mở rộng quy mô sản xuất. Bây giờ thôn Nhân Hòa chỉ còn lại khoảng 10 hộ gia đình theo nghề, trong đó 7 hộ làm nghề rèn, 3 hộ làm nghề đúc”. |
Tin liên quan
Tin mới hơn

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tình yêu với hoa khô
20:26 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống
10:42 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề
09:28 | 18/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
13:36 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
11:08 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng
09:13 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ
11:11 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn
10:34 | 12/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu
15:33 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
13:35 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam
15:53 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










