Ngôi làng giữ lửa nghề làm hương đen hàng trăm năm trên đất Kinh Bắc
Hương đen làng Chóa nức tiếng gần xa
Nằm cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 20km, làng Chóa ( Dũng Liệt, Yên Phong, Bắc Ninh) xưa nay nổi tiếng với làng nghề làm hương đen. Dạo một vòng quanh làng, mùi nhựa trám đang nấu, đang se thoang thoảng đó đây từ những nhà làm nghề. Những cây hương được người dân làm ra mang một màu đen nhánh, nhẵn mịn và thơm mùi trám rừng.
Từ xa xưa, hương trám làng Chóa đã nức tiếng với mùi thơm đượm, thanh khiết. Không ai biết tổ nghề làm hương là ai, nghề làm hương xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết nó đã thành nghề "cha truyền con nối" của bao gia đình trong làng. Trong sách Địa chí Hà Bắc do thư viện tỉnh Hà Bắc xuất bản năm 1982, có nhắc đến đôi chữ về hương đen làng Choá. Theo quan điểm của những người con đất Choá thì nghề hương đen có trước thời điểm năm 1964, tức là muộn nhất đã có hơn 327 năm lịch sử. Cũng có giả thuyết cho rằng nghề hương đen xuất hiện khi cụ Nguyễn Thanh Cần đi sứ nhà Minh về, cũng ngót nghét đến 500 năm.
Đất Kinh Bắc nổi tiếng với chùa cổ, đền cổ và sự tâm linh lòng thành. Chính bởi mùi hương nồng đượm lại thanh khiết nên hương đen đã được "ưu ái" sử dụng nhiều ở các dịp quan trọng như lễ tết, hoặc những nơi đình, đền thờ tự linh thiêng. Mùi hương trám đen dần len lỏi vào đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người dân thập phương, đặc biệt là các gia đình Bắc Bộ.
Trong sân nhà phơi đầy những bó tăm hương chân đỏ, chân vàng và cả những bó hương đen đã thành phẩm. Chỉ đứng đầu ngõ thôi, một mùi thơm rất dễ chịu đã sực thẳng vào mũi, mang đậm hương vị ngày tết cổ truyền.
![]() |
Những cây hương đen bóng, nhẵn mịn cầm rất mát tay và đặc biệt có một mùi hương rất dễ chịu. |
Hương đen làng Choá khác biệt với những loại hương khác bởi nguyên liệu không hoá chất, khi đốt sẽ có mùi thơm mát đặc trưng của nhựa trám, khói vào mắt cũng không cay và không đen nhà. Hương mang màu đen bóng, nhẵn tuy nhiên lại không bị nhọ tay, dù có bôi vào áo trắng cũng không để lại vết. Đặc biệt dù hương có ngâm nước vẫn cháy bình thường.
Bà Ngô Thị Bảy, gia đình có nhiều đời làm nghề hương đen truyền thống, nổi tiếng trong làng cho biết: "Làm ra một cây hương đen đặc trưng của làng nghề cần phải trải qua nhiều rất nhiều công đoạn. Để hương đốt lên có mùi thơm đặc biệt, cháy hết nén và xoắn vòng lộc... phải chọn vật liệu cẩn thận, kỹ càng. Vật liệu chính gồm tre (nứa), than hoa và nhựa trám. Trong đó, nhựa trám phải được nhập từ vùng cao, than hoa từ cây gỗ bạch đàn đã được loại bỏ sạch tạp chất".
"Khâu trộn nguyên liệu cũng cần đặc biệt chú trọng. Trước tiên là đun sôi nhựa trám sau đó trộn cùng than hoa sạch làm từ gỗ bạch đàn rồi nghiền hoặc giã đến khi nhuyễn, mịn dẻo thì chuyển qua se vào chân hương đã phơi khô trước đó" - bà Bảy chia sẻ.
![]() |
Cận cảnh quy trình làm loại hương đen độc đáo của làng Choá |
Một điểm đặc biệt ở hương làng Chóa nữa chính là rất an toàn cho người sử dụng. Khi đốt hương, dù có cầm cả bó, khói nghi ngút cũng không hề cay mắt bởi vì không dùng đến bất kỳ loại hóa chất nào.
Áp dụng máy móc, năng suất tăng cao
Ngày nay, nhiều gia đình đã đầu tư một số máy móc giúp hoạt động sản xuất dễ dàng hơn nhưng không làm thay đổi chất lượng của hương đồng thời giúp người làm tăng năng suất, thêm thu nhập. Chồng bà Bảy - ông Đào Sỹ Bình là người tiên phong trong việc ứng dụng máy móc vào sản xuất. Ông Bình cho hay: “Tôi và con trai chế tạo thành công chiếc máy se hương tự động này từ năm 2005. Đã phải nghiên cứu, thử nghiệm rất vất vả và tốn thời gian. Chiếc máy này sẽ rút bớt được công đoạn se bằng tay, giúp tự động se vạn que đều như một, cho năng suất cao gấp 10 lần".
![]() |
Ông Bình chỉ cách vận hành máy se hương tự động do mình tự chế tạo |
"Việc thay thế sức người bằng máy móc cũng giúp giảm bớt người lao động, hiệu quả kinh tế cao hơn. Trước đây, nhà tôi thuê khoảng 15-20 nhân công, nhưng đến thời điểm có máy chỉ cần vài người là đáp ứng đủ lượng công việc, họ cũng đều là con cháu trong nhà, vừa làm vừa giữ nghề", ông Bình nói.
![]() |
Những cây hương được bó thành từng bó nhỏ 100 cây rồi phơi khô. |
Những bó hương thành phẩm được bán đi khắp nơi, nhiều nhất là ở Hà Nội, TPHCM... Nhiều đền, chùa cũng đặt hương trám đen để sử dụng. Không biết bao nhiêu người yêu cái mùi thơm ngọt ngào, dễ chịu của loại hương này, dùng một lần mà "nghiền" mà mua đi mua lại. Những tay buôn hương đen làng Chóa cũng nhờ thế mà nhiều phen "cháy" hàng.
Nghề làm hương vẫn tồn tại đến ngày nay như một điểm tựa của người làng Chóa giúp họ đi qua những khó khăn, xây dựng cuộc sống mới. Dù quy mô làng nghề đang dần bị thu hẹp nhưng những người dân làng Chóa luôn mong muốn vực dậy, tiếp nối truyền thống cha ông, gìn giữ và truyền nghề cho thế hệ mai sau.
Trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, dâng hương là một nghi thức cúng, bái, tế lễ, tượng trưng cho giá trị văn hoá tâm linh của. Mỗi một nén nhang thơm được thắp lên là một nét đẹp văn hoá thiêng liêng, tỏ lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Có lẽ, vì ý nghĩa thiêng liêng cao đẹp này mà người dân làng Choá chẳng bao giờ có ý định bỏ nghề làm hương đen truyền thống.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân