Nghề truyền thống chằm áo tơi ở Hà Tĩnh
Chúng tôi tìm về nơi được ví như cái nôi của nghề chằm áo tơi truyền thống ở thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc. Xa xa trên những cánh đồng là bóng dáng của những người nông dân đang lom khom cấy lúa trên lưng choàng những chiếc áo tơi màu sẫm bởi phơi màu sương gió, gần hơn là những cụ ông, cụ bà tuổi đã nhiều nhưng bàn tay của họ vẫn thoăn thoắt đan từng cái lá, kéo từng cái dây. Vừa chằm áo tơi vừa nói đùa với nhau rất vui vẻ rằng đây là “nghề xỏ lá mà có xỏ lá được đâu, làm thì làm thật chứ có xỏ lá được đâu” như một câu ví đầy dí dỏm.
![]() |
Những chiếc áo tơi còn thơm mùi lá cọ sắp được hoàn thành. |
Trải qua gần 200 năm gắn bó với nghề chằm áo tơi, đến nay người dân Yên Lạc vẫn làm áo tơi quanh năm, nhưng chủ yếu bắt đầu từ khoảng tháng 3 đến hết tháng 6 âm lịch, đó là lúc người dân bước vào thời điểm bận rộn nhất.
Để làm ra được một chiếc “áo giáp lá” phải trải qua rất nhiều công đoạn, đầu tiên để có được nguyên liệu lá tơi thì người dân phải vào tận núi Khe Giao hoặc đi đến tận miền núi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) để đi lấy lá cọ. Trước đây dây để chằm tơi thường là dây mây, người dân phải vuốt dây mây, tách sợi nhỏ để dây mây được dẻo khi may vào tơi sẽ mềm và ít bị đứt. Ngày nay có những loại dây nhựa, dây dù,… thuận tiên và đỡ tốn công sức hơn cho việc vuốt dây, tách sợi mây, lại không bị xù dây như trước kia. Lá tơi sau khi phơi sẽ được vuốt và phân loại.
![]() |
Lá cọ được sắp lại thành từng bó nhỏ theo từng loại lá cổ, lá vai,.. |
Bà Nguyễn Thị Tuyết (63 tuổi, trú tại xã Yên Lạc, Can Lộc, Hà Tĩnh) một trong những người thợ có kinh nghiệm lâu năm cho biết: “Đầu tiên, lá sẽ được tuyển chọn từ những chiếc lá tơi lành, vừa đủ độ không quá già hoặc quá non. Sau đó được đem đi phơi nắng vừa đủ chín để tăng độ dai và lá nở ra, vuốt lá rồi xếp lại thành từng bó để chằm dần”.
![]() |
Lá tơi (lá cọ) sau khi phơi đủ “chín” sẽ được vuốt và xếp thành từng bó. |
Để chằm được một chiếc áo tơi, người thợ xếp lá lên chiếc khuôn gỗ được kẻ sẵn với diện tích 1m2, dây thừng và chiềng tơi dùng để cố định với 5-7 cái thước kẻ dài 1m dùng để nẹp lá cọ ngay ngắn. Những chiếc lá cọ phải đủ độ dài để không bị lệch khỏi áo. Trải qua nhiều lớp lá cọ và may cố định những lớp lá đó mới có thể hoàn thành xong một chiếc “áo giáp lá”. Chú ý ở công đoạn này đó là sắp xếp những chiếc lá tơi phải đều và khít với nhau để áo tơi đẹp và không bị hở. Bên cạnh đó chiếc lá cọ dùng để bỏ hai bên chiếc áo để áo chắc hơn, cứng hơn.
![]() |
Nguyên liệu để làm nên một chiếc áo tơi gồm: Lá cọ, dây dù, dây nhựa.. |
“Công đoạn làm cổ áo chằm là lâu và khó nhất đối với người mới bắt đầu, trước kia khi chưa có kinh nghiệm thì tôi chỉ chằm áo rồi đến phần cổ áo sẽ sang nhà ông ngoại nhờ làm. Còn phần léo dây lưng thì nên chú ý phần xỏ dây khoảng cách rộng ra để dễ léo”. Bà Tuyết chia sẻ thêm.
![]() |
Chằm áo tơi không kén thợ, những người đàn ông trong làng vẫn có thể làm ra những chiếc áo tơi chắc chắn. |
Để tạo ra một chiếc tơi thì người thợ phải làm từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng tùy tay nghề. Giá áo tơi nhập sĩ rơi vào khoảng 70.000 đồng được dân lái buôn đến tận nhà thu mua và bán ở các chợ trong ngoài tỉnh, còn giá bán lẻ khoảng 80.000 đồng. Được biết thôn Yên Lạc có 30/180 hộ dân vẫn đang làm nghề chằm tơi thường xuyên, có người thì coi đó là nghề chính mang lại thu nhập bình quân vào những tháng cao điểm lên tới chục triệu đồng/tháng, còn người thì coi đó là việc phụ lúc nông nhàn để kiếm thêm nguồn thu. Cũng nhờ có nghề truyền thống chằm áo tơi mà cuộc sống người dân được đảm bảo, con cái được học hành đến nơi đến chốn.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, người nông dân ngày nay có nhiều sự lựa chọn cái che mưa che nắng cho mình trong quá trình lao động và sản xuất, nhưng đối với người dân Yên Lạc thì không có gì thay thế được “chiếc áo giáp lá” mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm, lúc mệt có thể trải ra nằm mỗi vụ mùa về, đối với họ gìn giữ nghề truyền thống chằm áo tơi cũng chính là gìn giữ nét hồn quê mộc mạc, chân chất.
Tin liên quan

Thương hiệu bánh cốm Xưa Nay ra mắt sản phẩm mới- Cốm lá Hà Thành và tri ân tổ nghề
14:00 | 08/10/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Lưu giữ nghề làm bánh đa vừng cổ truyền
09:42 | 10/10/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng say mê với nghề truyền thống
09:43 | 10/10/2023 OCOP
Tin mới hơn

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:09 | 04/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống
10:13 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa
09:27 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai
10:18 | 30/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống
15:40 | 29/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu
09:29 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu
09:07 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch
08:08 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
13:56 | 25/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng
09:00 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao
08:58 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
10:55 | 22/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa
14:33 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây
13:50 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì
22:00 | 16/11/2023 OCOP

Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Thành phố Hải Phòng, chặng đường 30 năm xây dựng, hoạt động và phát triển
14:23 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ nghề trang phục truyền thống Dao tiền làng Khuổi Hoa
14:00 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:09 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững
10:28 OCOP

CLB thơ Việt Nam chi nhánh huyện Tam Nông (Phú Thọ): Góp phần xây dựng đời sống văn hoá mới
10:28 Văn hóa - Xã hội

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
10:28 Kinh tế

Hải Dương: Trang trại nuôi ốc nhồi hiệu quả kinh tế cao
10:28 Kinh tế










