Nghề trồng hoa ở Mê Linh

LNV - Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Hà Nội, có tổng diện tích đất tự nhiên 14.129,3 ha; bao gồm 18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 02 thị trấn. Dân số toàn huyện đến 31/12/2020 là 251.644 người. Vùng đất nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nghề trồng hoa nổi tiếng trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mê Linh
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mê Linh

Phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên vốn có, huyện Mê Linh trong những năm qua đã không ngừng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất; hình thành các vùng trồng rau màu, trồng hoa quy mô lớn để phục vụ nhu cầu của người dân khu vực nội đô Thành phố.

Thương hiệu hoa Mê Linh

Được biết đến là vùng đất của những loại hoa, huyện Mê Linh có diện tích trồng hoa lớn nhất Thu đô Hà Nội; việc sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hoa, cây cảnh thuộc top đầu trong cả nước. Có lẽ bởi thế nên huyện Mê Linh có tới 3 làng nghề về hoa được công nhận, vinh danh: Làng hoa, cây cảnh Hạ Lôi (xã Mê Linh); Làng hoa, cây cảnh Liễu Trì (xã Mê Linh); Làng hoa Đại Bái (xã Đại Thịnh). Ngoài ra, tại nhiều xã, thị trấn của huyện Mê Linh cũng hiện hữu những vùng trồng hoa cây cảnh, đang tỏa hương khoe sắc, rực rỡ lung lung, tô điểm cho vùng đất và con người nơi đây.

Theo số liệu thống kê đến hết năm 2020, trên địa bàn huyện Mê Linh có 2.010 ha diện tích đất trồng hoa cây cảnh và được trồng tập trung tại các xã Mê Linh, Văn Khê, Thanh Lâm, Đại Thịnh và Kim Hoa. Trên địa bàn huyện đã hình thành và nhân rộng các hình thức sản xuât hoa chuyên canh tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất như: sản xuất hoa hồng, cúc cắt cành, hoa hồng thế, hoa chậu trang trí, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa, nhân giống hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô, sản xuất hoa lan trong nhà màng.

Nghề trồng hoa ở Mê Linh

Trên địa bàn huyện Mê Linh đã hình thành những vùng sản xuất hoa quy mô từ 20 ha trở lên tại các xã: Mê Linh (190 ha hoa hồng), Văn Khê (110 ha hoa hồng), Đại Thịnh (20 ha hoa hồng và 60 ha hoa cúc), Thanh Lâm (20 ha hoa đào và hoa hồng), Kim Hoa (30 ha hoa đào). Đặc biệt, cây hoa Cúc giống đã xuất khẩu sang Nhật Bản. Hàng năm, Hội chợ hoa Mê Linh được tổ chức cũng đã thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, mua sắm các sản phẩm hoa.

Thương hiệu hoa Mê Linh đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng nhãn hiệu “Tập thể hoa Mê Linh”, bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm hoa Mê Linh. Qua đó, quảng bá thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh với sản phẩm hoa của các địa phương khác trên thị trường, góp phần giúp nghề trồng hoa huyện Mê Linh phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác xây dựng thương hiêu đã gắn kết chặt chẽ với tổ chức sản xuất kinh doanh, được thị trường và người dân tin dùng, đánh giá cao.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mê Linh (huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội) cho biết: Xã Mê Linh là địa phương có diện tích trồng hoa lớn nhất của huyện Mê Linh. Trên địa bàn xã có tới 02 làng nghề trồng hoa, cây cảnh nổi tiếng của huyện đã được công nhận, đó là: Làng hoa, cây cảnh Hạ Lôi; Làng hoa, cây cảnh Liễu Trì. Trên địa bàn xã có 2.785 hộ sản xuất nông nghiệp, thì số hộ tham gia trồng hoa là 2.692 hộ (chiếm 96,66%). Hầu như là cả làng trồng hoa, chỉ một số ít là phi nông nghiệp, tham gia kinh doanh, buôn bán, dịch vụ và ngành nghề khác.

Đến nay, tổng diện tích trồng hoa toàn xã Mê Linh là 242 ha. Trong đó, hoa hồng 213 ha, hoa cúc 4 ha, hoa ly 9 ha, hoa loa kèn 4 ha, hoa cảnh, hoa lồng thế 12 ha, các loại hoa trang trí 03 ha... Trên địa bàn có khoảng 245 hộ kinh doanh hoa quy mô lớn. Ngoài ra, còn có trên 2.000 hộ tham gia buôn bán hoa nhỏ lẻ vào các dịp ngày lễ, tết, rằm, mồng một,… Sản lượng tiêu thụ ước đạt 5.445.000 bông/ngày. Tổng thu nhập ước tính trong năm 2021 đạt 6 tỷ 534 triệu đồng. Số hộ kinh doanh hoa Sa Pa, Mộc Châu, Sơn La tại địa phương là 60 hộ; Số lượng tiêu thụ ước đạt 220.000 bông/ngày, đạt 616 triệu đồng trong năm 2021. Tổng số hộ trồng hoa trên Sa Pa là 75 hộ với diện tích 155 ha. Có khoảng 200 - 300 hộ gia đình quê ở xã Mê Linh đi lên Mộc Châu, Sơn La để thuê đất làm mô hình trang trại. Hiện nay, xã Mê Linh đang trồng, sản xuất hoa hồng là chủ yếu với các loại hoa: hồng Pháp, hồng Ý, hồng Thái Lan, hồng cổ Sa Pa, hồng Đà Lạt,… Trong đó giống hồng Pháp đỏ được trồng, sản xuất đại trà.

Nghề trồng hoa ở Mê Linh

Ông Nguyễn Văn Phương chia sẻ: Cách đây hơn chục năm trở về trước, nghề trồng hoa của Mê Linh canh tác dễ dàng hơn, không có ô nhiễm về đất, hoa cắt cành trông rất là đẹp nên cho thu nhập tốt. Một sào/ vụ (một lứa) người ta có thể cắt từ 8.000 - 10.000 bông. Những năm trở lại đây, vấn đề ô nhiễm đất, nên năng suất chỉ cho 3.000 - 4.000 bông/sào/vụ. Người dân thấy vất vả, nên chuyển đổi sang trồng chủ yếu là cây hoa bầu chậu. Đối với diện tích trồng hoa xã Mê Linh thì hiện nay chiếm khoảng 20% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã, 80% trong số này là diện tích trồng cây hoa bầu chậu. Còn hoa cắt cành là cây hoa gắn liền với đất, trồng trực tiếp trên đất thì những người dân trồng hoa xã Mê Linh thuê đất ở các xã lân cận để trồng hoa, như: Đại Thịnh, Văn Khê, Thanh Lâm,... với diện tích khoảng 30 - 40 ha.

“Trước kia, mua cây giống rất khó khăn nhưng người dân xã Mê Linh làm nông nghiệp rất giỏi. Từ lúc trồng cây hành tây, củ hành tây đóng thùng xuất khẩu sang Liên Xô, đến các loại cây rau màu khác là xu hào, bắp cải,… Về sau, xã Mê Linh trồng các loại cây hoa cắt cành (chủ yếu là hoa hồng ta), rồi tiếp đến là chuyển sang các loại cây hoa ngoại, như hoa Pháp, hoa Ý. Toàn bộ các loại cây hoa bầu chậu ở Mê Linh bây giờ chủ yếu là các loại cây hoa ngoại, còn hoa ta thì chỉ có cây hoa hồng cổ (hoa hồng bạch) được một số khách hàng ưa chuộng. Các loại cây hoa khác người dân trồng hoa thường nhập các loại mắt hoa của Ý, Hà Lan về để ghép. 100% là ghép, nhân giống, phối giống, rồi nhân ra thị trường.” - ông Nguyễn Văn Phương cho biết thêm.

Năm 2018, Thành phố Hà Nội công nhận làng nghề hoa Mê Linh. Để bảo tồn và phát triển làng nghề, hiện Đảng bộ và Chính quyền địa phương xã Mê Linh đang kiến nghị đề xuất với huyện Mê Linh về việc cần giữ lại một diện tích đất nhất định và cải tạo lại đất, cải tạo hệ thống mương cấp thoát nước để người dân ổn định sản xuất, yên tâm đầu tư trồng hoa trên chính mảnh đất của mình; không phải đi làm ăn xa, không phải đi thuê đất ở những nơi xa xôi.

Những định hướng phát triển

UBND huyện Mê Linh đã có báo cáo về thực trạng phát triển làng nghề và yêu cầu UBND các xã có làng nghề thành lập tổ tự quản bảo vệ môi trường làng nghề; Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Tiến hành tu bổ, nạo vét kênh mương, đảm bảo dòng chảy được thông thoáng.

Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao giá trị canh tác. Quan tâm phát triển mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị; Thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây công trình phục vụ dịch vụ nông nghiệp, đô thị. Tiếp tục triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với phát triển các làng nghề, nghề truyền thống, nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ hỗ trợ công nghiệp và nông nghiệp, ưu tiên những loại hình dịch vụ mới mang lại hiệu quả thiết thực.

Nghề trồng hoa ở Mê Linh

Chuyển đổi diện tích sản xuất lúa tại các vùng khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao theo các vùng quy hoạch đã được phê duyệt. Duy trì và mở rộng vùng sản xuất hoa tại các xã Thanh Lâm, Mê Linh, Văn Khê; Tự Lập. Phát huy hiệu quả của vùng đất bãi sông Hồng với tổng diện tích trên 2 nghìn ha để tập trung phát triển cây rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây công trình theo hướng trang trại gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Mở rộng diện tích sản xuất rau, màu, hoa, chuối ra các vùng đất bãi sông Hồng tại các xã Văn Khê, Hoàng Kim, Tiến Thịnh, Thạch Đà, Tráng Việt, Vạn Yên.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước về ngành nghề nông thôn, xây dựng chính sách phù hợp để thu hút các nghệ nhân tham gia các hoạt động đào tạo, truyền nghề, bảo tồn làng nghề, nghề truyền thống. Đẩy mạnh các chương trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các làng nghề; hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP gắn với thúc đẩy hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của Thành phố Hà Nội, trong đó có hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện Mê Linh.

Đinh Văn Bình

Tin liên quan

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 Vinh danh giá trị nghề trồng hoa

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 Vinh danh giá trị nghề trồng hoa

LNV - Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" diễn ra từ ngày 26/12/2024 đến hết ngày 01/01/2025 và được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm Hành chính huyện Mê Linh (Hà Nội) trong khuôn viên rộng gần 10.000 m². Lễ hội hoa Mê Linh không chỉ mang đến một không gian thưởng ngoạn đậm đà xuân mà còn trở thành một điểm nhấn quan trọng trong việc quảng bá, tôn vinh giá trị của làng nghề trồng hoa, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch và nét đẹp truyền thống của huyện Mê Linh. Đưa hình ảnh của huyện Mê Linh đến với du khách gần xa.
Huyện Mê Linh (Hà Nội): Phát triển công nghiệp văn hoá có nhiều lợi thế tiềm năng

Huyện Mê Linh (Hà Nội): Phát triển công nghiệp văn hoá có nhiều lợi thế tiềm năng

LNV - Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh” và Nghị quyết số 09-NQ/TU về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, huyện Mê Linh đã quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng, phát triển các ngành, các sản phẩm công nghiệp văn hoá mà huyện có lợi thế, tiềm năng.
Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

Người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ nghề trồng hoa

LNV - Từ những lợi thế ở mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Năm (xã Thụy An, Sơn Tây, Hà Nội) đã trồng thành công nhiều loại hoa, mang lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình.

Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.

Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

LNV - Ngay từ 7h30 sáng ngày 10 tháng 4, tại khu chợ cổ làng Ước Lễ - ngôi làng nổi tiếng 500 năm với nghề giò chả truyền thống, hàng chục tay thợ đã sẵn sàng giã những mẻ giò đầu tiên cùng với cối, chày. Với những người thợ, nghề truyền thống đã ăn sâu vào tim, dù lâu lâu mới được thể hiện, họ vẫn say sưa vào cuộc nhiệt tình.
Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

LNV - Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được xem là một di sản sống của nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

LNV – Chiều ngày 12/4 (tức ngày 15/3/2025 âm lịch) tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã diễn ra lễ đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội”, đồng thời trao bằng công nhận “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội” là nghề truyền thống Hà Nội.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

LNV - Sáng ngày 7/4/2025 (tức ngày 10 tháng Ba năm Ất Tỵ) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 được trang trọng tổ chức tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, đỉnh Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

LNV - Là một trong 19 cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ. Đến bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đang cần mẫn may trang phục bên hiên cửa. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng khi “zoom” kỹ từng chi tiết hoa văn, đường thêu mới thấy được sự công phu, tinh xảo.
Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm qua, nghề đan đát ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người dân miền Tây sông nước. Tuy nhiên, khi công nghiệp ngày càng phát triển, làng nghề truyền thống này đang dần bị mai một là điều khó tránh khỏi. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường để khôi phục, phát triển làng nghề.
Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

LNV - Là giảng viên bộ môn Then của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nghệ nhân Nguyễn Xuân Bách có điều kiện và tâm huyết gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật hát Then của các dân tộc Tày-Nùng vùng miền núi phía Bắc.
Nghề ăn cơm dưới đất,  làm việc trên trời

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời

LNV - Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

LNV - Trải qua bao thăng trầm, làng nghề dệt thổ cẩm của các nghệ nhân đồng bào Khmer ở ấp Srây Skốth, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.
Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, huyện Thọ Xuân luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích các địa phương gìn giữ và phát triển nghề. Việc duy trì và phát triển các làng nghề không chỉ góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Mặc dù đã có công việc ổn định từ nghề môi giới bất động sản, nhưng anh Phạm Văn Bình (38 tuổi), ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vẫn quyết định về quê để gầy dựng nghề làm nước mắm gia truyền, với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.
Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

LNV - Chiều 7/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến thăm cơ sở trưng bày gốm sứ truyền thống của gia đình Rakhimov.
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh nhữ
50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắ
Giao diện di động