Hà Nội: 15°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Nghề thổ cẩm ở Tây Nguyên

LNV - Người phụ nữ Tây Nguyên luôn tự hào về nghề truyền thống của mình. Bởi đây là bản sắc văn hóa như đã ăn sâu trong máu thịt, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tự hào về nghề truyền thống

Và với nghề dệt thổ cẩm của người phụ nữ Tây Nguyên, bản sắc văn hóa ấy như đã ở trong "máu thịt", từ thế hệ này sang thế hệ khác, những bà mẹ đã truyền dạy cho cháu con và cứ thế, nối tiếp theo thời gian. Ngày nay, nghề dệt thổ cẩm ở Tây Nguyên đã có một số biến đổi để phù hợp với yêu cầu của cuộc sống mới, nhưng dù thế nào thì người phụ nữ Tây Nguyên vẫn luôn tự hào về nghề truyền thống của mình...


Ngày nay, tìm một phụ nữ làm nghề dệt thổ cẩm ở Ea Nao không khó, song mấy ai biết con đường đến với nghề dệt của những phụ nữ say mê với nghề này gian truân biết bao - chị H'Yam BKông tâm sự với chúng tôi như vậy. Chị bảo, ngày trước phụ nữ Ê Đê ở Ea Nao này, chủ yếu sống bằng nông nghiệp, đa số đều ít chú ý đến nghề nghiệp khác, ngoài mùa màng thì không biết làm gì. Thấy vậy, tôi mạnh dạn đứng ra lập Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm, lấy tên hai buôn ở xã này đặt tên cho HTX, đó là HTX Dệt thổ cẩm Tơng - Bông. Tôi mạnh dạn như thế vì biết các bà mẹ, các chị em phụ nữ dân tộc thiểu số vùng này đều biết dệt và dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của từng gia đình. Vì thế khi tôi quyết định vận động chị em phải phát huy nghề, lưu giữ nghề, mà lại có thêm thu nhập chị em mừng lắm, những lúc nông nhàn có "đồng ra, đồng vào" ai mà không thích. Đây cũng là việc làm phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước để làm tăng thu nhập cho bà con, góp phần xóa đói nghèo, do vậy khi hình thành HTX, các cấp ủy đảng, chính quyền đều ủng hộ.


Nói vậy, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, thì để có sản phẩm phù hợp với thị trường, người sáng lập ra HTX này đã dày công tìm hiểu không biết bao nhiêu thị trường, làm quen với sự biến đổi của thị hiếu và hướng dẫn bà con làm ra sản phẩm để thị trường có thể chấp nhận. Chị đã đi không biết bao nhiêu hội chợ, tìm hiểu ở các tỉnh bạn và mở cửa hàng tiêu thụ ở nơi có nhu cầu, sau đó lại về hướng dẫn bà con dệt những mẫu mã mà người tiêu dùng thích, cứ thế HTX tiến dần, tiến dần... Chị H'Yam kể rằng, để dệt thổ cẩm, HTX phải cải tiến dệt nhặt hoa văn tạo ra nhiều mẫu mã, rút ngắn thời gian dệt và làm ra nhiều sản phẩm hợp thời trang. Ngoài các sản phẩm truyền thống, HTX còn dệt được những túi xách, túi đeo, ví nam, ví nữ, gối... Đến nay HTX Dệt thổ cẩm Tơng-Bông xã Ea Nao (TP Buôn Ma Thuột, Đác Lắc) đã thu hút được 42 xã viên và 100 lao động làm theo thời vụ, những người này đều là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, mức thu nhập một triệu đồng/người/ tháng, đó là mức "sống được" của bà con ở xã Ea Nao này. Ngoài số lao động tại chỗ, HTX còn truyền nghề cho 60 lao động ở xã Ea Trul, xã Yang Ré, huyện Krông Bông để làm nền tảng cùng phát triển và có thêm lao động cho HTX. Chị H'Yam BKông còn cho biết thêm: Bên cạnh nghề dệt thổ cẩm, HTX còn kết hợp với Hội Phụ nữ tạo điều kiện cho xã viên phát triển chăn nuôi bò, lợn, dê... để tăng thêm thu nhập và tạo sự liên kết giữa phụ nữ địa phương với HTX. Thế mới biết, để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, để nghề truyền thống có thể trở thành công cụ mưu sinh trong cuộc sống mới là không dễ, nếu không có người năng động, dám làm.


Truyền dạy để bảo lưu nghề dệt thổ cẩm

Hiện nay, ở một số buôn trên địa bàn huyện Cư Giút (Đác Nông) vẫn còn nhiều nghệ nhân giữ gìn những bí quyết của nghề dệt thổ cẩm. Họ đang ngày đêm dốc hết tâm huyết cho việc truyền dạy, bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, điển hình là nghệ nhân Mí Dung ở buôn Nui, xã Tâm Thắng. Theo lời kể của Mí Dung, năm lên 10 tuổi, bà đã thích ngồi xem mẹ mình dệt, sau đó quyết tâm học bằng được cách dệt thổ cẩm và trở thành người dệt thổ cẩm thành thạo, điêu luyện. Theo Mí Dung, để dệt xong một cái chăn phải mất khoảng 20 ngày, một cái váy mất khoảng 10 ngày, chiếc áo năm ngày, cái túi xách hai ngày. Chỉ với một khung dệt đơn giản, những cuộn len, sợi chỉ, dưới đôi tay điêu luyện của bà đã trở thành những tấm thổ cẩm rất đẹp, và rất tinh xảo. Những nét hoa văn trang trí ở đường viền chân váy, cổ áo, tay áo... có dạng hình thoi, hình tam giác kết nối vào nhau và được điểm thêm vào bằng nhiều hình ảnh từ thiên nhiên như hoa, chim, thú... Không những thế, bà còn có nhiều sáng tạo, cách tân trong những sản phẩm làm ra từ thổ cẩm như váy, túi xách phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ nhưng không làm mất đi nét đẹp truyền thống của các họa tiết, những nét đặc thù của nghệ thuật tạo hình Tây Nguyên. Những sản phẩm bà dệt ra thường bán cho khách du lịch đã góp phần không nhỏ vào thu nhập của gia đình. Điều đáng ghi nhận ở Mí Dung là với ý thức mong muốn bảo tồn và lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, bà đã tự nguyện giảng dạy và truyền nghề cho con cháu và những học viên là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của buôn Nui, buôn Buôr và buôn Trum ở xã Tâm Thắng, huyện Cư Giút. Các học viên đã được Mí Dung hướng dẫn tận tình từ đường kim mũi chỉ, cách làm thế nào để có được những sản phẩm tinh xảo. Ngoài những giờ lên lớp, bà còn chỉ bảo cho các học viên khi về gia đình thực tập, những chỗ nào học viên còn sơ sót là bà đến nhà để chỉ dẫn ngay, thậm chí bà còn đứng ra tiêu thụ giúp các sản phẩm do học viên làm ra.


Để tìm hiểu thêm về nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Tây Nguyên, chúng tôi tìm đến xã Glar, huyện Đác Đoa (Gia Lai), đây là nơi mà nghề dệt thổ cẩm đang rất được xem trọng, cũng là một trong những trung tâm về thổ cẩm của tỉnh Gia Lai. Có người bao tiêu sản phẩm với giá thành tương đối, vậy là đủ để người dân Glar có hứng thú giữ nghề, một làng nghề có quy mô, thành hình tại một vùng đất không xa TP Plây Cu. Phải nói rằng, ở đây, chính quyền từ tỉnh đến xã đã có nhiều hoạt động để khuyến khích, thúc đẩy việc phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Glar. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến đầu tư của tỉnh mở lớp dạy thổ cẩm ngay tại địa phương, thu hút hơn 50 học viên theo học. Giảng viên là một số "lão nghề" trong xã. Những lớp học như vậy tuy chưa giúp gì nhiều cho làng nghề, nhưng thể hiện sự quan tâm của ngành chức năng cũng như là niềm vui, là sự khuyến khích những người yêu nghề. Bà Mlop, một trong những người có những đóng góp để nghề dệt thổ cẩm ở xã này phát triển và sản phẩm thổ cẩm làm ra từ Glar hầu hết do bà bao tiêu. Bà cho biết, để phát triển nghề truyền thống, cần phải có sự nỗ lực của những người mong muốn lưu giữ nghề, và phải sáng tạo, luôn làm cho sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng...

Trong nỗ lực phục hồi, hình thành những làng nghề ở tỉnh Gia Lai, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh còn mở thêm những lớp dạy dệt thổ cẩm ở Kon Dơng (huyện Mang Yang), đào tạo kỹ năng làm các mặt hàng mỹ nghệ. Các lớp học này đã thu hút hàng trăm học viên, và kết quả ban đầu cũng rất khả quan. Một trong những nghề mới là sản xuất các đồ lưu niệm từ nguồn mây, tre, lá có sẵn ở một số địa phương như Kông Chro, Chư Prông. HTX công - nông nghiệp Ia Lâu hình thành từ hơn hai năm nay đã phát huy hiệu quả. Hơn 200 hộ ở hai xã Ia Lâu, Ia Mơr (huyện Chư Prông) tham gia vào HTX này, có thu nhập tương đối ổn định với mức khoảng 40-50 nghìn đồng/ngày. Hàng sản xuất được chuyển về thành phố du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) tiêu thụ. Phát huy thành công đó, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Gia Lai vừa thành lập HTX công - nông nghiệp Đak Kơ Ning (Kông Chro).

Ông Trương Minh Thu, Phó Giám đốc phụ trách trung tâm cho biết: Đây thật sự là cơ hội để người dân lao động sáng tạo và từ đó nâng cao đời sống. Do nguồn nguyên liệu khá phong phú, đầu ra cho sản phẩm cũng khá ổn định, cho nên dự tính khi HTX này đi vào hoạt động, hàng trăm hộ người dân tộc thiểu số ở địa phương sẽ có thêm điều kiện để phát triển cuộc sống.

Lưu giữ, phát triển nghề truyền thống đối với phụ nữ Tây Nguyên là một niềm say mê, ai cũng biết nghề, và được lưu truyền đến ngày nay. Nhưng trước sự phát triển của cuộc sống hiện đại, niềm say mê ấy có khả năng sẽ suy giảm nếu không được sự động viên, khuyến kích và tạo điều kiện phát triển. Chính vì thế, thiết nghĩ, đây không chỉ là câu chuyện thuộc về vai trò của phụ nữ, mà phải có sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ của các cấp, các ngành để những nghành nghề truyền thống, như nghề dệt thổ cẩm chẳng hạn, vừa được lưu giữ, vừa giúp mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống.

Bài, ảnh: Thanh Lam


Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ hiện nay.
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, huyện Phú Xuyên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông để từng bước khai thác lợi thế tiềm năng các điểm du lịch làng nghề, quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả

Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả

LNV - Bạc Liêu – mảnh đất miền Tây Nam Bộ không chỉ nổi tiếng với những giai điệu cải lương sâu lắng hay lòng hiếu khách chân tình, mà còn được biết đến với những cánh đồng muối trắng tinh trải dài tít tắp. Nghề làm muối nơi đây không chỉ là nguồn sống của bao thế hệ mà còn là biểu tượng đặc trưng, gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa và kinh tế của người dân vùng biển.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân

LNV - Làng lụa Vạn Phúc, nằm bên bờ sông Nhuệ hiền hòa thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Với lịch sử hơn 1.000 năm, nơi đây không chỉ là cái nôi của nghề dệt lụa mà còn là biểu tượng văn hóa, thể hiện sự tinh tế và tài hoa của người thợ làng nghề Việt Nam.
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương

Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương

LNV - Với đam mê điêu khắc cùng nguồn nguyên liệu sẵn có, anh Bùi Văn Ngưng (SN 1981) đã tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo từ những gốc cây, trái dừa khô,... có giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao. Đặc biệt, tác phẩm “Đĩa Trái Cây Ngũ Quả” của anh còn được trưng bày tại Vòng xoay Ngã Năm (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), thu hút không ít du khách đến tham quan.
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

LNV - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang cận kề, các nhà vườn trồng mai trên địa bàn thị xã An Nhơn - nơi thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung tất bật đưa mai ra chào khách với những tác phẩm đẹp, lạ, độc đáo thỏa mãn thú chơi mai của thượng đế.

Tin khác

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

LNV - Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam NGUT Trịnh Quốc Đạt đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam về những thành quả của Hiệp hội trong năm vừa qua và những hoạt động nổi bật trong năm mới 2025.
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

LNV - Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
Giữ lửa nghề tò he Xuân La

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

LNV - Thôn Xuân La, một làng quê yên bình thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he truyền thống. Nơi đây, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn vào những khối bột đơn sơ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

LNV - Làng nghề đúc đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây là một ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

LNV - Làng Thế Chí Tây xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, (tỉnh Thừa Thiên - Huế) được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mai cảnh vào cuối năm 2018. Tháng 12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Làng nghề truyền thống mai cảnh Thế Chí Tây”. Hiện nay, Làng nghề mai cảnh đang được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thêm 108 sản phẩm OCOP Hà Nội nhận giấy chứng nhận 4 sao

Thêm 108 sản phẩm OCOP Hà Nội nhận giấy chứng nhận 4 sao

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.
Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ diễn ra trong 5 ngày

Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ diễn ra trong 5 ngày

OVN - Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 16-20/1/2025, tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ (Hà Nội).
Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp

LNV - Ngày 6/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Công văn số 343/UBND-TNMT về việc tham mưu, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn TP.
Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

LNV - Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã có Công văn số 144/ATTP – PCTTR về việc tăng cường công tác thanh kiểm tra về ATTP trong mùa lễ hội Xuân năm 2025.
Du lịch tâm linh hút khách những ngày đầu năm

Du lịch tâm linh hút khách những ngày đầu năm

LNV - Mỗi dịp xuân về, người dân lại có nhu cầu đi chùa lễ Phật cầu bình an cho gia đình, vì vậy các tour du lịch văn hóa tâm linh hút khách. Tuy nhiên để trở thành sản phẩm du lịch 4 mùa đòi hỏi địa phương, doanh nghiệp đầu tư hình thành tour du lịch hoà
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động