Nghệ nhân "truyền lửa" nghề mộc Yên Phương
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề mộc, từ nhỏ,ông Đỗ Văn Tươi ở thôn Lũng Hạ đã được tiếp xúc với mùi hương của gỗ, cái cưa, cái bào, cái đục... Năm lên 10 tuổi, ông Tươi bắt đầu học nghề từ sự chỉ bảo của bố mình. Ban đầu, học nghề mộc với ông chỉ với mục đích mưu sinh, bởi theo như các cụ nói “Cái nghề mộc tuy không kiếm ra nhiều tiền, nhưng đi đến đâu cũng được người dân quý trọng”. Nhưng không biết từ bao giờ, ông Tươi đã yêu và say mê với nghề mộc. Kể từ đó, ông không ngừng học hỏi, sáng tạo và gìn giữ nghề truyền thống của quê hương.
![]() |
Nghệ nhân Đỗ Văn Tươi luôn dành tâm huyết cho nghề mộc truyền thống của địa phương. Ảnh: Dương Hà |
Với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo của mình, ông Tươi đã làm ra nhiều sản phẩm đồ gỗ đẹp, được khách hàng đánh giá cao. Theo ông Tươi, để làm được sản phẩm gỗ chất lượng cao, ngoài lựa chọn những loại gỗ tốt, phù hợp, có hoa văn tinh xảo, thì người thợ làm nghề cũng phải thật khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Hơn nữa, người thợ cũng cần sáng tạo và có óc thẩm mỹ để có thể cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Hơn 40 năm kinh nghiệm làm nghề, đến nay, ông Tươi đã là chủ của 2 cửa hàng và 1 xưởng sản xuất đồ gỗ. Các sản phẩm đồ thờ cao cấp như án gian, hoành phi, câu đối, sập thờ... mang thương hiệu Tươi Thuấn đã nổi tiếng cả trong và ngoài tỉnh. Hiện, cơ sở sản xuất của ông đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương.
Để bắt kịp với xu hướng, thị hiếu của thị trường, gia đình ông Tươi đã đầu tư mua máy móc, trang thiết bị để hỗ trợ công việc, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có mẫu mã phong phú, giá thành cạnh tranh hơn. Ngoài chuyên sản xuất các sản phẩm đồ thờ cao cấp, cơ sở của ông còn thiết kế nhiều loại sản phẩm như tranh treo tường, hình chim, rồng, phượng...
Nhờ sự nhạy bén, linh hoạt để thay đổi hướng tiếp cận với khách hàng, cơ sở sản xuất của ông Tươi ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, góp phần phát triển làng nghề truyền thống của quê hương. Trung bình mỗi tháng, cơ sở của ông xuất bán ra thị trường hơn 20 sản phẩm, doanh thu đạt gần 400 triệu đồng.
Để phát huy những tinh hoa của nghề mộc truyền thống ở địa phương, những lúc rảnh rỗi, ông Tươi còn tích cực truyền nghề cho con, cháu và người dân có nhu cầu học hỏi. Ông Tươi luôn tâm niệm, người thợ lành nghề không chỉ biết tạo ra những tác phẩm đẹp mà còn truyền nghề cho lớp trẻ, đó cũng là một nhiệm vụ cao cả.
Không có những lớp học bài bản, không có giáo trình khuôn mẫu, nhưng thế hệ con, cháu và những người đến học nghề được ông Tươi truyền lại bằng sự nhiệt huyết, say mê với những bí quyết, kỹ thuật chạm, khắc gỗ. Nguyên tắc truyền nghề của ông là không từ chối bất kỳ ai, nhưng nếu đã theo học là phải thật sự nghiêm túc, đặt cái tâm, cái hồn của mình vào từng sản phẩm.
Ông Tươi cho biết: "Để học được nghề mộc, người học phải khổ luyện, kiên trì và có tình yêu đặc biệt với những đường nét, hoa văn chạm khắc. Từ đó, có thể biến những khúc gỗ xù xì, thô mộc thành những sản phẩm độc đáo, thu hút được khách hàng".
Trong suốt những năm làm nghề của mình, điều khiến ông Tươi vui và hạnh phúc chính là có thể truyền nghề được cho con, cháu và hàng chục người dân trên địa bàn. Trong đó, có nhiều người đã mở được xưởng sản xuất và rất thành công trong nghề. Ông sẽ tiếp tục phát triển, truyền dạy cho thế hệ sau.
Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của mình trong việc giữ gìn và phát huy tinh hoa của nghề mộc của địa phương, năm 2008, ông Tươi được UBND tỉnh trao tặng danh hiệu “Thợ giỏi cấp tỉnh”. Năm 2013, ông vinh dự được công nhận là nghệ nhân nghề mộc cấp tỉnh.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân