Nghệ nhân Trạc Thị Ngọn trăn trở cùng nghề dệt thổ cẩm Cao Lan
Cầu kỳ như vậy nên bộ trang phục thổ cẩm truyền thống của người Cao Lan - một tộc người sống ở vùng cao Lục Nam, Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang - ngoài đòi hỏi tay nghề người thợ, còn cần rất nhiều thời gian. Dệt được tấm vải đẹp cần 12 đến 14 ngày. Muốn thêu trang trí họa tiết trên vải và hoàn thiện một bộ quần áo dài của nữ cần vài tháng, thậm chí cả năm. Thời gian trôi đi, thói quen sống thay đổi, môi trường sống cũng như môi trường tự nhiên ngày càng khác xưa đã khiến nghề dệt thổ cẩm của người Cao Lan mai một, những bộ trang phục thổ cẩm cầu kỳ của người Cao Lan cũng mất dần…
Nghệ nhân Trạc Thị Ngọn.
Nhớ lại thời hoàng kim của nghề dệt thổ cẩm, bà Trạc Thị Ngọn, 83 tuổi, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực dệt may thổ cẩm, bồi hồi: “Tôi là con thứ hai trong gia đình có 5 anh chị em. Nhà người Cao Lan nào cũng trồng lúa, bên cạnh đó là trồng bông và cây đay để dệt thổ cẩm. Nghề thêu, dệt thổ cẩm trước đây phát triển lắm. Chừng 5 - 6 tuổi tôi đã được bà và mẹ dạy cho cách thêu, cách dệt…”
Cũng theo lời bà Ngọn, lúc còn con gái, bà sống cùng gia đình ở vùng Đèo Gia của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Khi ấy, bà đã biết dệt thổ cẩm và may trang phục thổ cẩm cho chính mình. Ngày cưới, bà mặc trang phục thổ cẩm truyền thống về nhà chồng. Năm 1955, cả gia đình bà chuyển về sống tại Khe Nghè (thuộc xã Lục Sơn huyện Lục Nam). Người Cao Lan ở Khe Nghè từ lâu đã không còn mấy người dệt thổ cẩm. Bà cũng ngậm ngùi lãng quên khung cửi, con thoi cho đến khi bà có mong muốn may lại cho mình bộ thổ cẩm mới. Không có ai ở Khe Nghè dệt may thổ cẩm, bà lặn lội về quê cũ ở Lục Ngạn tìm mua, nhưng rồi cũng thất vọng…
Tiếc nghề dệt thổ cẩm có thể làm ra những bộ trang phục truyền thống quý giá của tộc người Cao Lan, bà Ngọn nung nấu suy nghĩ khôi phục lại nghề. Vừa mày mò canh cửi vừa đi khắp Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng… học hỏi, sưu tầm những mẫu áo váy xưa về nghiên cứu cách dệt, thêu rồi truyền dạy lại cho con cháu. Không chỉ tự học, bà còn sáng tạo một số cách dệt, cách thêu tạo sự đa dạng, tôn thêm vẻ đẹp của thổ cẩm.
Năm 2006, UBND huyện Lục Nam đầu tư dự án khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở bản Khe Nghè, bà Ngọn được coi là “linh hồn” của dự án. Bà đi đến từng gia đình trong bản động viên phụ nữ, trẻ em học dệt, bỏ công sức chỉ bảo từng chút một cho từng người. Gia đình còn bộ khung cửi cũ được cất giữ cẩn thận gần 30 năm, bà đem ra làm công cụ dạy học cho phụ nữ trong bản. Bà Ngọn nhớ lại cả bản Khe Nghè lúc đó chỉ còn chừng 5 người là còn nhớ chút ít về các công đoạn dệt…
Nghệ nhân Trạc Thị Ngọn trình diễn dệt thổ cẩm cho học sinh trải nghiệm.
Nhóm nghệ nhân ở Khe Nghè được thành lập. Từ một vài bộ khung dệt thuở ban đầu, đến nay, số khung dệt ở Khe Nghè đã tăng lên hàng chục bộ, số người biết dệt cũng tăng lên hàng chục người. Lớp trẻ người Cao Lan giờ nhiều người đã biết dệt và hoàn thành được các bộ trang phục thổ cẩm. Riêng gia đình bà Ngọn, cả con trai và con dâu đều là những người thành thạo các công đoạn dệt và thêu.
Ngày nay, dân bản Khe Nghè nhiều lần được mời tham dự, trình diễn nghề truyền thống trong những ngày hội lớn của tỉnh và huyện. Bà Ngọn cũng thường xuyên trình diễn nghề dệt truyền thống cho học sinh trong tỉnh Bắc Giang khi đến tham quan Bảo tàng Bắc Giang. Năm 2015, bà Trạc Thị Ngọn được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.
Xung quanh vấn đề bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cao Lan ở bản Khe Nghè, huyện Lục Nam đã có chủ trương mở rộng mô hình, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm; xây dựng nhà trưng bày sản phẩm du lịch tại khu vực Trại Cao trên tuyến đường 293 Bắc Giang - Tây Yên Tử để giới thiệu và bán đồ lưu niệm. Việc giúp đỡ bà con học hỏi kinh nghiệm dệt, thêu, làm phong phú về chủng loại, mẫu mã cũng đã được chính quyền tính đến.
Nghề dệt thổ cẩm của người Cao Lan hiện đã được hồi sinh, tuy nhiên, “linh hồn” của việc hồi sinh ấy, Nghệ nhân Trạc Thị Ngọn, vẫn còn nhiều trăn trở. Theo bà, tuy nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã được khôi phục nhưng do mẫu mã đơn điệu, lại được làm thủ công nên độ bền không cao, vì thế, hầu hết sản phẩm thổ cẩm làm ra chỉ mang giá trị lưu niệm mà thiếu tính tiện dụng. Vì vậy, số lượng sản phẩm bán ra không nhiều.
Bà Ngọn và nhiều bà con Cao Lan đang mong tiếp tục nhận được những hỗ trợ thiết thực giúp họ nâng cao chất lượng cũng như tính tiện dụng để có thể đưa sản phẩm ra thị trường nhiều hơn mà không phá vỡ nét truyền thống đặc trưng của nghề và sản phẩm…
Bảo Ngọc (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
11:12 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề
13:49 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống
13:48 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP
13:43 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024
14:14 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ
09:17 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk
09:16 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024: Tôn vinh nét đẹp của nghề truyền thống
07:00 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024
15:01 Khuyến công
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 Du lịch làng nghề
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 Văn hóa - Xã hội
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 Làng nghề, nghệ nhân