Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh: Người chắp cánh đưa sản phẩm làng nghề Việt ra thế giới

LNV - Sinh ra và lớn lên từ cái nôi làng nghề mây tre đan Phú Vinh, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh sớm bén duyên với nghề đan nát từ khi còn nhỏ. Để hôm nay, sau hơn 40 năm say sưa với nghề, các sản phẩm do doanh nghiệp ông sản xuất đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới.
Nâng tầm giá trị sản phẩm

Trên mặt sàn tầng 1 ngôi nhà vừa là nơi ở, vừa là xưởng sản xuất của Công ty TNHH Mây tre đan Việt Quang nằm tại làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nhiều năm qua luôn rộn ràng không khí làm việc của hàng chục người thợ lành nghề làng Phú Vinh.

Xung quanh xưởng xếp đặt la liệt các sản phẩm được thiết kế theo đơn đặt hàng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: hộp đựng giấy, hộp trang sức, khung tranh, khay trà, giỏ đựng trái cây và những chiếc chao đèn có thiết kế độc đáo, bắt mắt...

Với nụ cười hiền từ và cách nói chậm rãi, Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh kể, ông bén duyên nghề mây tre đan từ khi còn bé. Khi ấy, cha ông là nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu, một trong 9 nghệ nhân đầu tiên được phong tặng của miền Bắc, đã kèm cặp chỉ bảo ông từ cách vót nan, chuốt mây đến việc bắt khung đan những chiếc rá, rổ đơn giản nhất. Làm nhiều rồi quen tay, thành thục các thao tác kỹ thuật khó, rồi yêu nghề lúc nào không hay. Ông còn tự tìm tòi, sáng tạo các kiểu dáng, hoa văn độc đáo, lạ mắt khiến nhiều người làm nghề thán phục.


Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh giới thiệu một số mẫu chao đèn sẽ được xuất sang thị trường Nhật Bản.


Năm 1986, mới 23 tuổi, với chiếc lồng bàn được đan công phu bằng giang nhuộm lá cây và bùn đen, mô phỏng các họa tiết đặc trưng của làng nghề Phú Vinh, ông Tĩnh giành trọn bộ huy chương (1 vàng, 1 bạc và 1 đồng) tại Triển lãm Hàng thủ công mỹ nghệ Toàn quốc lần thứ nhất và được Trung ương Đoàn, Hội thủ công Mỹ nghệ Việt Nam tặng bằng khen. Với ông, cảm xúc về giải thưởng vẫn còn in đậm đến hôm nay và như ngọn lửa thôi thúc ông gắn bó với nghề, không ngừng nghỉ sáng tạo để nâng giá trị các sản phẩm mây tre đan truyền thống lên tầm các sản phẩm nghệ thuật.

Đây cũng là động lực để sau này ông tiếp tục được nhận hàng loạt bằng khen, huy chương, danh hiệu được treo trang trọng kín các bức tường trong phòng khách trên tầng 2 ngôi nhà như: Danh hiệu Nhân tài đất Việt vì có công bảo tồn phát huy bản sắc tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, Giải thưởng của Hội Mỹ thuật Đông Nam Á, danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú do Chủ tịch nước phong tặng.

Sau giải thưởng mở đầu sự nghiệp một nghệ nhân mây tre đan, ông Tĩnh tiếp tục công việc sản xuất các mặt hàng truyền thống và truyền nghề cho 2 người con trai như bao thế hệ nghệ nhân làng nghề Phú Vinh khác. Tuy nhiên, mỗi dịp mang các sản phẩm của mình và của làng tham dự các cuộc triển lãm, giới thiệu sản phẩm, nhận được sự trầm trồ, thán phục của du khách, khát vọng phát triển sản phẩm và tạo đột phá trong làm nghề càng thôi thúc ông, dù ông chưa hình dung sẽ đột phá bằng cách nào?

Chỉ đến khi có một số đối tác nước ngoài ngỏ ý muốn đặt hàng nhiều mẫu sản phẩm có giá trị lên đến vài trăm triệu đồng và các giao dịch khó có thể thực hiện được nếu chỉ dừng ở quy mô hộ sản xuất gia đình, thì ý thức thành lập doanh nghiệp mới trở nên sáng rõ. Đây chính là lý do giúp ông Tĩnh và các con quyết định thành lập Công ty TNHH Mây tre đan Việt Quang vào năm 2008 và tạo những bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh.

Nghệ nhân doanh nhân

Những ngày đầu mới thành lập doanh nghiệp, nhiều khó khăn liên quan đến quản trị doanh nghiệp ập đến với nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, từ việc viết hóa đơn, chứng từ, kê khai thuế, đến việc quản lý lao động bài bản… Nhưng với sự giúp đỡ của 2 người con trai cũng đang nối nghiệp cha, cùng sự nỗ lực học hỏi, Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đã đóng tròn vai của mình.

Từ những mối quan hệ được thiết lập trong các cuộc triển lãm, trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ trước đó, cùng với tên tuổi đã được nhiều tờ báo, tạp chí trong nước và nước ngoài nhắc đến, Công ty Việt Quang của ông Tĩnh nhanh chóng nhận được nhiều đơn đặt hàng đến từ châu Âu, Trung Đông và một số nước có ngành thủ công mỹ nghệ phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…

Sở dĩ thuyết phục được những khách hàng khó tính này, theo cách lý giải của nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, là do các sản phẩm mây tre đan của Việt Quang bên cạnh sự sáng tạo, độc đáo về mẫu mã, còn ẩn chứa những nét duyên dáng, hồn cốt rất riêng đã được kế thừa từ hàng trăm năm phát triển của làng nghề Phú Vinh.

“Có một khách hàng Nhật Bản từng nói với với tôi: “Khi nào anh nhận tiền của chúng tôi mà chúng tôi phải cảm ơn anh thì tức là anh đã thành công”. Vì thế, để giữ được những giá trị bền vững kể trên, tôi luôn nhắc nhở bản thân và người lao động phải yêu nghề, tận tâm chau chuốt từng chi tiết nhỏ để tạo nên những sản phẩm hoàn hảo nhất có thể”, ông Tĩnh tâm sự.

Những năm gần đây, Công ty Việt Quang đã nhận được nhiều đơn hàng có giá trị hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng, trong đó các mặt hàng được đặt có giá bán tại thị trường nước ngoài lên đến hàng triệu đồng, đã mang về doanh thu cho Công ty Việt Quang trên chục tỷ đồng mỗi năm (năm 2017 đạt 15 tỷ đồng, năm 2018 đạt 17 tỷ đồng, năm 2019 đạt 18 tỷ đồng ), trong đó lợi nhuận chiếm 20-30%. Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 20 nhân lực tại chỗ và hàng trăm nhân lực nằm tại các khu vực vệ tinh quanh Hà Nội.

Cũng từ các đơn hàng này, ông Tĩnh đã tiếp thu được nhiều ý tưởng mới, để ngày càng nâng cao tay nghề, đưa ông đến nhiều làng nghề nổi tiếng ở Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… và rút ra những bài học và khơi dậy ý tưởng dịch chuyển mô hình sản xuất của Việt Quang về phía tỉnh Hòa Bình, biến cở sở hiện tại thành một địa chỉ du lịch làng nghề giống những mô hình ở nước bạn.

“Để trở thành một địa chỉ du lịch làng nghề, Công ty Việt Quang sẽ phải đầu tư xây dựng khu trưng bày các mẫu sản phẩm tiêu biểu, độc đáo, mang đặc trưng của làng nghề Phú Vinh. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phải tạo một không gian giúp du khách trải nghiệm quá trình làm ra sản phẩm để thỏa sức sáng tạo của mình. Hiện tại, chúng tôi đang chuẩn bị những nguồn lực cần thiết để thực hiện dự dịnh này”, ông Tĩnh cởi mở.

Những ngày này, khi hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam đều đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh Covid-19, các đơn hàng của Việt Quang cũng phải tạm hoãn, công ty chỉ hoạt động cầm chừng đáp ứng một số đơn hàng nhỏ lẻ trong nước, khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh không khỏi lo lắng. Tuy vậy, ước mơ tạo nên một địa chỉ du lịch làng nghề có quy mô bài bản vẫn không ngừng thôi thúc trái tim người nghệ nhân này, với tâm nguyện giới thiệu tinh hoa nghệ thuật mây tre đan Phú Vinh, tinh hoa làng nghề Việt đến với du khách năm châu.

Bài và ảnh: Thanh Nga

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.

Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

LNV - Phú Xuyên là vùng đất trăm nghề có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư quy hoạch, xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề đang là hướng đi đúng tạo động lực phát triển kinh tế địa phương bền vững.
Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

LNV - Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.
Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

LNV - Để giải quyết những thách thức về năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như nâng cao sức cạnh tranh, việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững cho phát triển ngành ong Việt Nam.
Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

LNV - Những đàn ong mật được người dân xã Nghĩa Đồng huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phát triển nhân rộng và cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động