Nghệ nhân Nguyễn Trọng Đường: Đam mê và trăn trở với nghệ thuật múa rối
Trong căn nhà cấp bốn, ông Đường ngồi lặng lẽ bên quân rối. Ông cẩn thận nâng niu, lau chùi từng chi tiết của chú tễu nhỏ. Khách đến, ông cầm chú tễu lên khoe, vừa biểu diễn cho đỡ nhớ nghề vừa tự hào kể về công việc mình đã gắn bó già nửa cuộc đời.
Sinh ra ở nơi được coi là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam nên ngay từ thuở nhỏ, múa rối nước đã sớm ăn sâu vào tiềm thức, khơi gợi niềm đam mê trong ông. Năm nay, ông hơn 80 tuổi và có tới hơn 60 năm tham gia biểu diễn trong phường rối nước xã Nguyên Xá.
Các NNND, NNƯT được trao tặng danh hiệu năm 2019.
Trong ký ức của nghệ nhân được coi là lão làng trong phường rối nước xã Nguyên Xá, những chuyến theo cha, chú đi biểu diễn tại các tỉnh, thành phố phía Bắc là những tháng ngày không thể nào quên.
Ông Đường chia sẻ: Từ bé, tôi đã được đi xem bậc cha chú biểu diễn múa rối nước. Thời đó, cùng với hát chèo, múa rối được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân, “sáng rối, tối chèo” đã đi vào tâm thức của nhiều người. Đến khi 18 tuổi, tôi xin vào phường rối và được theo gánh rối đi biểu diễn khắp nơi. Trong những chuyến biểu diễn, hành trang của những nghệ nhân cùng với những quân rối, phụ kiện sân khấu là những bao gạo. Bởi chúng tôi thường đi dài ngày, hết tỉnh nọ sang tỉnh kia, phải nhờ nhà dân để nấu ăn. Vất vả là vậy nhưng ai cũng thấy vui và quên hết mệt nhọc vì đến đâu, người dân cũng hào hứng xem, cổ vũ. Đó là nguồn động viên với mỗi nghệ nhân phường rối như chúng tôi.
Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Trọng Đường bên quân rối được tặng làm kỷ niệm.
Theo nghề rối, trải qua nhiều thăng trầm cùng nghề nhưng ông Đường luôn tâm niệm phải gắn bó, giữ gìn để bảo lưu môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, nét đẹp văn hóa của quê hương mà cha ông đã dày công gây dựng. Dù ông biết, nghệ nhân rối phải trải qua nhiều vất vả, thăng trầm. Để có một chương trình biểu diễn hấp dẫn, lôi cuốn người xem, nghệ nhân rối phải lội bùn, ngâm mình dưới nước nhiều giờ. Trước đây, khi chưa có quần áo bảo hộ, các nghệ nhân rất dễ mắc bệnh viêm da, chưa nói đến việc ngâm mình dưới nước mùa lạnh để giật dây điều khiển quân rối. Vì thế, muốn tham gia trong phường rối đòi hỏi mỗi nghệ nhân phải có sức khỏe, chịu được rét.
Các quân rối trước kia thường được làm bằng gỗ sung do đặc tính của gỗ nhẹ, dễ nổi. Để tạo hình một quân rối, các nghệ nhân phải mất nhiều thời gian và việc chế tác cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, theo ông Đường: Tuổi thọ của một quân rối không cao, thường chỉ khoảng 5 năm. Hoạt động của phường rối là tự thu, tự chi và cứ vài năm lại phải thay quân rối nên thu nhập của những nghệ nhân cũng chẳng đáng là bao. Mỗi lần biểu diễn, các thành viên trong đoàn phải trích lại phần trăm để dành tiền tạo quân. Do đó, phải là người yêu nghề, đam mê với nghề mới trụ được. Hiện nay, các quân rối đã được làm bằng gỗ dổi hoặc cao su xốp nhằm tăng độ bền và giảm chi phí song giá thành tạo ra một quân rối vẫn còn khoảng 800.000 - 1 triệu đồng/quân.
Gắn bó hàng chục năm với múa rối nước nên ông Đường có thể biểu diễn được nhiều trò, trong đó có nhiều trò mang đặc trưng riêng của phường múa rối nước xã Nguyên Xá như: chạy đàn ngũ phương, hành quân rước kiệu, cáo bắt vịt... Đây là những trò đã được cải tiến để phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả. Bản thân ông đã được mời đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới như Italia, Pháp, Trung Quốc... và đạt nhiều huy chương vàng, bạc tại các hội diễn toàn quốc về múa rối nước.
Đam mê múa rối nước, trăn trở không để rối nước mai một, với kinh nghiệm của mình, ông Đường sẵn sàng chia sẻ, truyền nghề cho thế hệ trẻ. Đến nay, ông đã truyền dạy nghề cho hàng chục người, trong đó có những người cháu trong dòng tộc. Hiện 3 người cháu trong họ đều đang hoạt động ở phường rối nước xã Nguyên Xá. Sau nhiều năm giữ cương vị trưởng phường rối nước xã Nguyên Xá, giờ đây tuổi đã cao, mắt mờ, chân chậm, ông Đường mới thôi không biểu diễn. Ông lui về nghỉ ngơi để thế hệ trẻ tiếp tục bảo lưu giữ gìn múa rối nước xã Nguyên Xá, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thế nhưng, với ông múa rối nước vẫn luôn là môn nghệ thuật thiêng liêng và đầy tự hào.
Ghi nhận những đóng góp của ông trong gìn giữ, bảo lưu nghệ thuật múa rối nước, ông Đường đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” vào năm 2019. Phần thưởng cao quý mà Nhà nước trao tặng cho các nghệ sĩ, nghệ nhân sẽ là nguồn động viên để họ tiếp tục cống hiến góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Bài và ảnh: Hoàng Lanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 Tin tức

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An
13:37 Khuyến nông

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 Tin tức

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 OCOP