Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê
Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp bên tác phẩm nghệ thuật của mình
Chỉ với tài năng, niềm đam mê với điêu khắc, cùng với ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, sau 8 năm “tầm sư học đạo”, hơn 10 năm gây dựng sự nghiệp, năm 2010, Nguyễn Trần Hiệp đã thành công và vinh dự được Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân quốc gia khi mới 37 tuổi. Hai năm sau, Nghệ nhân quốc gia Nguyễn Trần Hiệp được tỉnh Bắc Ninh phong tặng danh hiệu Nghệ nhân tỉnh Bắc Ninh. Đến nay, nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp đã trở thành nhà điêu khắc có tiếng, làm giàu chính đáng trên quê hương mình.
Nhớ lại những ngày đầu gây dựng sự nghiệp, nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp không khỏi bồi hồi. Ông đã mất rất nhiều đêm thức trắng suy nghĩ, làm sao để các sản phẩm được thị trường đón nhận. Sau đó, ông đã tìm ra hai phân khúc khách hàng chủ đạo. Phân khúc thứ nhất, là nhóm khách du lịch vào Việt Nam, là những sản phẩm mỹ nghệ nhỏ, làm quà lưu niệm. Phân khúc thứ hai là chủ đạo, các sản phẩm được sản xuất phục vụ cho việc xuất khẩu. Nhờ sự quyết đoán như vậy, ông Nguyễn Trần Hiệp đã thành công và mở rộng mô hình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng của mình.
Tiếp đến, bằng sự kiên trì và lòng đam mê nghệ thuật, với bàn tay tài hoa của mình, mỗi tác phẩm của ông đều được “thai nghén”, ra đời mang đậm giá trị văn hoá, sự tinh tế và giá trị kinh tế cao. Trong đó, phải kể đến tác phẩm chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội mang tên “Âm hưởng Thăng Long”, bằng chất liệu gỗ mun vân hoa. Tác phẩm hoàn thành được Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam đánh giá rất cao về ý tưởng. Tác phẩm tôn vinh khí thế hào hùng của dân tộc, mang hào khí Thăng Long, tô đậm quá trình hình thành và phát triển của Kinh đô Thăng Long xuyên suốt chiều dài lịch sử 1000 năm. Gần đây nhất, nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp lại vinh dự đạt giải Xuất sắc do Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam trao tặng năm 2018, cho tác phẩm điêu khắc gỗ nghệ thuật “Kê, ngưu tương phùng”.
Mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, từ cơ sở sản xuất mỹ nghệ Hiệp Thắng, nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất trở thành HTX Đồ gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng, nơi thực sự thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, máy móc đã hỗ trợ được 60 – 65% trong phần công đoạn phá thô ban đầu. Công đoạn còn lại dựa vào đôi bàn tay tài hoa của người thợ, người nghệ nhân chế tác.
Từng trưởng thành từ trong gian khó nên suốt những năm qua, nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp luôn sẵn lòng giúp đỡ các bạn trẻ có ý chí vươn lên làm nghề. Ông trực tiếp mở lớp dạy nghề cho nhiều bạn trẻ tại địa phương và khu vực lân cận đến từ thị xã Từ Sơn, huyện Gia Bình, Đông Anh (Hà Nội)… Hiện, ông đã có 3 xưởng sản xuất với giá trị hàng năm gần chục tỷ đồng. HTX Đồ gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho 30 lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 5 triệu đồng một tháng.
Nỗ lực không ngừng, biến tài năng thành động lực, bước từng bước kiên định, nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp đã và đang góp phần tích cực vào việc bảo tồn phát huy những giá trị tinh hoa nghề truyền thống của dân tộc. Đồng thời, từ tấm gương vượt khó làm giàu của nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp, cũng khẳng định rằng mỗi người đều có rất nhiều con đường để lập nghiệp, nhưng chỉ có một con đường dẫn tới thành công đó là bằng sức lao động chân chính, nhiệt huyết và trí tuệ của tuổi trẻ.
Theo Báo Công thương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 Tin tức

Thanh Hóa: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cần được triển khai đồng bộ, phù hợp thực tế từng vùng, miền
13:58 Tin tức

Cổng làng trong lòng phố
08:55 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng
08:53 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 Tin tức