Nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến: Gìn giữ tinh hoa nghề mộc truyền thống
Nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến được Ban chấp hành TW Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam”.
Khi đến Chàng Sơn, không ai là không biết đến nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến. Cho tới bây giờ, dù đã ở tuổi ngoài lục tuần nhưng người nghệ nhân ấy vẫn son sắt một lòng với nghề.
Đối diện với ông, ta sẽ có cảm nhận như đang được trò chuyện với một “từ điển sống” về nghề mộc truyền thống. Mỗi một ngôi nhà, đình làng, chùa chiền với kết cấu, hoa văn, kiến trúc ra sao, thời nào... đều được ông kể thành những câu chuyện, điển tích mang những dấu ấn của đời sống văn hoá – tinh thần của cha ông xưa.
Ông Tiến chia sẻ: “Làng tôi là làng nghề mộc từ đời cha ông để lại. Mỗi người như tầm tuổi chúng tôi lớn lên đều đi làm thợ, vì nơi đây tất cả là gỗ. Chúng tôi mỗi người kế tiếp giữ gìn cái nghề của ông cha, nên rất đam mê với nghề. Theo như các cụ nói: Cái nghề này tuy không kiếm ra nhiều tiền, nhưng đi đến đâu rất được người dân quý...”.
Ngay từ nhỏ, tiếng chàng, tiếng đục đã in sâu vào tiềm thức của ông Tiến, phải biết cầm đục, cầm chàng trước rồi mới đi học sau. Khi chọn bước chân theo nghề mộc ở cái tuổi 15, ông theo cha học nghề và được truyền dạy nghề gia truyền của dòng tộc. Dẫu còn những thách thức, khó khăn nhưng đến năm 17 tuổi, ông đã khẳng định được bản thân mình nhờ sự cần cù, chịu khó, tạo dựng uy tín trong nghề.
Thời gian trôi qua, bằng tư suy sáng tạo, nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến đã nâng cấp nghề mộc dân dụng truyền thống của tổ tiên, ông cha để lại thành nghề kiến trúc nhà cổ. Để có được những kinh nghiệm dựng nhà cổ, ông Tiến dành nhiều thời gian đi khắp mọi nơi, từ Nam ra Bắc, ghé thăm các di tích, những công trình nhà gỗ đặc sắc mang đậm chất vùng miền. Trước mỗi công trình, ông đều tìm hiểu về phong cách dựng nhà, lối thiết kế và ghi chép cẩn thận làm tư liệu riêng cho mình.
Suốt hơn 40 năm đam mê với nghề nhà gỗ, ông Tiến chia sẻ: “Để học được nghề đòi hỏi sự khổ luyện, kiên trì và tình yêu với những đường nét, hoa văn tinh xảo, để từ những khúc gỗ xù xì thô mộc biến hình thành những lá hoa, rồng phượng, những bức tranh tiên cảnh, hạ giới, làng quê, hay những điển tích xa xưa. Vẫn là những hoa văn, nhưng những người thợ giỏi biết thổi hồn vào đó khiến nó trở nên sống động, mềm mại mà chỉ những người tinh ý mới nhận ra”.
Bằng tâm huyết, ngọn lửa đam mê với nghề mộc, ông cùng tốp thợ đã hun đúc, tôi luyện và chạm khắc tài nghệ của mình để thổi hồn thành những kiệt tác gỗ nghệ thuật đặc sắc và đầy ấn tượng. Ngoài những công trình nhà gỗ ba gian, năm gian cổ truyền, ông tích cực tham gia tu bổ, phục dựng những công trình tâm linh như đình, chùa, đền. Những công trình của ông có mặt ở nhiều nơi, vùng miền.
Trong đó phải kể đến những công trình nổi tiếng do ông thiết kế, chỉ đạo thi công như: Quần thể chùa Hà, chùa Trăm gian, Tháp chuông, Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Tây Phương, Thủy đình (công trình trong Bảo tàng dân tộc Việt Nam)...
Không biết bao lần trắng tay, thậm chí khuynh gia bại sản trở về đất Chàng Sơn, được sự động viên của bạn bè, gia đình, ông quyết tâm gây dựng lại xưởng mộc. Cuối cùng, sự quyết đoán, bản lĩnh đã đưa ông trở thành nghệ nhân nhà gỗ thực thụ.
Ngôi nhà gỗ Phúc Lộc là một xưởng gỗ lâu đời, cũng là nơi ông dành tâm huyết của cả cuộc đời gìn giữ tinh hoa mà cha ông để lại. Từ đây, những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ điêu khắc nổi tiếng, các kiểu cách thiết kế, kiến trúc nhà cổ độc đáo, tinh xảo được hình thành từ đôi bàn tay tài hoa của ông.
Bên cạnh đó, ông luôn hướng cho các con theo nghề của bố, tiếp nối bao năm xây dựng của các bậc tiền nhân. Tuy không khá giả cho lắm, nhưng có công có việc cả đời và ít va chạm với mặt trái của xã hội, đấy chính là điều mà ông cho là hạnh phúc nhất. Ngoài ra, ông cần mẫn, cầm tay chỉ việc truyền dạy nghề cho các bạn trẻ trong vùng, với mong muốn lớp trẻ không ngừng kế thừa và phát huy tinh hoa của nghề mộc Chàng Sơn.
Bài và ảnh: Diệu Huyền - Hòa Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội