Nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng và những tác phẩm chum sành nghệ thuật độc đáo
Bộ Trưởng Bộ NN&PTNN Lê Minh Hoan tham quan tại khu trưng bày các sản phẩm gốm của Làng nghề gốm Giang Cao
Trước xu hướng đó, các làng nghề sản xuất gốm sứ cũng có sự thay đổi linh hoạt để tạo ra nhiều sản phẩm chum sành phục vụ nhu cầu người sử dụng. Tại làng nghề gốm Giang Cao, Nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng (1983, Hà Nội) được xem là một trong những người đi đầu trong việc sản xuất và chế tác các loại chum sành cao cấp. Dù tuổi đời và tuổi nghề còn khá trẻ nhưng anh Nguyễn Huy Hoàng đã có nhiều dấu ấn trong sự nghiệp làm gốm sứ nói chung và phát triển các loại chum nói riêng tại làng nghề Giang Cao.
Nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng đang làm màu cho chum sành “Cá chép vượt vũ môn”
Anh Nguyễn Huy Hoàng có quê gốc ở huyện Đông Anh (Hà Nội) nhưng sau một cơ duyên thì anh đã gắn bó với nghề làm gốm ở làng Giang Cao (Bát Tràng, Gia Lâm). Ngoài việc kế thừa những giá trị truyền thống của làng nghề hơn 60 năm tuổi, anh Hoàng còn tìm hướng đi riêng cho mình trong sự nghiệp làm gốm. Vì vậy, anh tập trung vào việc sản xuất đa dạng các loại chum, không ngừng nghiên cứu, rèn nghề và tạo ra những sản phẩm mang nét đẹp khác biệt. Nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống và yếu tố hiện đại. Điều này thể hiện rõ ở nhiều tác phẩm chum sành của anh như “Cá chép vượt vũ môn”, “Mai hạc trường xuân”…
Theo Nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng, tác phẩm “Cá Chép Vượt Vũ Môn” được lấy cảm hứng từ tích cổ cá chép hóa rồng đã có từ ngàn đời xưa, tượng trưng cho người vượt khó, vượt nghịch cảnh để thành công. Họa tiết trên chum là hình ảnh hoa sen và đàn cá chép mạnh mẽ đang nhả ngọc, cùng nhau vượt qua ải vũ môn gian khó. Đặc biệt, toàn bộ họa tiết trên chum sành này còn được các nghệ nhân làng nghề Kiêu Kỵ dát vàng một cách tỉ mỉ, làm tăng thêm giá trị cho tác phẩm. Để hoàn thiện một chiếc chum “Cá Chép Vượt Vũ Môn”, mỗi nghệ nhân, thợ giỏi lành nửa tháng để thực hiện từ công đoạn làm đất, tạo hình, tỉa đường nét, làm màu…
Với tài năng và tâm huyết với nghề làm gốm, trong Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022, Nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng cũng nhận được giải nhì với tác phẩm chum sành “Mai Hạc Trường Xuân”. Sản phẩm gắn với tích xưa, có cây mai đại diện cho mùa xuân, chim hạc thể hiện sự trường lạc, vĩnh cửu, cùng đóa hoa mẫu đơn đại diện cho cái đẹp. Thông qua đó, người nghệ nhân muốn gửi tới thông điệp về một cuộc sống tươi đẹp. Điểm nổi bật của chiếc chum sành này là kỹ thuật xuất sắc của người nghệ nhân khi kết hợp nhiều thủ pháp thủ công là vừa điêu khắc, vừa đắp nổi, vừa ám họa để hoàn thiện từng chi tiết.
Anh Nguyễn Mạnh Hoà - Giám đốc Công ty Gốm sứ Bảo Khánh (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội), một trong những người có kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm về gốm sứ, đánh giá cao tay nghề của Nghệ nhân Nguyễn Huy Hoàng, các sản phẩm thể sự tinh xảo mà không phải nghệ nhân nào cũng làm được. Anh Hoàng đã góp một phần không nhỏ vào việc phát huy đặc điểm khác biệt của chum sành Giang Cao trong việc ngâm rượu. Nhờ nguồn nguyên liệu được chọn lọc kỹ lưỡng, khi nung lên chum sành đạt độ kết khối tốt nhưng thành chum vẫn xốp để thẩm thấu được các tạp chất của rượu ra bên ngoài. Ngoài ra, chum sành cũng có khả năng giữ nhiệt tốt nên giữ được các loại rượu ngâm không bị biến đổi theo thời tiết.
Bài, ảnh: Đỗ Uyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 Du lịch làng nghề

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 Du lịch làng nghề

B47 Coffee: Từ Vùng Đất Cao Nguyên Đến Thương Hiệu Cà Phê Nổi Bật
14:46 Tin tức