Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
Khi nói đến vũ điệu tắc xình người dân nơi đây cũng không thể quên một cái tên của một nghệ nhân, người được bà con đồng bào Sán Chay yêu mến mệnh danh là : “Người giữ lửa cho điệu múa tắc xình” đó chính là nghệ nhân người dân tộc Sán Chay Hầu Thanh Tĩnh.
![]() |
Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh tìm ra đủ động tác của Tắc Xình từ cổ đến hiện đại và hoàn thiện tài liệu “Huyền thoại Tắc Xình” |
Sinh ra và lớn lên với mảnh đất Tức Tranh xưa kia vốn được bao bọc bởi rừng núi, người dân Sán Chay nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, việc đồng áng chăm sóc, trồng cấy lúa và cây chè… trở thành nghề chính nuôi sống bà con nơi đây. Trong hoàn cảnh lao động và sinh hoạt giống như mọi cộng động các dân tộc Việt khác, người Sán Chay luôn lưu giữ được những nét văn hóa riêng độc đáo của mình tạo nên đời sống tinh thần phong phú, trải dài theo nhiều thế hệ. Trước đây do đời sống kinh tế, văn hóa còn thiếu thốn cùng với sự sao nhãng của các cấp quản lý dẫn đến tình trạng nhiều nét văn hóa độc đáo của các dân tộc đã bị mai một và biến mất. Trước tình hình như vậy nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh đã cùng với đội ngũ cán bộ địa phương mà cụ thể là những trưởng xóm, những bí thư đoàn thanh niên, những chi hội phụ nữ ra sức tuyên truyền cổ vũ bà con trong xóm tổ chức ra đội múa Tắc xình, thường xuyên tập luyện và biểu diện ngay tại xóm để phục vụ trong các dịp lễ tết, trong các ngày vui, ngày cưới của bà con trong xóm Đồng Tâm. Chính nhờ những lỗ lực đó mà các bài hát sọng cô, các vũ điệu múa cầu mua, cùng với tắc xính đã được bà con nơi đây lưu giữ. Sau nhiều lần tham gia biểu diễn giao lưu văn nghệ quần chúng, Phòng văn hóa huyện Phú Lương đã lựa chọn điệu múa Tắc xình do anh Tĩnh là đội trưởng làm màn biểu diễn ở hầu hết các mùa hội diễn và chính vũ điệu Tắc xình đã đem lại nhiều giải thưởng cao cho ngành văn hóa Phú Lương, từ đó nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã tìm đến Đồng Tâm, gặp gỡ nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh để tìm hiểu nghiên cứu và có nhiều giáo sự tiến sỹ đã có những bài viết thể hiện quan điểm cần bảo vệ và tôn vĩnh vũ điệu Tắc xình của đông bào Sán Chay thuộc xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh huyện Phú Lương, Thái Nguyên. Khi đã được đông đảo mọi người biết đến như vậy vẫn chưa đủ mà theo như Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh cho biết: “cái khó là phải có những con người” mà con người ở đây không ai khác mà họ chính là những người dân Sán Chay, sinh ra và lớn lên ở chính quê hương mình. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ của thế kỷ 21 thì việc giữ gìn vốn văn hóa dân tộc cổ trở nên hết sức khó khăn, trong khi tivi, truyên hình hàng ngày trình chiếu phim Hàn, nhạc hit – hop, cùng các vũ điệu bốc lửa của Âu - Mỹ thì việc níu giữ lớp trẻ trong không gian làng xóm, bắt họ hàng ngày nhảy múa với vài thanh tre, vài cái gậy gõ vào thành những cái lóng gỗ để làm nhạc cho điệu nhảy thì thật chả mấy hấp dẫn. Bởi thanh niên họ nhanh, nhạy và luôn muốn tìm hiểu những cái mới, cái hiện đại còn cái vốn cổ của ta họ cho là cũ, là lạc hậu từ đó rất khó để đưa họ vào tập luyện những bài ca, điệu mua của dân tộc mình. Nắm được tâm lý chung của đa số lớp trẻ trong xóm như vậy, Hẫu Thanh Tĩnh đã kiên trì đến từng nhà vận động những thanh niên có năng khiếu và ít nhiều có sự yêu mến văn hóa của dân tộc mình, từ đó khích lệ động viên họ tham gia vào đội văn nghệ. Phải nói đây cũng là một công việc hết sức khó khăn, bởi hiện thời thanh niên thường phải đi làm ăn xa, thơi gian tập luyện cũng rất khó khăn. Bố trí như thế nào cũng là điều rất khó. Trong khi kinh phí đầu tư không hề có gì, tất cả đều tự túc ngay cả những đạo cụ cũng do chính tay các nghệ nhân và các thành viên tự chế tác lấy bằng tre, nứa, gỗ. Nhưng với quyết tâm không thể để mai một những nét văn hóa của dân tộc, Hầu Thanh Tĩnh đã cũng với cán bộ ngành văn hóa ở xã, ở huyện bỏ nhiều công sực vận động và tập hợp xây dựng đội ngũ rồi lại đich thân anh hướng dẫn họ từng bước đi, điệu nhảy, uốn nắn rất kỳ công, rồi lo tiền may trang phục... tất tật đều anh phải lo xoay sở. Và kết quả sau bao vất vả đến nay Hầu Thanh Tĩnh đã thành lập được Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân gian Sán Chay của xã Tức Tranh và câu lạc bộ thường xuyên được tập luyện và giao lưu trong và ngoài tỉnh, đồng thời trình diễn cả ở trung ương. Chương trình của câu lạc bộ đã đem đến cho khán giả trong cả nước những tiết mục đặc sắc phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của người Sán Chay. Vũ điều Tắc xình là tiêu biểu nổi bật trong các mùa hội diễn vì nó phản ánh trung thực đời sống văn hóa, lao động của đồng bào Sán Chay, từ tiết tấu âm thanh rộn rã, đến các nhạc cụ tự chế đều mang tính độc đáo riêng biệt của người Sán Chay. Xem và nghe vũ điệu Tắc xình người ta có thể cảm nhận được không khí vui tươi náo nhiệt của chính những con người lao động, họ múa hát trong không gian văn hóa dưới nhà sàn với những vật dụng gắn bó quen thuộc và với nhưng nhạc cụ được tạo ra từ chính những công cụ lao động như chày giã gạo, lóng đập lúa, mà nguyên liệu chính là tre nứa, gỗ. Cái hay của vũ điệu là ở nét thô mộc đơn giản ấy và từ đó người xem cảm nhận được tình yêu của con người bắt nguồn trong niềm vui lao động của cộng đồng.
![]() |
Từ khi tìm lại được điệu Tắc Xình cổ, nghệ nhân ưu tú Hầu Thanh Tĩnh thành lập Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân gian Sán Chay thu hút nhân dân địa phương tham gia |
Ngày 22/11/2018 Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức triển lãm ảnh giới thiêu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “ Múa Tăc xình của dân tộc San Chay tỉnh Thái Nguyên”. “Múa Tắc xình trong nghi lễ cầu mùa gồm 09 điệu cơ bản như sau: Điệu Thăm đường; Điệu Lập làng; Điệu Bắt quyết; Điệu đánh mài dao; Điệu phát nương dọn rẫy; Điệu Tra mố; Điệu Hái lượm; Điệu mừng mùa vụ; Điệu chim câu”. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân xóm Đồng Tâm xã Tức Tranh được thể hiện trước đông đảo công chúng toàn bộ vũ điệu múa Tắc xình cũng như các bài hát cổ của dân tộc mình qua cách diễn tấu của các nghệ nhân trong đó tiêu biểu là nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh. Với sự công hiến hết mình cho sự duy trì di sản văn hóa của dân tộc minh. Hầu Thanh Tĩnh đã được công nhận là nghệ nhân và được nhận bằng khen của bộ văn hóa cùng rất nhiều phần thưởng cao quý khác. Dù hiện anh đã ở cái tuổi ngoài 60 những anh vẫn luôn tâm huyết với câu lạc bộ và xứng đáng với danh hiệu mọi người đặt cho anh đó là “Người giữ lửa cho điệu múa Tắc xình”!
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP