Nghệ nhân cả một đời gìn giữ thú chơi diều sáo
(Ảnh: ST)
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Quyền sinh năm 1939 ở thôn Đàn Viên, xã Cao Viên. Vừa say sưa làm diều, ông vừa kể cho khách nghe về ký ức tuổi thơ của mình gắn với những cánh diều. Hồi còn bé, ông và các bạn “trẻ trâu” trong thôn thường theo các cụ lên đình làm diều, ngồi xem thấy thích rồi bắt chước làm. Khi các cụ thả diều, ông và các bạn cũng tập thả theo. Từ yêu thích trở thành đam mê lúc nào không hay. Thế rồi, ông cùng bạn tập uốn kết thành những con diều khích thước 20-30cm, có những lúc hứng chí làm đến 50-60cm.
Ông bảo, diều ngày đó chủ yếu dán bằng giấy bản, khung diều làm bằng tre. Tre thì có sẵn, chỉ việc lựa cành dẻo, vót rồi đem phơi nắng. Lúc phơi, phải lưu ý đến độ giòn, độ dẻo để khi uốn thành khung, tre không bị gãy. Sau khi uốn khung xong, các ông dán giấy, gắn đuôi, gắn sáo cho diều. Đuôi diều thì chỉ việc cắt dài giấy ra rồi dùng keo kết lại với nhau. Tuỳ theo kích cỡ của diều, các ông có thể nối đuôi dài hay ngắn. Cuối cùng, ông và các bạn buộc dây vào diều và mang ra đồng.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Quyền vừa say sưa làm diều, vừa kể cho khách nghe về ký ức tuổi thơ của mình gắn với những cánh diều. (Ảnh: ST)
Chiều nào ông cũng cùng các bạn quần đùi, áo cộc lũn cũn kéo nhau ra triền đê thả diều hoặc chạy khắp cánh đồng sau mùa thu hoạch lúa, mắt tròn vo ngó nghiêng trên bầu trời khi cánh diều từ từ cất lên theo ngọn gió cùng tiếng sáo kêu “ro ro” mà lòng mừng rơn. Tất cả cùng chạy và cười vang trong nắng, trong gió và trong những niềm vui khó tả bằng lời.
Theo ông, làm diều tỉ mỉ là vậy, nhưng thả diều còn đòi hỏi “nghệ thuật” hơn. Có những con diều trông rất to, đẹp nhưng lại bay không cao bằng những con diều bé hơn. Vì vậy, muốn diều bay cao, ông và các bạn phải “chạy mồi” một quãng. Khi diều bay lên không trung sẽ nới dây từ từ, cho đến khi diều ở lưng chừng bầu trời thì mới cố định dây lại…Những mùa tuổi thơ của ông và các bạn với những cánh diều thả vào mênh mông gió trời, vào bát ngát màu xanh đồng ruộng thanh bình, yên ả cứ vương vấn mãi trong ông. Ông nghĩ mình thật may mắn khi có một tuổi thơ như thế.
Ông Quyền là đời thứ 4 ở Cao Viên đam mê sáo diều. Lứa tuổi “cổ lai hi” như ông Quyền rất luyến tiếc, đêm nằm vẫn mơ tiếng sáo vọng về. Cách đây gần chục năm, vì quá nhớ cánh diều nên các ông rủ nhau ra đê sông Đáy thả, tận dụng diều cũ và làm thêm một số diều mới. Với mong muốn khôi phục lại trò chơi sáo diều của quê hương, ông đi vận động các lứa tuổi trong thôn, trong xã tham gia.
Những người am hiểu diều sáo như ông Quyền thường đánh giá chất lượng qua màu sắc của cánh điều, âm thanh của tiếng sáo và mức độ “đứng” lâu trên không trung. Tiếng sáo vừa phải trong trẻo, du dương, tưởng như vang vọng cả trên trời, dưới đất, vừa hài hòa thanh âm giữa các sáo trong cùng một bộ. Sáo diều Cao Viên dân dã, truyền thống, ống sáo ngắn hơn các nơi khác, kích cỡ sáo vẫn giữ được theo các cụ ngày xưa. Căn cứ vào tiếng kêu để gọi tên sáo gồm: Sáo còi (nhỏ nhất), sáo ro ro, sáo vô vô, sáo đu đu, sáo ìm ìm (to nhất).
Diều Cao Viên có 2 dáng: Dáng lá đa (tròn) chứa được nhiều gió hơn nhưng lên trời hình tròn nên không đẹp; Dáng quéo (dài) đẹp hơn vì thế người Cao Viên hay làm. Xưa kia, giấy dán diều bằng giấy bản, nay giấy có thêm bằng vải hoặc ni lông để diều nhẹ, bay cao. Mùa thả diều Cao Viên từ đầu tháng tư đến cuối thu.
Ninh Lê
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định
15:44 Xúc tiến thương mại

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 Kinh tế

Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc
14:00 Tin tức

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức