Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Nghề làm lồng đèn Hội An - nét đặc sắc của mỹ thuật ứng dụng

LNV - Nhắc nhắc đến Hội An mọi người thường nhớ đến nghề thủ công mỹ nghệ làm lồng đèn. Hiện tại nơi đây có hơn 10 cơ sở sản xuất lồng đèn truyền thống cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.
Từ những chiếc đèn lồng đặc sắc

Nghề làm lồng đèn ở Hội An bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước và ngày một hoàn thiện theo thời gian. Có rất nhiều nghệ nhân làm lồng đèn sống rải rác ở Hội An. Một số người chuyên làm về chế tạo khung, đảm bảo tạo hình quả cầu, hình giọt nước, hình trụ... được uốn từ tre. Một nhóm khác là thợ thủ công, họa sĩ vẽ các hình, hoa văn trang trí lên vải tơ lụa để làm lồng đèn. Có những người chuyên vẽ trang trí lồng đèn ở các khách sạn hay treo ở nơi thờ tổ tiên của các gia đình Hội An.


Theo các bậc cao niên sống lâu tại Hội An, “Ông tổ” của nghề làm đèn lồng Hội An có tên là Xã Đường, chuyên làm đầu lân và lồng đèn cho những đêm hội hay các cuộc thi đấu xảo, thi đèn kéo quân… Với việc đô thị cổ Hội An được công nhận di sản thế giới, nghề làm đèn lồng sau thời gian mai một đã có cơ hội hồi sinh và thăng hoa. Tiếp thu kỹ thuật từ những chiếc đèn xưa, người Hội An đã không ngừng cải tiến, mày mò sáng tạo để những chiếc đèn lồng về sau càng đa dạng về mẫu mã và phong phú về chất liệu…

Một trong số những người có công làm sống lại chiếc đèn lồng ở Hội An phải kể đến nghệ nhân Huỳnh Văn Ba, người tiên phong phục chế và tạo dáng lại chiếc đèn lồng, hình thành chiếc đèn lồng khung tre bọc vải ngày nay. Tài năng của ông đã sớm được người Nhật để ý đến, và Chính phủ Nhật đã từng mời ông sang Nhật để giới thiệu về cách làm lồng đèn tại Việt Nam.


Đèn lồng Việt Nam được đánh giá là mang những giá trị tạo hình, thẩm mỹ và văn hóa thuần Việt, đã được Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường chất lượng Quảng Nam công bố tiêu chuẩn với 9 kiểu dáng gồm các đèn hình tròn, bát giác, lục giác, hình trái bí, củ tỏi, hình thùng, hình quả đu đủ, hình bánh ú, hình dù… Ngoài ra còn có cả những chiếc đèn kéo quân, hình rồng, hình con cá với đủ sắc màu. Điều thú vị là tại Hội An vẫn tồn tại những chiếc đèn lồng có tuổi đời hơn trăm năm, được chế tác từ gỗ qúy, chạm trỗ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội họa thực sự. Các gia đình sinh sống lâu đời ở đây đã trân trọng chúng như một cách gìn vàng giữ ngọc, và chỉ đưa ra sử dụng vào những đêm lễ hội hoa đăng.

Ngày 18-12-2008, đèn lồng Hội An đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp chứng nhận “Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể sản phẩm đèn lồng Hội An”, một bước đi quan trọng trong nỗ lực bảo vệ thương hiệu của sản phẩm vốn được xem là hồn của phố cổ.


Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, đèn lồng Hội An đã có nhiều biến tấu, phù hợp với thị hiếu người dùng. Nhìn chiếc đèn lồng trông đơn sơ nhưng để làm nên chiếc đèn lồng xinh xắn, hoàn hảo là cả một quá trình đòi hỏi sự tỷ mẩn, từ khâu thiết kế hình dáng đến chọn nguyên liệu, màu sắc, tranh vẽ và cả kỹ thuật lắp ghép… Người thợ làm đèn lồng phải có lòng yêu nghề và sự say mê sáng tạo mới có thể gửi cả tâm tình vào công việc, thổi hồn vào từng sản phẩm, biến mỗi chiếc đèn lồng thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự.

Nguyên liệu chính để làm lồng đèn là tre và vải lụa. Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi, người thợ sẽ chẻ ra rồi cưa cắt thành từng khúc theo quy cách của mỗi mẫu đèn. Để bảo đảm độ bền và tránh mối mọt, người thợ còn phải nấu kỹ tre rồi ngâm 10 ngày trong nước muối. Tiếp đến đem tre phơi khô, chẻ rồi vót thành từng nan mỏng tùy theo yêu cầu của mỗi loại đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm có độ dai để khi căng dán không bị rách. Tùy theo màu sắc của vải mà đèn sẽ có những ánh sáng khác nhau, từ màu đỏ may mắn, màu gấm huyết dụ kiêu sa đến sắc xanh dịu ngọt, màu vàng tươi vui…


Quy trình làm đèn lồng gồm hai công đoạn chính là làm khung tre và bọc vải. Trước tiên, nan được gắn vào hai vòng gỗ ở hai đầu để định hình khung và được kết nối bởi những sợi dây dù, tiếp đến người thợ phải chỉnh sửa để có một khung đèn cân xứng. Vải được cắt trước thành nhiều mảnh theo kích thước của đèn, người thợ sẽ bôi keo lên các nan khung rồi dán vải lên khung đèn. Việc căng vải đòi hỏi phải rất khéo léo để căng thẳng góc ở những đoạn cong. Sau khi dán xong vải, người thợ sẽ dùng kéo cắt tỉa những phần dư thừa. Tiếp đến khung đèn sẽ được vẽ hay trang trí trước khi gắn chuôi vào để hoàn thành sản phẩm.

Bằng lao động cần cù và tư duy sáng tạo, nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề đã luôn trăn trở, tìm cách làm mới và phong phú hóa sản phẩm, vận dụng nhiều nguyên liệu mới, thân thiện và gần gũi như hạt cườm, mây, sắt, gỗ, vải hoa, vải bóng nhiều màu sắc và một số loại sợi nhân tạo để đan kết và bọc đèn. Những sáng tạo của những người thợ, nghệ nhân làng nghề nơi đây đã làm cho đèn lồng phố Hội ngày càng đa dạng và bắt mắt hơn.

Đèn lồng Hội An ngày nay không chỉ phô diễn màu sắc, hình dáng, kích cỡ… mà còn biến tấu với nhiều kiểu như thêu ren gắn với các biểu tượng, di tích văn hóa, lịch sử ở địa phương và khu vực, thêu chữ thư pháp… Ngoài những sản phẩm đèn lồng theo cách truyền thống, những nghệ nhân đèn lồng Hội An ngày nay còn nghiên cứu, sáng tạo nên những loại đèn lồng có thể xếp gọn để dễ mang đi xa… Nhiều cơ sở còn thực hiện làm đèn lồng theo mẫu mã và đặt biểu tượng theo nhu cầu của du khách.

Đến "Đêm rằm phố cổ" lung linh

Chương trình “Đêm rằm phố cổ” lần đầu tiên vào năm 1998 với bối cảnh là những năm đầu thế kỷ XX. Trong suốt những năm qua, cứ vào đêm 14 âm lịch hàng tháng, phố cổ Hội An lại trở nên lung linh trong ánh sáng của những chiếc đèn lồng.

Vào những ngày này, các tuyến đường ven sông Hoài thuộc khu phố cổ như Trần Phú, Lê lợi, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai… đều cấm xe cộ lưu thông từ 16 giờ và đến đúng 18 giờ, các đèn lồng được thắp sáng đồng loạt thay cho ánh điện thường ngày, tạo điều kiện cho cư dân phố Hội phô diễn những tiết tấu đèn lồng…

Lạc vào không gian cổ tích, có thể tìm gặp từ những quán mì Quảng, cao lầu nóng hổi thơm ngon bên chiếc đèn dầu le lói sáng, các hàng quán bán nước uống ven sông đến những làn điệu hò khoan, bài chòi hay ngâm thơ, đối đáp làm rộn ràng cả một khu vực… Một điều không kém thú vị là hội thả đèn trên sông Hoài - được tự do thả những chiếc đèn hoa làm bằng giấy xuống mặt nước, biến cả một đoạn sông thành những nét chấm phá lung linh xao động giữa màn đêm…

Từ lâu, những chiếc đèn lồng đã trở nên thân thiết, gắn bó hữu cơ với phố cổ Hội An, đến nỗi thật khó tưởng tượng một phố cổ sẽ như thế nào nếu thiếu sự duyên dáng sinh động của những chiếc đèn lồng… Đèn lồng Hội An không chỉ đi vào đời sống của cư dân phố Hội mà đã trở thành một đặc sản, một động lực kích cầu du lịch, thu hút sự quan tâm của du khách cả trong và ngoài nước.

Bài, ảnh: Ninh Ngọc

Tin liên quan

Tin mới hơn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Nghề làm bún Đa Mai

Nghề làm bún Đa Mai

LNV - Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, Bắc Giang (nay là Bắc Ninh) lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ dân.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.

Tin khác

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

LNV - Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản.
Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

LNV - Chiều 11-7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra mô hình "Sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng" tại xã Chuyên Mỹ (Hà Nội).
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

LNV - Hà Nội từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống thủ công với mạng lưới làng nghề lớn và đa dạng bậc nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận chính thức. Không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, những làng nghề này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, với tổng giá trị sản xuất hàng năm vượt 24.000 tỷ đồng.
Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

LNV - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Dù vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các cơ sở hấp cá nằm rải rác trong khu dân cư không còn phù hợp vì ảnh hưởng đến môi trường. Mong muốn của chính quyền địa phương và các hộ dân là sớm đưa các cơ sở vào khu làng nghề tập trung để hoạt động ổn định. Song nguyện vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

LNV - Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

LNV – Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiệ
Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề

LNV - Lợi dụng quá trình chuyển đổi, một số cá nhân đã xây dựng nhà kiên cố cao 5-7 tầng, rộng hàng nghìn mét vuông tại Cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều.
Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Giao diện di động