Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Nghề làm bạc của người Dao đỏ ở Mường Hum (Lào Cai): Bảo tồn, phát triển gắn với du lịch

TBV - Từ bao đời này, bên dòng suối Mường Hum, những “nghệ nhân nông dân” người Dao đỏ vẫn bền bỉ, lặng lẽ gìn giữ và phát triển nghề kéo bạc độc đáo, nổi tiếng vùng Tây Bắc.
Mường Hum là một xã vùng cao của huyện Bát Xát cách trung tâm huyện 32 km về phía Tây Bắc, là trung tâm trong khu vực 8 xã; diện tích tự nhiên là 2.688,95 ha, toàn xã có 6 thôn bản, 513 hộ với 2.123 nhân khẩu. Cư dân sống trong thung lũng Mường Hum chủ yếu là người Giáy, người Dao, người Mông, người Mường. Ngoài trồng chè, trồng rừng, người dân còn canh tác, trồng lúa nước trên các thửa ruộng bậc thang từ bao đời nay. Dưới chân núi Ky Quan San hùng vĩ bốn mùa sương giăng, mây phủ, thôn Séo Pờ Hồ của người Dao Đỏ có những “nghệ nhân nông dân” với “bàn tay vàng” vẫn bền bỉ, lặng lẽ gìn giữ và phát triển nghề kéo bạc độc đáo, nổi tiếng vùng Tây Bắc. Đó là bạc tiên nữ Séo Pờ Hồ.

Nhận thấy những giá trị về mặt truyền thống và giá trị thu nhập mang lại của làng nghề, năm 2017, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Lào Cai đã cử cán bộ xuống cơ sở tìm hiểu tình hình thực tế và nhu cầu của bà con tại địa phương. Cùng với sự phối hợp chặt chẽ của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Bát Xát, UBND xã Mường Hum, Trung tâm Khuyến công đã tuyên truyền để bà con hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển làng nghề tại địa phương, đồng thời tư vấn hướng dẫn cho bà con tại thôn Séo Pờ Hồ chuẩn bị các thủ tục cần thiết để lập hồ sơ đăng ký thụ hưởng nguồn vốn khuyến công địa phương hỗ trợ như: Thành lập tổ chức sản xuất có đủ tư cách pháp nhân, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhãn hiệu độc quyền… giúp đỡ cho bà con phần nào nguồn kinh phí để chủ động đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm đảm bảo đủ sức cạnh tranh thị trường. Séo Pờ Hồ có 58 mái nhà của đồng bào Dao đỏ thì có tới 15 gia đình theo nghề “kéo bạc”. Đây cũng là nơi hội tụ của những người có bàn tay chạm khắc bạc tài hoa nhất vùng.


Nhiều sản phẩm bạc được làm ra từ các nghệ nhân.


Truyền thuyết kể rằng: Xưa kia ngọc Hoàng cho phép các nàng tiên giáng thế, dừng chân tại vùng đất Séo Pờ Hồ thuộc địa phận xã Mường Hum. Các tiên nữ thấy bộ trang phục của người Dao được thêu họa tiết rất đẹp nhưng không có gì để đeo nên đã dạy cho dân bản cách làm trang sức từ bạc trắng như vòng tay, hoa tai và những quả chuông nhỏ đính lên trang phục khiến mỗi bước chân của thanh niên, thiếu nữ người Dao phát ra những âm thanh leng keng rộn vui. Vì vậy mà ngày nay trên trang phục của người Dao đỏ đều có những quả chuông nhỏ xinh xắn, bản nhỏ ấy là Séo Pờ Hồ ngày nay. Dù rất giỏi nghề nhưng dường như không ai có thể trả lời được câu hỏi nghề trạm bạc có từ bao giờ, chỉ biết rằng họ được thế hệ trước truyền lại và rồi cứ thế cha truyền con nối cho đến ngày nay và người dao đỏ ở đây tự hào với sản phẩm bạc tiên nữ Séo Pờ Hồ.

Người Dao đỏ quan niệm bạc đem lại sự may mắn, tài lộc và thể hiện sự giàu sang. Người nào càng lắm bạc thì càng được “thần bạc” phù hộ cho khỏe mạnh, gặp những điều tốt lành, gia đình thịnh vượng, hạnh phúc. Người ta làm những bộ quần áo nhiều tiền như vậy không phải để nổi tiếng, mà để mong cầu sự bình an và khoe sự giàu sang với bạn bè. Những bộ áo mũ đẹp nhất thường chỉ được người Dao đỏ mặc đi dự đám cưới, đi xuống chợ phiên hay tới thăm anh em, hàng xóm dịp lễ tết quan trọng. Trang sức bạc đắt tiền cũng là của hồi môn bố mẹ tặng con gái ngày về nhà chồng, hay bố mẹ chồng tặng cho con dâu mới và là lễ vật thách cưới. Ngoài ra, vòng bạc cũng là quà người lớn tặng trẻ nhỏ để cầu mong điều tốt lành cho trẻ…Người Dao đỏ bản Séo Pờ Hồ chủ yếu làm đồ trang sức bạc trang trí trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc, như dây bạc, chuông bạc. Trên áo của người đàn ông chỉ trang trí dây chuông bạc ở phần ngực áo, giá trị của bộ trang phục người đàn ông là khoảng 10 triệu đồng. Đồ trang sức bạc làm cho bộ trang phục thêm đẹp, quý phái, thể hiện đẳng cấp và khả năng kinh tế của mỗi gia đình người Dao. Ngoài ra, theo quan niệm của người Dao, bạc còn giúp tránh cảm, tránh bệnh tật nên trẻ nhỏ thường đội mũ nồi có đính nhiều dây bạc, đồng bạc và chuông bạc.


Tạo sản phẩm bạc.


Mỗi bộ váy áo cưới truyền thống có đính trang sức bằng bạc của phụ nữ người Dao Đỏ ở Mường Hum ngày nay có giá từ vài triệu tới vài chục triệu đồng, thậm chí có bộ váy áo đính trang sức bạc có giá tới 60-70 triệu đồng. Phần tay áo, cổ áo và yếm được thêu hoa văn rất tinh tế. Điều làm cho bộ trang phục này khác biệt với những bộ quần áo bình thường là được trang trí bởi hàng trăm đồng bạc trắng, hàng trăm quả chuông nhỏ, cúc vuông, cúc tròn và những sợi dây chuyền dài ngắn không đếm xuể. Tất cả đều làm từ bạc trắng, sáng bóng và tinh xảo. Phần thân áo chủ yếu đính các loại cúc và chuông. Điểm nhấn là 3 chuỗi cúc to hình vuông dọc theo viền chéo trên ngực áo. Mỗi chuỗi có 10 chiếc cúc kết lại với nhau. Trên bề mặt cúc trạm trổ hoa văn rất tinh xảo và đẹp mắt... Phần vải trên mũ màu đỏ tươi, được đính vòng quanh 59 sợi dây chuyền bạc, 138 quả chuông bạc và 23 bông hoa ngôi sao bạc lấp lánh ánh kim và rất nhiều đồng xu. Chỉ riêng cái mũ đã trị giá khoảng 25 triệu đồng.

Tùy vào quy mô từng sản phẩm người thợ sẽ tự ước trừng khối lượng bạc nhất định sau đó bạc được nung nóng qua lửa đến một nhiệt độ nhất định và đem cán mỏng để tạo sản phẩm. Nghệ nhân Tẩn Phù Chu cho biết, người làm bạc bây giờ cũng đỡ vất vả hơn, nhờ có máy móc hỗ trợ, xã viên được tập huấn kỹ thuật nghề thủ công và truyền dạy nhau “bí quyết” nghề làm bạc của ông cha từ nghìn xưa để lại. Trung tâm Khuyến công tỉnh Lào Cai đã hỗ trợ 15 chiếc máy kéo sợi bạc, giúp rút ngắn thời gian, tăng năng suất, giảm tiêu hao sức lao động cho các nghệ nhân làng nghề. “Có máy móc hỗ trợ khâu nấu và kéo phôi bạc, mình đỡ mệt mỏi, phôi đều hơn, làm nhanh hơn, chỉ cần tập trung vào những khâu đòi hỏi sự khéo léo, tinh xảo, nên làm được nhiều sản phẩm hơn, thu nhập cao hơn”- thợ chạm bạc đã gần 20 năm trong nghề Tẩn Sành Ngan nói. Cũng nhờ liên kết theo mô hình HTX nên những nghệ nhân chân truyền có điều kiện hướng dẫn kỹ thuật, truyền bá “bí quyết” của nghề cho lớp trẻ nối nghiệp, Nhưng, tất cả công đoạn khác đều phải làm bằng đôi bàn tay, không gì thay thế được…

Để làm được những quả chuông, người Dao dùng khuôn bằng sừng trâu và bằng sắt, khuôn có đục những lỗ tròn với kích thước nhỏ dần. Miếng bạc cán mỏng được cắt thành từng đoạn nhỏ để đưa vào khuôn đục tròn. Lần lượt miếng bạc sẽ được tạo tròn qua các lỗ khuôn từ to đến nhỏ nhằm mục đích cho nửa chuông được tròn đều. Hai nửa chuông được ghép lại với nhau bằng mối hàn, sau đó thắt đai quanh chuông bằng sợi bạc nhỏ. Bên trong quả chuông bỏ viên bi làm bằng đồng để quả chuông có âm thanh ngân vang. Khi thổi bạc để hàn, thợ giỏi phải biết điều chỉnh luồng hơi từ miệng qua ống để ngọn lửa vừa đủ, mối hàn không chỉ bền chắc mà còn đẹp mắt.

Mỗi gia đình nghệ nhân làm nghề đều có một bộ dụng cụ để chế tác bạc. Để tạo ra một sản phẩm phải qua nhiều khâu, khâu nào cũng đòi hỏi người làm phải thật tỷ mỉ kiên chì và nhẫn nại. Do vậy các nghệ nhân làm nghề này phải bình tĩnh không được sốt ruột.

Để hoàn thành một sợi dây chuyền dài, người thợ bạc phải làm ròng rã 3 ngày - đêm mới xong. Sợi bạc dùng làm dây chuông, dây xà tích bạc, đây là công việc khó nhất trong nghề làm bạc truyền thống ở Mường Hum. Kiểu đan hình vẩy cá khiến người thợ phải thật tỷ mỷ, tinh luyện. Cũng bởi yêu cầu khắt khe của từng sản phẩm cho nên việc chuyền nghề cho thế hệ trẻ cũng gặp khó khăn.

Ngày trước, để có nguyên liệu chế tác các chi tiết bạc, người Dao ở Séo Pờ Hồ phải gom từng đồng “bạc trắng hoa xòe” là đồng tiền thời Pháp thuộc, có người mất hàng chục năm mới gom đủ số bạc cần thiết, cho nên chỉ con gái nhà giàu mới sắm nổi bộ trang phục Dao truyền thống. Ngày nay nguồn Bạc được mua từ bạc bi giá cũng rẻ hơn nhưng chất lượng lại tốt nên Bạc tiên nữ Séo Pừ Hồ luôn được các cô gái Dao từ các xã Nậm Pung, Dền Sáng, Tả Phìn, thậm chí tận các tỉnh Lai Châu, Điện Biên tìm đến mua với giá từ 50 triệu đến 70 triệu đồng đủ cho một bộ trang phục truyền thống sử dụng trong lễ cấp sắc, cưới xin, ngày Tết.

Ngày nay nghề trạm bạc của người Dao đỏ Séo Pờ Hồ không chỉ là nghề truyền thống mà còn là nghề giú nhân dân sống khá hơn từ nghề kéo bạc điển hình như gia đình ông Tần Phù Thàng cho thu nhập 90 triệu đồng/ năm, ông Tẩn Tẩn phù sinh cho thu nhập 70 triệu đồng, Ông Tẩn Phù Chu cho thu nhập 45 triệu đồng/ năm. Nhận thấy tiềm năng từ làng nghề bên cạnh việc thành lập hợp tác xã bạc tiên nữ Séo Pờ Hồ và hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư máy móc đa rạng hóa sản phẩm. Địa phương khuyến khích người dân tiếp tục gây dựng làng nghề thành điểm tham quan cho du khách mỗi khi đến với Mường Hum.

Bài và ảnh Đức Tiến - Quang Phấn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.
Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.

Tin khác

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

LNV - Tối 11/4, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã khai mạc. Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Chổi đót của Làng nghề bó chổi Mỹ Thành, thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo và lành nghề của chính người dân địa phương. Những năm gần đây, sản phẩm chổi đót được tiêu thụ mạnh trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh khác trên cả nước.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại

LNV - Theo Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, Sở Công Thương đã giới thiệu 3.000 sản phẩm nông sản, OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi
Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truy
Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

LNV - Vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải. Trước đó, mô hình sản xuất lúa SRI (đối với lúa cấy) được triể
Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

LNV - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành du lịch Thủ đô đã đón được hơn 875.000 lượt khách, tăng 18,64% so với cùng kỳ năm 2024.
Giao diện di động