Hà Nội: 22°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Nghề đan trúc trên đỉnh Hầu Chư Ngài

LNV - Thôn Hầu Chư Ngài, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai nằm cheo leo trên lưng núi. Khắp Hầu Chư Ngài toàn đồi núi xen lẫn những tảng đá lớn, đất đai khô cằn, thiếu nước không thể canh tác lúa hay một số loại hoa màu khác. Chính vì vậy, từ xa xưa, người dân nơi đây đã phát triển nghề đan trúc để đổi lấy ngũ cốc, thực phẩm. Đến nay, nghề đan trúc vẫn có sức sống bền bỉ, giúp người dân tăng thu nhập lúc nông nhàn.
Rừng trúc reo vui

Hầu Chư Ngài có điều kiện thích hợp để cây trúc rừng phát triển.


Người dân Hầu Chư Ngài sử dụng 100% nguyên liệu là cây trúc rừng để đan lát. Đặc điểm của trúc rừng là có thân thẳng, đốt dài, dễ uốn dẻo, mấu cây mỏng nên dễ tạo ra những sản phẩm đẹp, được thị trường ưa chuộng. Ở Hầu Chư Ngài, bất kể đồ vật gì cũng có thể đan bằng cây trúc nhưng chủ yếu người dân hay đan lù cở, lồng đèn, nơm bắt cá, giỏ, rổ, rá...

Điều đặc biệt là nguồn nguyên liệu cho nghề đan lát ở Hầu Chư Ngài rất dồi dào. Điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp để canh tác lúa, ngô, đậu nhưng lại rất thích hợp cho cây trúc sinh trưởng và phát triển. Khắp các cánh rừng trước, sau, cạnh nhà người dân đều có những rừng trúc mướt xanh, rì rào trong gió.

Người dân không cần đi xa, chỉ cần ra sau nhà là đã chặt được những thân trúc về đan lát.


Chẳng cần chăm sóc, cây trúc cứ sinh sôi, nảy nở, vươn mình trong nắng. Trải qua 4 mùa khắc nghiệt, cây trúc luôn như người bạn đồng hành cùng các hộ dân đi qua những ngày đói, no.

Không chỉ làm nguyên liệu phục vụ nghề đan lát, cây trúc còn trở thành vật liệu quan trọng trong cuộc sống mỗi gia đình người dân Hầu Chư Ngài. Cây trúc làm nhà ở, làm đũa, làm giàn bầu, giàn bí... Bởi quan trọng như vậy nên người dân Hầu Chư Ngài rất quý trọng những rừng trúc quanh nhà.

Truyền lửa cho đời sau

Chúng tôi đi bộ men theo con đường mòn ngược dốc, đến những ngôi nhà gỗ của 120 hộ dân tộc Mông trong thôn Hầu Chư Ngài. Không khí năm mới còn phảng phất khắp nơi khi những bông hoa đào vẫn rực rỡ khoe sắc. Tiếng kèn kẹt vót nan vọng ra trong căn bếp của các ngôi nhà nghe có vẻ ghê tai nhưng đó lại là tiếng no ấm của các hộ dân nơi đây.

Lý A Sình với đôi bàn tay khéo léo tạo ra mối đan mịn, đẹp.


Anh Lý A Sình dùng đôi bàn tay thoăn thoắt luồn nan trúc vào nhau, đường đan đều tăm tắp trông thật đẹp mắt. Anh Sình biết đan từ khi 10 tuổi, nghề này do bố anh truyền dạy lại. Anh Sình chia sẻ: "Ngày bé, tôi thường chơi quẩn quanh bên bố. Khi ông đan trúc thường bảo tôi lấy cái này, cái kia, rồi dần dần ông chỉ tôi cách vót nan sao cho thật đẹp, phải biết vót nan đẹp sau đó mới có thể đan thành thạo được".

Đến giờ, anh Sình vẫn nhớ vật dụng đầu tiên mình đan thành công là chiếc giỏ đựng cá. Chiếc giỏ giờ vẫn được anh Sình treo trên gác bếp làm kỷ niệm. Đến nay, những vật dụng anh Lý A Sình làm ra không thể kể hết và được đánh giá là đẹp nhất, nhì trong thôn. Và giống như bố anh, khi ngồi đan, anh Sình cũng gọi hai đứa trẻ của gia đình ngồi cạnh, nhờ chúng lấy nan, lấy dao, anh cũng chỉ các bé cách tiếp cận với nghề đan trúc từ các bước cơ bản nhất.


Cả gia đình quây quần đan lát.


Cách đó không xa, ngôi nhà của Lý A Dé nằm nép mình bên rừng trúc quanh năm xanh tốt, anh vừa chặt một bó trúc lớn gác bên hông nhà chuẩn bị đan lù cở đem xuống chợ bán. Trong nhà, những chiếc nan mỏng, đều, mịn đẹp đã sẵn sàng. Anh Dé biết đan từ khi 11 tuổi, nghề này cũng được bố anh truyền dạy. Đến nay, anh là một trong những thợ đan lành nghề trong thôn, mỗi ngày, anh có thể đan xong 1 chiếc lù cở với tiền lãi khoảng 200 nghìn đồng. Thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, anh đi làm thuê cho một số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nghề đan trúc tạm gác lại nhưng khi dịch bệnh phức tạp, du lịch đóng băng, anh ở nhà kiên trì với nghề đan trúc. Nghề đan đem lại nguồn thu nhập ổn định trong thời gian anh không có việc làm. Đến nay, anh Lý A Dé quyết định gắn bó với nghề truyền thống này.

Nghề đan trúc được chú trọng truyền dạy cho đời sau.


Ở Hầu Chư Ngài, từ người già cho đến trẻ nhỏ, ai cũng biết nghề đan trúc. Người cao tuổi nhất là cụ Giàng A Pâu (90 tuổi) vẫn đan nhanh thoăn thoắt. Cụ Pâu bảo, thiên nhiên không ưu đãi những điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp nhưng đổi lại cho cây trúc bạt ngàn xanh tốt giúp người Mông nơi đây dù không thể trồng lúa, trồng ngô cũng không bị đói.

Từ những giá trị mà nghề đan lát đem lại, đến nay, nghề đan không bị mai một, thậm chí ngày càng phát triển khi người trong thôn luôn chú trọng truyền dạy cho thế hệ sau. Những đứa trẻ ở Hầu Chư Ngài từ khi chập chững biết đi đã được tiếp xúc với cây trúc, với những nan đan. Vì vậy, nhiều đứa trẻ lên 9, lên 10 đã đan thành thạo và có thể bán sản phẩm ra thị trường. Khi du lịch phát triển, đây cũng là một làng nghề được du khách trong và ngoài nước thích thú tìm hiểu, khám phá.

Bài, ảnh: Vân Thảo

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm và làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề đan võng ngô đồng

Nghề đan võng ngô đồng

LNV - Nghề đan võng ngô đồng ở đảo Cù Lao Chàm xã Tân Hiệp, (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) được coi là một nghề thủ công đặc biệt, ​​tiêu biểu cho đời sống văn hóa đặc sắc của người dân Hội An.
Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

LNV - Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay, làng chỉ còn 4 hộ giữ được nghề truyền thống. Trước nguy cơ mai một nghề truyền thống, các nghệ nhân của làng đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những nét đẹp của nghề truyền thống này.

Tin khác

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

LNV - Không chỉ thành lập mô hình dịch vụ du lịch mà hiện nay, Hợp tác xã (HTX) Mai vàng Tân Tây cũng được thành lập. Đây là tín hiệu vui, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực Làng nghề trồng mai xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

LNV - Cũng chẳng ngoa khi gọi làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là “xứ mây”. Một phần bởi làng nghề đã có thâm niên hơn 400 năm lịch sử, phần khác vì nơi đây là xứ sở của mây tre, là nơi quy tụ những “bàn tay lụa” khéo léo bậc nhất Hà Nội.
Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

LNV - Dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp độc đáo. Du khách đến vùng đất này, bên cạnh việc thưởng lãm phong cảnh, văn hóa đồng bào dân tộc khách thăm còn có dịp tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pà Thẻn. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây.
Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

LNV - Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (Bình Dương) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.
Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

LNV - Đầu xuân Giáp Thìn 2024, Phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam tại Hải Phòng có buổi gặp mặt chúc mừng xuân mới và trao đổi với ông Nguyễn An Hưng- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển.
Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

LNV - Tỉnh Trà Vinh, với vị trí nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có hệ sinh thái nước mặn đa dạng, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển. Diện tích đất cồn và bãi bồi ven biển của tỉnh Trà Vinh rất lớn (khoảng 15.000ha), thích hợp cho nghề nuôi nghêu, sò. Sản phẩm nghêu tại Trà Vinh được nuôi thả tự nhiên, nghêu thành phẩm có kích thước lớn, sạch cát, thịt dày và vị ngọt đặc trưng.
Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

LNV - Lạc Hòa, một xã ven biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh phồng tôm. Món quà quê hương giản dị này không chỉ mang đậm hương vị của biển cả mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.
Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

LNV - Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định, có xuất xứ từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn khoảng 30km). Rượu Bàu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

LNV - Làng Văn Lâm xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được cho là nơi phát tích, hội tụ đầy đủ nhất những tinh hoa của nghề thêu ren với những bàn tay vàng đã được Hiệp hội làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam công nhận. Trải qua hàng thế kỷ người dân nơi đây vẫn lưu giữ nghề truyền thống và phát triển bằng những sản phẩm thêu tay độc đáo có độ tinh xảo cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

LNV - Trong danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, có thêm 5 nghề thủ công truyền thống – tri thức dân gian được ghi danh.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.
Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

LNV - Nghề may làng Trạch Xá (xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội) trải qua hơn 1.000 năm vẫn giữ được truyền thống làm hoàn toàn thủ công. Dịp cuối tháng 2/2024 vừa qua, Làng nghề may Trạch Xá đã được công nhận là 1 trong 26 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

LNV - Sáng 29-3, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động