Nghề đan lục bình thủ công ở Đồng Tháp
Đây là nghề thủ công mà ai cũng có thể làm được, nếu nhanh nhẹn thì chỉ trong một tuần học nghề là có thể thực hiện những sản phẩm đơn giản.
Nghề đan lục bình đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Từng trải qua lớp học nghề đan lục bình từ sự khuyến khích của chính quyền địa phương, chị Lê Thị Tuyết đã truyền nghề lại cho nhiều lao động nữ. Tới khi tìm được đầu ra ổn định, chị mạnh dạn thành lập Tổ hợp tác đan lục bình xuất khẩu tại thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh.
Hoạt động của Tổ hợp tác không chỉ giúp gia đình chị Tuyết thoát nghèo và vươn lên khá giả, mà còn góp phần dạy nghề, tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài địa phương, giúp họ có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.
Với vai trò là Tổ trưởng Tổ hợp tác, chị Tuyết đã tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương để tổ chức các chương trình đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nghèo thông qua nghề đan lục bình.
Điển hình như trong năm 2020, Hội Phụ nữ thị trấn Mỹ Thọ đã phối hợp với Tổ hợp tác tổ chức 2 lớp dạy miễn phí nghề đan lục bình cho 60 lao động nữ tại địa phương.
Sau khi học xong, nắm chắc các kỹ thuật cơ bản, các học viên được Tổ hợp tác tạo việc làm ngay. Các chị em không có nhu cầu làm thường xuyên tại Tổ có thể nhận hàng về nhà làm, sau đó giao hàng lại theo lịch hẹn. Sự linh hoạt của Tổ tạo điều kiện thuận lợi cho các chị em cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.
Chị Hà Thị Mận, thành viên liên kết của Tổ hợp tác đan lục bình xuất khẩu thị trấn Mỹ Thọ cho hay, sau hơn 3 tháng học nghề, chị đã có thể nhận nguyên liệu của Tổ để làm những sản phẩm đơn giản. Khi mới làm việc, bình quân mỗi tháng, chị Mận có thu nhập 2 - 3 triệu đồng.
Đến nay, sau gần 2 năm gắn bó với Tổ hợp tác, tay nghề được nâng lên, chị Mận có thể đan những sản phẩm có độ khó cao, giàu tính thẩm mỹ, theo đó thu nhập hàng tháng cũng được cải thiện, hiện đạt trên 5 triệu đồng. Bên cạnh đan sản phẩm cung cấp cho Tổ hợp tác, chị còn phát triển kinh tế vườn nhà, nên kinh tế gia đình ngày càng ổn định.
Lục bình tươi sẽ được phơi nắng từ 5 - 7 ngày mới đạt được độ dẻo theo tỉ lệ 12 kg lục bình tươi bằng 1 kg lục bình khô.
Trước khi làm ra sản phẩm, người thợ phải ngâm lục bình trong nước chừng 5 phút để khi đan sợi lục bình không bị gãy.
Người thợ đang hoàn chỉnh đường đan cuối cùng của sản phẩm.
Một số sản phẩm được đan từ lục bình
Hiện, những sản phẩm từ lục bình chủ yếu được làm theo đơn đặt hàng của các công ty ở tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh... để xuất khẩu đi nước ngoài. Theo đó, các công ty này gửi mẫu là các khung sắt được làm sẵn, các thành viên tổ hợp tác, nhóm hộ làm nghề chỉ đan theo yêu cầu rồi gửi thành phẩm về công ty.
Ngoài ra, các tổ hợp tác, cơ sở trên địa bàn huyện Cao Lãnh còn chủ động nghiên cứu các mẫu mới để giới thiệu sản phẩm với doanh nghiệp rồi hợp đồng làm. Các mặt hàng thủ công được các cơ sở làm như sọt, thảm, bàn ghế và một số sản phẩm dùng để trang trí nội thất.
Có thể khẳng định, sau gần 10 năm phát triển tại các địa phương trên địa bàn huyện Cao Lãnh, nghề đan lục bình đang mang lại hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động.
Để tiếp tục phát triển nghề, giải quyết thêm việc làm cho người dân trong mùa nước nổi, huyện dự kiến tiếp tục đẩy mạnh củng cố các tổ hợp tác, đồng thời nhân rộng mô hình ra tất cả các địa phương, khuyến khích các chị em truyền nghề cho nhau. Ngoài ra, huyện sẽ tăng cường phối hợp giữa Hội phụ nữ các cấp, Đoàn thanh niên, Hội nông dân để giới thiệu việc làm lao động làm nghề.
Xuân Mạnh (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP