Nghề đan đát truyền thống Yên Hạ (Cần Thơ): Cần sự có giải pháp đồng bộ để duy trì và phát triển làng nghề
Ban đầu, đồ đan thường là các loại thúng nhưng mới chỉ là những tấm mê đã đan đát. Vành thúng cũng là những thanh tre mới qua sơ chế, được cắt, chẻ với kích cỡ vừa tầm thuyền để chuyên chở được nhiều. Trên đường đi những người thợ thủ công lại tiếp tục một số công đoạn như làm vành thúng. Việc mua bán vẫn còn sơ khai, đơn cử ngay tại khu vực họ dừng chân để bán hàng cũng chính là nơi họ mượn đất cất nhà tạm để hoàn thiện sản phẩm rồi mang bán tới khi hết lại trở về quê để năm sau cũng vào khoảng thời gian đó lại quay trở lại.
Vào những năm 1976 – 1979 là lúc hưng thịnh nhất của làng nghề, công việc tăng gia sản xuất được đẩy mạnh, nhu cầu về đồ đan rất lớn và nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào lại ít người làm. Thúng bán nhanh, được giá, thu nhập của người đan thúng rất cao so với làm các nghề khác, nhiều cư dân trong vùng cũng người bắt đầu theo nghề đan.
Nghề đan đát truyền thống Yên Hạ góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương.
Cho đến những năm 1990 trở lại đây nền kinh tế trong vùng phát triển nhanh hơn, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hưởng rất nhiều đến làng nghề đan đát ở Yên Hạ. Nhiều nông dân khi có tiền đền bù đất đai không còn theo nghề nữa đồng thời nguồn cung cấp nguyên liệu cũng bị thu hẹp giá thành sản phẩm lại không tăng, lợi nhuận của nghề không cao nên chỉ những người túng thiếu mới làm, câu ca “cùng nghề đan thúng, túng nghề đan nia” đã phản ánh hiện thực của người làm nghề đan đát nơi đây. Thêm vào đó là sự lấn át của đồ nhựa, tuy không phù hợp bằng đồ đan nhưng chiếm ưu thế bởi kiểu dáng, màu sắc đa dạng, giá thành lại rẻ hơn.
Về nguyên liệu đan đát rất đơn giản chỉ có tre, nứa, dây mây hoặc dây nilông. Dụng cụ sử dụng cũng là đồ dùng thông thường như rựa chặt, chấn vành, dao chẻ, dao vót nan để đan, cưa nhỏ cắt khúc, đục, thước đo, khuôn miệng thúng, vồ nện và dùi để đưa dây nức vành.
Có thể nói, để hoàn thành một chiếc thúng phải trai qua nhiều công đoạn công phu, vất vả. Tre, nứa được cưa thành đoạn theo mục đích sử dụng, Tiếp đến cạo sơ lớp vỏ bên ngoài và chẻ làm từng mảnh rồi cạo bỏ lớp ruột mỏng bám trên bề mặt phía trong và chẻ nhỏ, vứt bỏ ruột lấy cật (lớp da cứng phía ngoài) nếu làm nan đan và vót cạnh lấy một phần da, một phần ruột nếu làm nan đát.
Kỹ thuật khi dùng loại nan đan chủ yếu là lóng mốt, lóng hai, lóng ba, lóng tư tạo thành một hình vuông, ở 4 cạnh còn các đoạn trúc chưa đan được đẩy vào cho khít để đan đát ở 4 cạnh tạo thành một mê thúng hoàn chỉnh. Sau khi chặt bỏ các phần thừa cho tấm mê là đến phần lận (bắt vành thúng), trước khi lận tấm mê được nhúng nước cho mềm để dễ lận. Vành thúng dùng để lận là 2 vòng tròn, vót nhẵn (phải được chuẩn bị từ trước). Lận thúng là một công đoạn cần kết hợp cả sự khéo léo và sức mạnh, đối với người có kinh nghiệm không cần phải có hố mà chỉ lấy 4 ghế đẩu làm chỗ đặt vành khuôn để lận mê thúng vào trong vừa khớp tầm của vành xong mới bắt hai vành của thúng vào vị trí rồi lận. Chấn (chặt) bỏ phần mê thừa và tiến hành nức vành thúng (khâu vành thúng với phần mê tạo thành miệng thúng), dù nức bằng dây mây hay dây ni-lông đều phải có chiếc dùi để dùi lỗ trên mê thúng và đưa dây qua. Nếu nức bằng dây mây chiếc thúng sẽ bền và đẹp hơn, vì thế giá cả loại này cũng cao hơn.
Thúng là loại sản phẩm chủ yếu của làng Yên Hạ, được làm và bán quanh năm tại chợ của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, thời gian bán mạnh nhất trong mỗi năm là các tháng vụ mùa: vụ Đông-Xuân (tháng 1-2), vụ Xuân-Hè (tháng 3-4), vụ Hè-Thu (tháng 6-7).
Về giá thành sản phẩm dao động từ 20.000-50.000đ/cái tùy vào kích thước và sự công phu của sản phẩm. Tiền công và lợi nhuận thu được sau bán sản phẩm (trừ các khoản chi phí như nguyên vật liệu) khoảng vài chục ngàn ngày; tuy vậy ở làng nghề Yên Hạ hiện nay, không phải ai cũng đủ các điều kiện để có thể thực hiện khép kín các công đoạn của nghề đan đát, từ việc chuẩn bị nguyên liệu đến nhân công đan đát. Có gia đình đủ vốn thì lại không đủ người đan, có nhà nhiều người có thể đan được thì lại thiếu vốn, nếu vay để thuê thì thu nhập thấp không ai đi mua, chặt, chẻ trúc được nên việc thuê mướn thêm người gia công vẫn rất cần thiết. Giá gia công được tính dựa trên từng công đoạn khác nhau mà định một mức giá cụ thể, trung bình một ngày có thể được khoảng trên dưới 20.000đ/người.
Ngày nay, nghề đan đát truyền thống của xóm Giá, làng Yên Hạ gần như bị chững lại. Bởi giá nguyên liệu cao do nhiều yếu tố như phải vận chuyển xa hơn trong khi giá sản phẩm không tăng là một trong những khó khăn cho người sản xuất. Mẫu mã các sản phẩm còn đơn điệu, nghèo nàn nên chưa thực sự hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Các đồ đan phục vụ sinh hoạt hàng ngày hay khách du lịch hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Với những nguyên nhân trên giá thành sản phẩm vì thế không được bán tăng lên dù đầu vào bị tăng. Mặc dù được các cấp chính quyền Thành phố Cần Thơ xác định là một nghề thủ công và có sự hỗ trợ về vốn để bà con duy trì và phát triển sản xuất nhưng sự trợ giúp chưa đầy đủ nên kết quả rất hạn chế. Mà bên cạnh đó, thu nhập của nghề thấp nên ít người muốn học và làm nghề đặc biệt là lớp thanh thiếu niên.
Bài và ảnh Bảo Quỳnh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân