Nghệ An: Người dân “ăn, ngủ” cùng hoa Tết

LNV - Dịp này, các vườn hoa cúc Tết của người dân luôn bừng sáng ánh điện khi màn đêm buông xuống. Theo người trồng hoa cho biết, do nhu cầu của khách hàng, người trồng hoa phải điều chỉnh ánh sáng bằng bóng điện thâu đêm để có chiều cao của cây hoa như ý muốn.
Người trồng hoa Tết trên địa bàn các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu... dịp này tích cực chăm sóc để kịp phục vụ khách hàng. Trong đó, việc chong điện thâu đêm để cây hoa phát triển theo ý muốn là không thể bỏ qua. Do vậy, khi màn đêm buông xuống là các "phố hoa" lung linh lên đèn. Người trồng hoa tận dụng ánh sáng của hàng trăm bóng điện để tranh thủ chăm sóc hoa.


Theo người trồng hoa, việc sử dụng ánh sáng, không cho cây “ngủ” nhằm kích thích tăng trưởng. Cây hoa sẽ liên tục nhận năng lượng từ ánh sáng và quang hợp, cao lớn hơn, thân thẳng.


Anh Phan Hữu Nam ở khối 4, thị trấn Yên Thành cho biết, vụ này gia đình anh trồng 2 mẫu hoa Tết, chủ yếu là các loại cúc (năm trước gia đình trồng 1,5 mẫu hoa), tuy nhiên, năm nay do mưa nhiều, nên hoa khó phát triển, thậm chí tỷ lệ bị chết cao, cùng đó sâu bệnh và nấm xuất hiện trên cây hoa nhiều. Để cây hoa phát triển tốt, kịp thời, gia đình tái sử dụng hệ thống điện thắp sáng để chong thâu đêm suốt hơn 1 tháng liên tục để cây hoa phát triển theo ý muốn của mình.

"Diện tích hoa nhiều, trong khi nhân lực ít, ban ngày làm không xuể, nên gia đình phải tận dụng ánh điện ban đêm để chăm sóc đến gần 21 giờ mới nghỉ. Công việc ban đêm chủ yếu phun thuốc trừ sâu, nhổ cỏ... Đối với sâu hại thì dễ phòng trừ, lo nhất là cây hoa bị nhiễm nấm rất khó xử lý. Năm trước do hoa Tết được giá nên gia đình có lãi khá, hy vọng năm nay hoa tiếp tục được giá gia đình sẽ có cái Tết đầm ấm, phấn khởi hơn", anh Nam chia sẻ.


Hệ thống bóng điện chiếu sáng cho ruộng hoa được lắp đặt với mật độ cách nhau từ 1,5 - 2m, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình để lựa chọn các loại bóng điện có công suất và mức độ tiết kiệm điện khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại bóng đèn có công suất 5 - 10W.


Quan sát cho thấy, người dân Yên Thành trồng hoa Tết khá nhiều, tuy nhiên không trồng tập trung, mà trồng rải rác ở các xã: Hậu Thành, Văn Thành, Tăng Thành, Sơn Thành, Tân Thành... và thị trấn Yên Thành. Do vậy, dịp này đến các vùng quê trên địa bàn Yên Thành thỉnh thoảng bắt gặp những phố hoa bừng sáng ánh điện vào ban đêm.

Trên địa bàn huyện Diễn Châu, đặc biệt là các xã Diễn Kỷ, Diễn Hồng, Diễn Đồng... nhiều ruộng hoa đang kỳ phát triển. Vợ chồng anh An Tuyết ở xóm 2, xã Diễn Kỷ cho biết, năm nay gia đình anh trồng 10 sào hoa, trong đó hoa cúc chiếm 80%, còn lại là các loại hoa khác có giá trị cao hơn: Hoa ly, lay ơn...
Để chăm sóc cây hoa theo ý muốn, nhất là chiều cao của cây hoa, gia đình điều chỉnh thời gian chong điện vào ban đêm cho phù hợp. Sau khi xuống giống khoảng tầm 3 - 5 ngày, người dân bắt đầu chong đèn nuôi hoa. Khi cây đã phát triển ổn định thì ngắt chiếu sáng.


Những người có kinh nghiệm trồng hoa ở Yên Thành cho biết, sau khi xuống giống khoảng tầm 3 - 5 ngày, người dân bắt đầu chong đèn nuôi hoa.


"Nếu khách hàng cần cây hoa cao, thì thời gian chong điện kéo dài khoảng 1,5 tháng, nếu khách hàng cần cây hoa thấp thì giảm thời gian chong điện xuống 1 tháng. Do vậy chi phí tiền điện của một lứa hoa đối với 10 sào hoa này đã mất hàng triệu đồng, chưa kể giống, phân bón, công lao động... nếu hoa không được giá là thua lỗ. Tuy nhiên, nghề trồng hoa Tết không ai dám chắc năm nay được hay thua, nên trước mắt phải chăm sóc tốt để cây hoa đẹp và ra hoa đúng thời điểm", chị Tuyết chia sẻ.

Theo người dân, việc sử dụng ánh sáng, không cho cây “ngủ” nhằm kích thích tăng trưởng. Cây hoa sẽ liên tục nhận năng lượng từ ánh sáng và quang hợp, cao lớn hơn, thân thẳng, đặc biệt là nở đúng thời gian theo ý định người trồng.

Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Diễn Châu cho biết, hàng năm người dân trên địa bàn huyện luôn duy trì diện tích hoa Tết khoảng 3ha, tập trung ở các xã Diễn Kỷ, Diễn Hồng và Diễn Đồng. Diện tích trồng hoa, bà con chọn những vùng đất ít bị ngập úng và những người này có nhiều kinh nghiệm trồng hoa Tết, bởi để trồng và thu hoạch đúng dịp, cần áp dụng chế độ chăm sóc có khoa học.

Huyện Yên Thành là địa phương có khá nhiều diện tích hoa Tết. Theo ông Lê Văn Hồng - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, toàn huyện có khoảng 20ha hoa Tết, được trồng rải rác ở các xã. Ngoài diện tích hoa được trồng ngoài trời, bà con còn trồng hoa trong nhà màng, nhà kính.


Thông thường, người dân chong đèn từ 18 giờ hôm trước đến tận 5 giờ sáng hôm sau, liên tục trong vòng 25 - 30 ngày, thậm chí nhiều hơn. Do thời gian chiếu sáng kéo dài và liên tục nên người dân phải chi trả phí sử dụng điện khá cao…

Nghề trồng hoa là một nghề mang tính thời vụ, vào vụ mùa Tết Nguyên đán, người dân thường sẽ “ăn, ngủ” cùng hoa, kỳ vọng được mùa, giá cao để đón Xuân ấm no, đủ đầy. Những ngày này, đến các làng hoa ở vùng nông thôn Yên Thành, Diễn Châu... vào ban đêm, nhiều người không khỏi thích thú, ngỡ ngàng trước khung cảnh lung linh, sáng rực bởi hàng ngàn ngọn đèn điện cùng lúc được thắp sáng trên những ruộng hoa.

Bài, ảnh: Xuân Hoàng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn. Những món đồ chơi thủ công được các nghệ nhân khéo léo làm nên như một món quà Trung Thu dành cho con trẻ đầy ấm áp. Qua năm tháng, chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và lòng kiên trì theo nghề qua năm tháng đã giữ vững nét nguyên bản của lễ hội Trung thu hàng năm cho đến tận bây giờ.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành khoảng hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

LNV - Hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã khiến sản phẩm thủ công chưa đổi mới nhiều. Để nâng cao vị thế cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quan tâm hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng.
“Xóm thủ công” ở phố Hội

“Xóm thủ công” ở phố Hội

LNV - Tại Hội An, một nhóm bạn trẻ yêu nghề truyền thống và mong muốn phục hồi vẻ đẹp cuộc sống nguyên bản trong khu phố cổ đã tạo ra “Xóm thủ công” với phiên chợ vô cùng độc đáo. Họ đã nỗ lực tái hiện lại những nghề thủ công lâu đời của cư dân sống trong các kiệt nhỏ của phố cổ Hội An. Hầu hết họ là những thế hệ thứ ba, thứ tư còn tham gia làm và giữ gìn nghề thủ công truyền thống hơn 100 năm trước của thành phố bên bờ sông Hoài.
Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

LNV - Nghề gốm sứ không đơn thuần là làm bạn với bàn xoay mà là nghề tôi rèn sự kiên nhẫn, sự chỉn chu, khéo léo, là nghề của những người biết trân trọng đất, nước và lửa. Đến với Đông Triều chắc chắn du khách sẽ được cảm nhận tinh hoa của đất, nước và lửa rõ nét nhất khi tham quan và trải nghiệm làng nghề gốm sứ Đông Triều.

Tin khác

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

LNV - Tổ dân phố 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), được bao phủ bởi một màu xanh bát ngát của những đồi chè. Nhưng ít ai biết được, có một giai đoạn, bà con nơi đây từng ồ ạt chặt bỏ chè để trồng loại cây khác do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè.
Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

LNV - Sự phát triển của các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, người lao động cũng đang phải đối diện với nhiều nguy cơ về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

LNV - Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động. Từ đó, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

LNV - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng phong phú. Để khai thác lợi thế du lịch, hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng các tuyến du lịch lịch sử cách mạng, trải nghiệm văn hóa làng nghề.
Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

LNV - Nhằm khắc phục tình trạng hoang phí khi tiến hành cải tạo vườn và loại bỏ những cây cà phê già cỗi, anh Nguyễn Ngọc Duy đã tận dụng gốc cây để chế tác nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Đồng thời, hợp tác cùng Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công (Đắk Lắk) giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng.
Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

LNV - Ngày 11/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Ban Tổ chức Festival Nông sản Việt Nam-Vĩnh Long năm 2023 tổ chức khai mạc “Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ."
Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

LNV - Ngày 6/9, UBND huyện Cần Giờ đã có hồ sơ gửi Sở NNPTNT TP.HCM và Chi cục PTNT TP về việc đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).
Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

LNV - Mùa thu về cũng là lúc cốm ở làng Thạc vào mùa thu hoạch, mùi thơm của gạo nếp non tỏa đi khắp các con đường. Món ăn tuy dân dã, bình dị nhưng ẩn chứa hồn quê sâu sắc, cốm vừa là món ăn vặt tao nhã, vừa phù hợp để làm quà tặng vào như một cách chia sẻ mùa thu tới mọi người.
Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp

LNV - Trong 8 tháng đầu năm 2023, lực lượng kiểm lâm Thành phố Hà Nội đã phát hiện 15 vụ vi phạm về lâm nghiệp, tịch thu hơn 5,8m3 gỗ thông thường quy tròn, gần 1,6m3 gỗ quý hiếm và nhiều sản phẩm đồ gỗ không có giấy tờ hợp pháp...
Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

LNV - Truyền thống và hiện đại trong phát triển các làng nghề truyền thống được coi là một trong những nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, đồng thời là nhân tố góp phần tạo nên hệ giá trị mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn

LNV - Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) từ lâu vốn nổi tiếng là làng nghề nuôi rắn lớn bậc nhất ở Việt Nam. Những năm gần đây, nghề chăn nuôi rắn truyền thống đã và đang có chiều hướng phát triển tốt với các sản phẩm chế biến từ rắn ngày càng đa dạng hơn.
Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề

LNV - Sâu thẳm trong trái tim của những người làm nghề thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, giấc mơ về một làng nghề vẫn thắp sáng, ngọn lửa ấy vẫn luôn rực sáng trong hành trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam

AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam

LNV - Với chủ đề 'Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững', Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 17/9.
Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên

Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên

LNV - Làng nghề tương bần ở thị trấn Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) đã tồn tại hàng trăm năm với món tương đặc trưng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội

Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội

LNV - Sáng 22/9, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50, phố Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức trưng bày tài liệu
Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn.
Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn

Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn

LNV - Sắp tới, tại Sân vận động huyện Sóc Sơn sẽ diễn ra Festival nông sản Hà Nội năm 2023. Sự kiện được tổ chức nhân dịp 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023) và diễn ra trong vòng 4 ngày, từ 28/9 đến 1/10/2023.
Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam

LNV - Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ (số 247 Hoàng Văn Thụ, phường 1, quận Tân Bình, TP. HCM), Ban liên lạc (BLL) Quân giới Nam bộ B2 - TP. HCM đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập ngành Quân giới Việt Nam (15/9/1945 – 15/9/2023), Buổi lễ nhằm gặp mặt, ôn lại những truyền thống vẻ vang và đóng góp to lớn của ngành.
Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

LNV - Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải phát sinh trong các hoạt động tại làng nghề là hướng đi cần thiết và hướng tới phát triển bền vũng các làng nghề
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động