Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

LNV – Với đôi bàn tay khéo léo, cây gai đã trở thành những sản phẩm thủ công có tính ứng dụng cao, góp phần thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ ở xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

Nét đẹp văn hóa qua những chiếc võng gai thủ công truyền thống

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
Từ xa xưa, những người phụ nữ Thổ đã đan võng từ cây gai theo phương thức thủ công.

Cây gai vốn là loài cây chỉ mọc hoang trong rừng rồi được người dân mang về trồng và phát triển thành nghề đan võng gai. Cây sau khi thu hoạch sẽ gọt bỏ phần gai dài rồi gọt vỏ hoặc dùng dao cạo bỏ lớp lụa bên ngoài. Phơi khô sau khi giặt và bảo quản cẩn thận để đảm bảo chất lượng và màu sắc của thành phẩm. Để đan thành một chiếc võng hoàn chỉnh phải được sử dụng 3kg – 4kg gai khô. Quy trình đan một tấm võng rất nhiều bước bắt đầu từ công đoạn chọn sợi, tết quai võng, chọn loại then….

Không ai biết nghề đan võng gai được hình thành từ lúc nào nhưng nó là nét đặc sắc trong đời sống và sinh hoạt của đồng bào dân tộc người Thổ ở Nghệ An. Nghề đan võng gai không chỉ mang lại thu nhập cho bà con mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể đáng quý của người Thổ. Với mong muốn duy trì và phát triển nghề truyền thống của dân tộc một cách bài bản, từ năm 2021, Chi hội Phụ nữ xóm Long Thọ, xã Giai Xuân (huyện Tân Kỳ) đã thành lập Tổ hợp tác (THT) sản xuất võng gai truyền thống.

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
Người dân làm nghề thu hoạch cây gai tươi để làm nguyên liệu đan võng.

Võng gai được dệt từ sợi những cây gai do chính người dân địa phương trồng, bảo đảm từ khâu chăm sóc đến thu hoạch, lấy sợi. Để có chất lượng sợi gai tốt, người dân không thu hoạch khi cây non quá hoặc già quá vì sợi gai sẽ không dai, dễ đứt. Sau đó, sợi cây gai được phơi đủ nắng và bảo quản cẩn thận.

Khi thu hoạch đủ số lượng, THT bắt đầu công đoạn tết quai võng, chọn loại then, đan võng… Tất cả đều được làm thủ công. Võng gai người Thổ có ba loại hoa văn. Loại phổ biến nhất là đan tính theo sợi 3, sợi 4, sợi 5 có mắt võng thưa hơn để sử dụng hằng ngày và bán ra thị trường. Ngoài ra còn có loại đan bông thang sẽ cầu kỳ, phức tạp hơn, võng có độ rộng, dày và đẹp hơn. Người dân chỉ đan loại võng này khi có đặt hàng riêng và giá thành cũng cao hơn so với võng gai thông thường.

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
Sợi cây gai trải qua nhiều công đoạn sẽ được người thợ khéo léo đan thành võng hoặc các sản phẩm thủ công khác.

Bà Nguyễn Thị Giang – một thành viên trong THT cho biết, đan võng là công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng. Kỹ thuật phức tạp nhất là chiếc võng cáng quan được đan các mắt dày hơn với những hoa văn cầu kỳ, phức tạp và đẹp hơn. Loại này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chỉ những người khéo léo, giỏi nghề mới có thể làm được. Các sợi gai không quá dài, khi đan võng, người dân phải khéo léo tiếp thêm sợi để vừa giấu đi nếp nối mới bảo đảm thẩm mỹ, vừa để từng sợi đều nhau. Như vậy võng mới bền. Khi đan, bà phải dùng lực rất mạnh của cả hai bàn tay để xoắn sợi gai cho săn chắc.

Công đoạn khó nhất trong việc đan võng là khi kết đai đầu võng. Việc này phải có từ 2 - 3 người cùng làm. Nếu làm không khéo, để đầu và đuôi võng bị lệch nhau là phải tháo ra làm lại. Mỗi chiếc võng gai hoàn chỉnh có chiều dài khoảng 2 - 2,5m, rộng 1,5 - 1,6m. Võng dày mắt thì nằm sẽ êm và bền hơn. Hai đầu võng kết rất chắc chắn để khi mắc võng, người dùng có thể ngồi thoải mái mà không sợ bị đứt. Thông thường, người dân phải mất từ 15 ngày đến 1 tháng thì mới làm ra được một chiếc võng gai hoàn chỉnh. Nếu nhiều người cùng tham gia có thể đẩy nhanh tiến độ. Võng gai bền tới cả chục năm. Người dân tộc Thổ khuyên người dùng không nên bỏ võng gai trong túi nylon buộc kín, võng sẽ bị bở và nhanh hỏng.

Hướng đi cho những sản phẩm truyền thống

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
Để giữ gìn nghề truyền thống, các phụ nữ có kinh nghiệm trong làng luôn cố gắng truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Với sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng công đoạn, một chiếc võng gai hoàn thành có giá trị khá cao, hiện giá bán khoảng 1,5 - 5 triệu đồng/chiếc tùy kích cỡ mà độ kỳ công. Không những vậy, sản phẩm võng gai của THT sản xuất võng gai Giai Xuân còn đạt chất lượng OCOP 3 sao, được khách hàng ưa chuộng và có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Ưu điểm so với các loại võng dù, võng gai không phong phú về mẫu mã, màu sắc nhưng vẫn được rất nhiều người ưa chuộng vì êm mát, thân thiện với môi trường, sử dụng được bền lâu, thậm chí đến hàng chục năm không bị hỏng.

Để phát triển bền vững, Tổ hợp tác đang đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh sản phẩm võng gai, Tổ còn sáng tạo ra các sản phẩm thông dụng và trang trí khác như túi đựng, mền, mũ đội, thảm… đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Đồng thời, Tổ còn tích cực truyền nghề, kinh nghiệm thực tế cho thế hệ trẻ. Không chỉ chú trọng việc làm ra những sản phẩm chất lượng, có mẫu mã, kiểu dáng mà THT sản xuất võng gai truyền thống còn tích cực quảng bá và giới thiệu sản phẩm thông qua các kênh truyền thông và bán hàng như sàn thương mại điện tử, mạng xã hội... Điều này vừa giúp tổ hợp tác tăng thu nhập, vừa giúp nhiều người đã biết đến võng gai truyền thống của người dân dân tộc Thổ.

Ngoài ra, thông qua kết nối du lịch, sản phẩm võng gai Giai Xuân đã có mặt trong Khu Di tích Kim Liên, điểm du lịch các khách sạn, resort, homestay trong cả nước và một số nước ở châu Âu. Tuy nhiên, số lượng khách đặt hàng chưa nhiều và chưa ổn định, khó mở rộng sản xuất, thiếu nguồn nhân lực trẻ, đây là một trong những trăn trở của THT võng gai tại Giai Xuân.

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
Hình ảnh cận cảnh một chiếc võng gai thủ công.

Theo ông Trần Khắc Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Giai Xuân cho biết, chính quyền địa phương xác định, việc phát triển nghề đan võng gai có ý nghĩa quan trọng. Việc này vừa giúp khôi phục nghề truyền thống, gìn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thổ vừa phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai. Hoạt động này giúp giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nhất là phụ nữ, người già và tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.Về vùng nguyên liệu, trước đây, cây gai mọc hoang trong rừng nhiều, người dân chỉ việc vào rừng chặt khúc rong mang về. Tuy nhiên, cây gai tự nhiên ngày càng hiếm hoi. Do đó, chính quyền xã đã vận động người dân dần chuyển sang trồng gai ở ruộng, trong vườn nhà để chủ động nguồn nguyên liệu. Xã đã dành cho người dân một khoảnh đất làm ruộng trồng gai, tạo nguồn nguyên liệu đan võng.

Trong thời gian tới, huyện Tân Kỳ sẽ ban hành các nghị quyết tạo cơ chế, chính sách để hoàn thiện cơ sở vật chất tại các điểm du lịch của địa phương; duy trì và phát huy hiệu quả các câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thái, Thổ, các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan võng gai… Việc này nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch mang nét đặc trưng riêng có của địa phương./.

Thúy Vân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

LNV - Hội An là vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng với khu phố cổ trầm mặc và những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nép mình bên con sông Thu Bồn thơ mộng, Làng gốm Thanh Hà là nơi giữ nghề gốm truyền thống trong suốt 500 năm lịch sử.
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định có Quyết định công nhận Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, thôn Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc, UBND thị xã Hoài Nhơn có tờ trình UBND tỉnh Bình Định và Sở Nông nghiệp và PTNT cho chủ trương lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

LNV - Do điều kiện lịch sử hình thành, Kiên Giang là nơi hội tụ của dân di cư đến từ mọi miền đất nước. Một số nghề thủ công cũng theo chân họ đến vùng này. Khi du nhập vào Kiên Giang, sản phẩm của mỗi làng nghề mang nét văn hóa đặc trưng của vùng.
Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

LNV - Trong căn nhà nhỏ ngái nồng mùi khói bếp, ông Sùng Seo Nhà (74 tuổi) một trong những cao niên còn bám trụ với nghề rèn nở nụ cười móm mém đón chúng tôi ghé thăm trong một buổi chiều lất phất mưa. Giọng kể bằng tiếng phổ thông lơ lớ vẫn đủ để chúng tôi hiểu nghề rèn đến với Bản Phố “duyên nợ” như thế nào và ai là người đầu tiên có công đưa nghề rèn về với bản làng.
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

LNV - Với niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực, nghệ nhân Lưu Huỳnh Châu đã mang nhiều món ăn đặc trưng của người Việt giới thiệu tới thực khách quốc tế, tích cực dạy nghề cho thế hệ trẻ. Góp phần giữ gìn và phát huy tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt trong cuộc sống hiện đại.
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

LNV - Làng nghề chè Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) nổi tiếng với thương hiệu chè búp khô chất lượng cao. Được nâng cấp công nghệ và mở rộng thị trường, chè Ba Trại không chỉ giữ vững danh tiếng mà còn kết hợp du lịch, mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương.

Tin khác

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã có các làng nghề được lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển giai đoạn 2023-2025, kịp thời báo cáo UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

LNV - Tiếp nối thành công của Hội chợ Làng nghề Việt Nam những năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024.
Nghề chằm nón lá

Nghề chằm nón lá

LNV - Có nhiều câu hỏi về nguồn gốc của chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử từ khi nào? Tổ nghề là ai? Những câu hỏi này đến nay vẫn không ai trả lời được. Nhiều tài liệu cho rằng chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, đời nhà Trần. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm về trước.
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

LNV - Hiện cả nước có 5.400 làng nghề và làng có nghề trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống với lợi thế văn hóa, lịch sử và sản phẩm, rất thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

LNV - Các làng nghề truyền thống Bến Tre không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”

LNV - Không gian trưng bày tôn vinh sản phẩm của các làng nghề truyền thống; tôn vinh sản phẩm đạt giải tại Hội thi Thủ công mỹ nghệ của TP.Hà Nội sẽ được diễn ra tại Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024 từ ngày 3 đến 6-10 tại Hà Nội. Thông tin này được nêu ra tại cuộc họp báo do Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT TP Hà Nội tổ chức vào sáng 20-9 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Ông Hồ Trọng Lập (60 tuổi), ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước vinh dự được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn yêu cầu mỗi địa phương phải có tối thiểu một sản phẩm chủ lực thực hiện mô hình liên kết chuỗi; các địa phương triển khai thực hiện mô hình thương mại điện tử gắn với làng nghề, sản phẩm làng nghề.
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

LNV - Những giải pháp thiết thực trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã và đang giúp nhiều nông dân tỉnh Phú Thọ phát triển thành công nhiều sản phẩm thế mạnh, cho giá trị vượt trội, một trong số đó là hồng không hạt.
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

LNV - Những ngày qua, do ảnh hưởng của Cơn bão lịch sử (Bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng nước
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền

LNV - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nghề làm bánh oản truyền thống qua nhiều thế hệ, anh Nguyễn Hữu Huy (42 tuổi), tại Đình Cao (Phù Cừ, hưng Yên) đã kế tục “bí kíp” làm oản gia truyền của thế hệ ông cha và “thổi hồn” vào món bánh đặc biệt này. Sự sáng tạo của anh đã mang đến một “làn gió mới” với những chiếc oản không chỉ mang giá trị ẩm thực mà còn mang giá trị nghệ thuật và “hồn cốt” văn hóa dân tộc Việt Nam.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 6/13 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM); 109/148 xã đạt chuẩn NTM (73,6%).
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Nông dân La Mo Nõn (SN 1982), người dân tộc Chăm HRoi ở thôn Suối Mây, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên là một trong 63 nông dân trên cả nước được vinh danh là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

LNV - Hội An là vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng với khu phố cổ trầm mặc và những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nép mình bên con sông Thu Bồn thơ mộng, Làng gốm Thanh Hà là nơi giữ nghề gốm truyền thống trong suốt 500 năm lịch sử.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động