Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Mùa săn mối cánh trên dãy Trường Sơn

LNV - Tháng Năm (DL) cũng là tháng Tư (ÂL), những trận mưa giông cùng với sấm sét đầu mùa lại về trên những cánh rừng của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Lúc nầy các nương rẫy của đồng bào Cơ Tu đã được đốt thực bì, cư dân chuẩn bị chọc lổ trồng lúa, bắp… cho mùa vụ. Vào thời gian nầy tuy bà con rất vất vả nhưng bù lại có một loại côn trùng dày đặc từ các tổ mối bay ra lấp lánh sau cơn mưa, đó là con mối cánh, người Cơ Tu gọi là cláp hay “tôm bay” trên dãy Trường Sơn, bà con tranh thủ bắt mối để chế biến các món ăn rất thơm ngon và nhiều dinh dưỡng.
Con ơi bắt mối đem rang…

Già làng Phạm Văn Crới (67 tuổi, trú tại thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) cho hay, vào mùa mối, gần như toàn bộ số gia đình người Cơ Tu ở đây “thi nhau” bắt mối đất. Mùa bắt mối diễn ra nhiều nhất khi có mưa giông vào tháng Năm (DL) hằng năm. Khi mối xuất hiện, bà con tranh thủ bắt mối đất để rang ăn chơi, hoặc rang xong dầm nước mắm hoặc giả với muối ăn với cơm hoặc nấu cháo (cláp p’ chơ)…đều thơm ngon. Thành thử có câu ca “dí dỏm”: “Con ơi bắt mối đem rang / Nhanh tay không kẻo, mối sang nhà người. Nhà tôi, có đêm mối ra bắt trên 5 ký mối. Cái thì rang ăn liền, rang bỏ ít muối để trong ống lồ ô, gát trên giàn bếp ăn dần…”.


Có nhà mỗi đêm bắt 5 kg mối cánh


Mối ra nhiều nhất là sau những cơn mưa chiều vào tiết tiểu mãn vào tháng Tư (ÂL) hàng năm. Cơn mưa vừa dứt vào tầm chạng vạng. Lúc này không khí mát mẻ hẳn lên, cũng là lúc hàng đàn mối cánh dày đặc từ tổ chui ra với đôi cánh mỏng, bay lấp lánh, chập chờn trong bóng hoàng hôn. Chúng bay quần tụ vào nơi có ánh sáng.

Mùa săn mối cánh

Già Bớt cho biết: “Nếu không có đèn điện, khi phát hiện có mối đang bay ra, chúng tôi thắp một cây đèn dầu, hoặc đèn cầy, cắm giữa cái thau lớn đặt ở nơi thuận tiện ngoài sân, trong thau đổ nước ngập ¼ cây đèn. Mối thấy ánh sáng cùng nhau bay đến, sà xuống gặp nước, ướt cánh không bay lên được, nên nằm lại trong thau. Thỉnh thoảng, mình lấy tay khuấy nước trong thau để mối ướt cánh không bay lên được. Nếu thấy trong thau nhiều mối quá thì hốt mối ra bỏ vào bao nilon hoặc soong, nồi, thùng, mủng…Nếu vùng nào có điện, nhất là các ngọn điện ở trước sân, khi phát hiện có mối, lập tức tắt tất cả các ngọn điện trong nhà nhằm mục đích không cho mối vào nhà để thu hút mối tập trung một chỗ (xác mối chết ở trong nhà khó thu dọn, kiến đánh hơi sẽ vào nhà ). Lúc bấy giờ, không những có người bắt mối mà còn có các “lực lượng”: khác như : cóc, ễnh ương, gà … cùng tham gia đớp, mổ …mối như điên…”.

Công đoạn bắt mối chỉ diễn ta khoảng nửa giờ là kết thúc, lúc này mối đã ít dần, chúng bị rụng cánh và rơi dần ở chung quanh khu vực. Sau khi kết thúc cuộc bắt mối, người ta dùng nước sạch rửa mối nhẹ nhàng nhiều lần cho sạch và vớt ra một cái rá nhựa để cho ráo nước…Mối đang bắt còn nguyên cánh mỏng, thân dài khoảng 1cm, bụng lớn bằng sợi bún tươi, có viềng đen quanh thân màu vàng nâu, ngực và đầu nhỏ hơn.


Già làng Đinh Văn Bớt (76 tuổi), ở thôn Tà Lâu, xã Ba (Đông Giang cho biết: “Những người Cơ Tu có kinh nghiệm, trước cơn mưa giông, chỉ cần nhìn ổ mối mà xác định chính xác ụ nào mối ra trước, ụ nào mối ra sau, lượng mối bay nhiều hay ít …Sau đó tiến hành đào lỗ hình nón sát ổ mối – nơi mối chuôi ra, lấy lá chuối lót theo lỗ có hình nón. Trên chổ mối ra khoảng 0, 40 mét, người ta giăng bao ni long màu trắng. Mối bay lên gặp ni long rớt xuống lá chuối đã hứng sẵn, do lá trơn và mối ướt cánh nên không bò và bay lên được. Sau đó, đồng bào mang gùi đến thu hoạch. Thông thường mõi người “quản lý” khoảng 10 lỗ…”.


Người Cơ Tu đang bắt mối.


Món mối rang

Mối rang là món ăn ngon miệng, hấp dẫn đối với đồng bào Cơ Tu và một số người Kinh. Muốn ăn, cư dân làm món mối rang (cláp padieng) bằng cách đặt chảo lên bếp, chờ chảo nóng đều, bỏ vài bát mối này vào và dùng đũa khuấy đều, mối bốc hơi và khô dần… cho đến khi từ chảo bay ra một mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, mang hương thơm mùi châu chấu nướng và những tiếng nổ lẹt đẹt nho nhỏ, báo hiệu mối đã chín rồi. Lúc này, đổ ra mẹt, lấy các ngón tay đảo nhẹ và sảy, hay bật cái máy quạt cho cánh mối bay đi, chỉ còn lại thân mối vàng ươm. Người Cơ Tu ngoài rang mối để “ăn chơi” ra, họ còn giả nát nén lại thành bánh để ăn dần. Ngoài ra, khi rang mối họ thêm vào ít muối và bỏ trong ống để giành ăn lai rai và hương vị cũng không kém phần ngọt ngào lan toả.


Không gì thú vị bằng khi được thưởng thức hương vị thơm lừng, beo béo và ngọt bùi… của món mối cánh rang, có thêm vài ly rượu tà vạt, rôm rả trò chuyện cùng với người già, lũ trẻ. Gương mặt của họ cũng hồng lên, lấp lánh bên bếp lửa hồng. Ngày nay, ở quê tôi, người Kinh cũng thi nhau bắt mối đem rang ăn. Khách đường xa, đã một lần thưởng thức cái hương vị thơm ngon, độc đáo của món mối rang ở Đông Giang này thì không thể nào quên được “tháng Năm mùa săn mối”.

Bài, ảnh: Văn Kỳ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

LNV - Nghề truyền thống từng đứng bên bờ mai một, nay đang được đánh thức nhờ làn gió mới từ du lịch cộng đồng. Những đôi tay khéo léo của phụ nữ Mông lại cần mẫn bên khung cửi, dệt nên không chỉ những tấm vải lanh mà còn dệt cả niềm tự hào văn hóa dân tộc.
Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

LNV - Chiều 20/5, UBND xã Hưng Đạo (Thành phố) tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phong trào thi đua “Cả nước chung tay XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025; đón Bằng công nhận Làng nghề trồng đào Nam Phong 2 của UBND tỉnh.
Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

LNV - Giữa miền quê thanh bình ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành), lò nấu đường truyền thống “Ông Năm” luôn đỏ lửa mỗi tuần. Hương mật mía lan tỏa khắp nơi, gợi nhớ ký ức ngọt ngào của một thời gian khó, về một nghề truyền thống từng gắn bó với biết bao thế hệ.
Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

LNV - Sâu trong những ngôi làng bình dị của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), những làng nghề truyền thống vẫn lặng lẽ giữ lửa qua bao thế hệ. Từ nghề làm ngói âm dương, làm giấy bản đến rèn dao, mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của bàn tay khéo léo mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc văn hóa địa phương. Giữa nhịp sống hiện đại, những làng nghề ấy đang từng bước hồi sinh, góp phần gìn giữ hồn quê và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc văn hóa Tày đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, góp phần giữ gìn nghề truyền thống và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.

Tin khác

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.
Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.
Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

LNV - Để truyền dạy và làm nghề của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, xong nơi đây vẫn lưu giữ được các nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Tiền Giang công nhận 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và nâng cao

Tiền Giang công nhận 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và nâng cao

LNV - Ngày 19-5-2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành các quyết định công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

LNV - Nghề truyền thống từng đứng bên bờ mai một, nay đang được đánh thức nhờ làn gió mới từ du lịch cộng đồng. Những đôi tay khéo léo của phụ nữ Mông lại cần mẫn bên khung cửi, dệt nên không chỉ những tấm vải lanh mà còn dệt cả niềm tự hào văn hóa dân tộc.
Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

LNV - Chiều 20/5, UBND xã Hưng Đạo (Thành phố) tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phong trào thi đua “Cả nước chung tay XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025; đón Bằng công nhận Làng nghề trồng đào Nam Phong 2 của UBND tỉnh.
Minh bạch hóa thông tin, nâng giá trị sản phẩm nông thôn mới

Minh bạch hóa thông tin, nâng giá trị sản phẩm nông thôn mới

LNV - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, việc minh bạch hóa thông tin sản phẩm nông nghiệp không chỉ là yêu cầu bắt buộc từ các thị trường khó tính mà còn là yếu tố then chốt để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản Việt.
COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?

LNV - Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận gần 150 ca mắc COVID-19 và có sự gia tăng nhẹ 3 tuần gần đây. Tuy nhiên, từ tháng 10/2023, COVID-19 đã là bệnh lưu hành, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B giống như cúm. Vậy người mắc bệnh có cần phải cách l
Giao diện di động