Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, huyện Mê Linh đã triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương, thành phố cũng như của huyện. Hiện tại, huyện đang duy trì và phát triển các vùng trồng trọt chuyên canh ổn định có quy mô từ 20ha/vùng trở lên, như sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thanh Lâm; cây ăn quả ở các xã Hoàng Kim, Chu Phan...
Nguyễn Thị Thanh Tám - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết: “Một số vùng sản xuất, nông dân đã dần chuyển dịch từ cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: Ngô thu bắp non, cây rau, hoa hồng thế, hoa trồng chậu, hoa thảm, hoa ly... Việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, như hệ thống nhà màng, nhà lưới, tự động... đã từng bước đáp ứng nhu cầu sản phẩm ngày càng cao của thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân”.
Sau cơn bão số 3, huyện đã khẩn trương phát động chiến dịch tổng vệ sinh môi trường. Hướng dẫn người dân chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ sâu bệnh hại vật nuôi, cây trồng, phun tiêu độc môi trường chăn nuôi sau nước rút; tiêm phòng bổ sung phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng; tái đàn, tăng đàn, gieo trồng bổ sung diện tích, vật nuôi bị thiệt hại, đảm bảo ổn định nguồn cung thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn. Đến nay, đã gieo được trên 200 ha bổ sung rau ngắn ngày 25 ngày tại bãi sông để bù lại nguồn hao hụt thực phẩm. Chuẩn bị 747 kg hóa chất phun tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi sau nước rút phục vụ tái đàn vật nuôi.
Vụ Đông năm 2024, huyện Mê Linh gieo trồng hơn 3.000ha. Riêng vùng trồng rau thôn Đông Cao, xã Tráng Việt có hơn 200ha, cung cấp cho thị trường từ 30 đến 35 nghìn tấn/năm.'
Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình sản xuất rau vụ Đông tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt. |
Thôn Đông Cao là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của Bão số 3. Phần lớn diện tích rau của thôn Đông Cao bị úng ngập, thiệt hại. Các cây trồng vụ mùa có nguy giảm so với cùng kỳ năm trước. Sáng ngày 11/10/2024 (Vừa qua), lãnh đạo Bộ NN&PTNT cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông năm 2024 tại vùng sản xuất rau thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. Tại đây, người dân vùng rau Đông Cao đã được hỗ trợ 90kg hạt giống rau các loại.
Để kịp thời khôi phục sản xuất, UBND huyện đã chỉ đạo xã Tráng Việt tuyên truyền đến bà con áp dụng phương pháp canh tác theo phương châm "nước lũ rút đến đâu, làm đất sản xuất đến đó". Tập trung nguồn lực khôi phục sản xuất, đảm bảo đúng khung thời vụ. Đến thời điểm này, bà con đã gieo trồng được khoảng 170ha.
Mô hình trồng dưa vàng ứng dụng công nghệ cao tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh. |
Hiện lứa rau ăn lá (cải ngọt, cải canh, cải ngồng…) bắt đầu cho thu hoạch, giá bán ở mức 8.000-10.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập 25 đến 30 triệu đồng/sào/lứa, đáp ứng nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đô.
Ông Trần Thanh Hoài – Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh nhấn mạnh: Thời gian tới, huyện sẽ tập trung khôi phục sản xuất, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra. Hướng dẫn Nhân dân chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ sâu bệnh hại vật nuôi, cây trồng, phun tiêu độc môi trường chăn nuôi sau nước rút; tiêm phòng bổ sung phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng; tái đàn, tăng đàn, gieo trồng bổ sung diện tích, vật nuôi bị thiệt hại, đảm bảo ổn định nguồn cung thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn.
Mở rộng tối đa diện tích để sản xuất vụ Đông 2024-2025 đạt kế hoạch đề ra, phấn đấu đạt 3.002 ha, trong đó: Ngô 350 ha, lạc 30 ha, đậu tương 100 ha, khoai lang 80 ha, rau các loại 1.700 ha, đậu các loại 02 ha, hoa các loại 700 ha, cây trồng khác 22 ha.
Mê Linh Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, mô hình kinh tế trồng hoa ly của xã Tự Lập đã tạo dựng được thương hiệu. |
Bên cạnh đó, huyện sẽ phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân để áp dụng vào thực tiễn. Tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất: mô hình thâm canh cây bưởi theo hướng VietGap quy mô 10ha tại thị trấn Chi Đông; mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng VietGap vụ Mùa năm 2024 tại xã Thạch Đà, quy mô 20ha; mô hình sản xuất khoai tây chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô 63ha tại các xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập; mô hình sản xuất khoai tây giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu vụ Đông năm 2024, quy mô 20 ha tại xã Tự Lập; mô hình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn Vietgap quy mô 5ha tại xã Tiến Thắng.
Triển khai một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp cho vùng chuyên canh tập trung như: hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống thủy sản áp dụng SXNN ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ kinh phí mua thiết bị làm giàu oxy xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
Bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khẳng định Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai các chương trình thiết thực nhằm hỗ trợ nông dân, hộ sản xuất và hợp tác xã chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã và hộ sản xuất, hình thành các chuỗi khép kín từ sản xuất nguyên liệu tới chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ rủi ro. Nông dân cũng được hướng dẫn và tập huấn để đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
Tin liên quan
Tin khác
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Hỗ trợ nông dân vay vốn, khôi phục lại sản xuất
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình khuyến nông tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 Kinh tế
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 Làng nghề, nghệ nhân
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 Nghiên cứu trao đổi
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
10:55 Nông thôn mới