Mật ong bạc hà trên cao nguyên đá Hà Giang
Một điểm nuôi ong lấy mật.
Thăm mô hình nuôi ong lấy mật mùa hoa bạc hà của gia đình anh Sùng Mí Nô, một trong những hộ dân có thâm niên nuôi ong ở thôn Sủng Pờ A, xã Sủng Trà, huyện Mèo Mạc, anh cho biết trước đây gia đình chỉ nuôi ong theo kiểu tự cung tự cấp, nhưng nay gia đình anh cũng như nhiều hộ gia đình trong thôn, xã đã biết mở rộng quy mô nuôi ong để phát triển kinh tế. Việc phát triển đàn ong và sản phẩm mật ong bạc hà ngày càng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo. "Ban đầu gia đình tôi chỉ nuôi 20 đàn ong, khi thấy lợi nhuận cao đã tăng lên 50 đàn, trừ chi phí gia đình cũng có thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/vụ từ mật ong", anh Nô chia sẻ.
Ông Lương Đình Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc cho biết, trong mấy năm trở lại đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, xã Sủng Trà đã triển khai cho nhiều hộ gia đình vay vốn để mở rộng và phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại, số lượng đàn ong liên tục tăng, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ nuôi ong bạc hà.
Thu hoạch mật ong.
Ông Lục Văn Dương, hội viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đại Dương, huyện Mèo Vạc là một điển hình làm giàu từ nuôi ong. Mùa vụ hoa bạc hà năm nay gia đình ông có 300 đàn, mỗi đàn cho khoảng 5 lít mật/vụ, trừ chi phí, thu nhập bình quân ước đạt trên 200 triệu đồng/vụ.
Theo ông Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang), huyện có khoảng 17.000 đàn ong, tập trung chủ yếu tại các xã Xín Cái, Thượng Phùng, Lũng Pù, Lũng Chinh, Sủng Máng, Giàng Chu Phìn, Pả Vi, Sủng Trà và Tả Lủng. Theo kế hoạch phát triển, đến năm 2020 tổng đàn ong của huyện Mèo Vạc sẽ lên đến khoảng 20.000 đàn.
Các sản phẩm chế biến từ mật ong bạc hà của HTX Tuấn Dũng được thị trường ưa chuộng.
Để nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm mật ong bạc hà, huyện Mèo Vạc hiện có 3 hợp tác xã chủ lực trong sản xuất, kinh doanh và bao tiêu sản phẩm mật ong bạc hà. Đến nay, tổng diện tích cây bạc hà đã được quy hoạch tại 13/18 xã, thị trấn của huyện Mèo Vạc với diện tích 2.922 ha.
Theo báo cáo của UBND huyện Đồng Văn, mật ong bạc hà là một nguồn dược liệu quý hiếm, nên được người tiêu dùng và du khách đón nhận, như một món đặc sản của vùng cao nguyên đá. Phong trào nuôi ong lấy mật của người dân nơi đây không ngừng được phát triển.
Mật ong bạc hà là một trong những sản phẩm nông sản nổi tiếng của Hà Giang. Mật bạc hà thường đặc sánh, màu từ vàng đỏ đến vàng chanh, khác biệt so với hầu hết các loại mật ong khác ở nước ta. Mật ong hoa được khai thác từ mật của cây hoa bạc hà, loại cây trước đây mọc dại nay được mở rộng diện tích trồng.
Để thương hiệu mật ong bạc hà Mèo Vạc giữ được uy tín và phát triển bền vững, huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các phong ban chuyên môn tiếp tục phát triển đàn ong nội gắn với qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu cây bạc hà, phấn đấu đưa ngành nuôi ong mật bạc hà của huyện trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo đối với người dân trên địa bàn của huyện.
Bài, ảnh: Nguyễn Chiến
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới