Lùng Tám - Làng dệt thổ cẩm nổi tiếng vùng Tây Bắc
(Ảnh: ST)
Để nói về những sản phẩm được tạo ra tại Lùng Tám, chúng ta có thể dành sự tinh tế để miêu tả nên kĩ thuật dệt phức tạp đi cùng quá trình nhuộm màu vải kì công của những người phụ nữ nơi đây. Đến với làng dệt thổ cẩm Lùng Tám, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tất bật trong cuộc sống hằng ngày của người dân bản địa, khi những người phụ nữ H’Mông khéo léo ngồi trước khung cửi, cần mẫn làm nên những tấm vải đẹp, những sản phẩm thổ cẩm độc đáo.
Làng dệt thổ cẩm không chỉ đem lại thu nhập cho các hộ dân ở đây mà còn góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống lâu đời của người H’Mông. Hầu hết ai sinh ra và lớn lên ở Lùng Tám đều tiếp nối nghề dệt của làng, tạo nên những gia đình có nhiều thế hệ chuyển tiếp văn hoá và truyền thống lâu đời đi cùng với sự giao thoa giữa các thế hệ một cách tinh xảo.
Nguyên liệu chính để dệt vải ở Lùng Tám là sợi lanh. Hầu hết những người phụ nữ H’Mông đến tuổi trưởng thành đều có những mảnh nương riêng để trồng lanh. Cây lanh sau khi thu hoạch được lựa chọn kỹ, đem đi ngâm và tuốt ra thành từng sợi nhỏ, nối để không tạo thành mối ở chỗ nối. Tiếp theo, sợi lanh sẽ được cuộn lại vào các khung quay. Để sợi lanh mềm, phụ nữ H’Mông thường đem đi luộc hoặc hấp.
(Ảnh: ST)
Sau khi sơ chế, người dân Lùng Tám tạo màu cho sợi lanh bằng màu nhuộm có nguồn gốc từ tự nhiên như lá cây rừng, các loại gỗ và đảm bảo không dùng hóa chất công nghiệp. Kỹ thuật dệt của người phụ nữ H’Mông được đánh giá là khó có làng nghề nào ở Việt Nam sánh bằng. Người H’Mông dệt vải bằng khung cửi đai lưng. Sau khi dệt xong, hình thành nên tấm vải, họ đem đi giặt nhiều lần cho thật trắng, sau đó trải lên khúc gỗ tròn, dùng phiến đá có chà sáp ong lăn qua lăn lại cho đến khi tấm vải mềm và sợi vải bóng hơn. Vải được đem đi ngâm trong dung dịch chàm khoảng 1 tiếng rồi mang ra phơi, khi ráo nước lại ngâm vào dung dịch tiếp, quá trình lặp đi lặp lại 5 – 6 lần. Sau đó, vải được đem đi nhuộm, quá trình nhuộm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, gặp hôm trời nắng chỉ khoảng 3 – 4 ngày đã khô còn nếu trời mưa có thể kéo dài vài tháng. Chính vì công đoạn nhuộm vải kĩ mà màu chàm trên vải của người H’Mông luôn có cảm giác tươi mới và bền lâu.
Một trong những đặc điểm khiến thổ cẩm của Lùng Tám là những hoa văn độc đáo, mang nhiều tầng ý nghĩa. Họa tiết đều thực hiện bằng kỹ thuật thêu tay, đắp vải màu, vẽ hoa văn sáp ong. Người H’Mông sáng tạo ra việc dùng sáp ong để vẽ trên vải trắng theo những khối hình thoi hoặc hình vuông, đối xứng nhau giúp cho hoa văn trên tấm vải được bền hơn. Đây là công đoạn khó, đòi hỏi sự tỉ, khéo léo và sáng tạo từ người thợ. Những hoa văn này miêu tả cuộc sống đa sắc màu của người dân nơi đây, phản chiếu sự hoà hợp của con người với đất trời và mong ước về một cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.
Tại làng dệt thổ cẩm Lùng Tám, các sản phẩm thổ cẩm sặc sỡ được bày bán và trang trí khắp mọi nơi, từ quán ăn, nhà hàng, khách sạn,… đến các sản phẩm được người dân sử dụng hàng ngày như túi, áo, mũ,… Len lỏi đi sâu vào nét sinh hoạt hàng ngày của mọi người, các sản phẩm của làng dệt còn được xuất khẩu đến hơn 20 nước như Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sỹ,.. Dù ở đâu, các sản phẩm của người dân Lùng Tám cũng được ưa chuộng bởi nét độc đáo đến từ chất liệu đến hoa văn rực rỡ. Vải lanh còn được biết đến là một chất liệu bền, có lợi cho sức khỏe, tạo được sự thông thoáng khi mặc, do đó đây cũng là cơ hội để sản phẩm của làng Lùng Tám vươn xa hơn trong tương lai.
Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám đã và đang góp phần làm đẹp thêm bức tranh văn hoá của đồng bào dân tộc tại Hà Giang và gìn giữ nét truyền thống tươi đẹp của cha ông ta ngàn đời nay để lại.
Ninh Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới