Hà Nội: 21°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 21°C Thừa Thiên Huế

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Ngày giỗ tổ Hùng Vương 2025, sáng 3/4, tại thành phố Quy Nhơn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội bánh truyền thống Bình Định năm 2025 với chủ đề “Xứ Nẫu”.

Đây là dịp để hội viên phụ nữ trong tỉnh Bình Định trải nghiệm văn hóa ẩm thực độc đáo của quê hương, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, sự tâm huyết, yêu thương, gìn giữ nếp nhà trong từng chiếc bánh, góp phần tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình bánh dân gian của quê hương Bình Định.

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Ngày hội bánh truyền thống Bình Định năm 2025

Tham gia Ngày hội bánh truyền thống Bình Định năm 2025, có 14 đội thi và hơn 100 hội viên phụ nữ đại diện cho Hội LHPN các huyện/thị/thành phố: An Nhơn, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Cát, Tây Sơn, Phù Mỹ, An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tuy Phước, TP Quy Nhơn và Ban phụ nữ Công an tỉnh, Hội phụ nữ BCH Quân sự tỉnh, Hội phụ nữ BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định.

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
Chủ đề Ngày hội là Xứ Nẫu

Khi nói đến bánh truyền thống Bình Định phải kể đến các loại bánh như bánh ít, bánh xèo, bánh hồng, bánh thửng, bánh chưng, bánh phu thê...được làm từ các nguyên liệu gần gũi gồm gạo, nếp, đậu xanh. Mỗi loại bánh đều có một hương vị riêng, nhưng qua năm tháng gắn bó với đời sống ẩm thực, đời sống tinh thần, chúng trở thành những món bánh truyền thống và tạo nên “Hương vị xứ Nẫu” rất riêng biệt của người dân Bình Định.

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
Hội LHPN của 11 huyện, thành phố, thị xã tham gia Ngày hội

Công đoạn làm ra những chiếc bánh rất thô sơ, mộc mạc nhưng cũng rất đỗi kỳ công như xay lúa, xay nếp, giã gạo, nhồi bột, nắn, ép bánh và hầu hết đều buộc bánh bằng dây lát, dây chuối hoặc lạt tre. Qua bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của người dân đất võ đã trở thành các món ăn dân dã với nhiều hình dáng từ tròn, dẹp, vuông, tháp đến hình trụ; có loại bánh gói, có loại bánh trần; bánh có nhân, bánh không có nhân; bánh có vị mặn, vị ngọt rất đa dạng, phong phú cùng tạo nên mâm bánh truyền thống dâng lên bàn thờ tổ tiên trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi…

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
Các Hội phụ nữ của đơn vị lực lượng vũ trang tham gia Ngày hội

Bởi vậy mà mâm bánh truyền thống gắn bó mật thiết trong đời sống tinh thần, được xem là sợi dây kết nối nguồn cội, lưu giữ ký ức về văn hóa gia đình, văn hóa truyền thống người Bình Định. Bàn tay người phụ nữ khéo léo tạo nên sợi dây kết nối các giá trị truyền thống đó để gắn kết các thành viên trong gia đình, gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ từ xưa cho đến nay.

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
Các hội viên phụ nữ tất bật trang trí trưng bày bánh truyền thống

Phát biểu khai mạc Ngày hội, bà Đặng Thị Hồng Hạnh - Phó Chủ tịch phụ trách Hội LHPN tỉnh Bình Định chia sẻ: Ngày hội bánh truyền thống Bình Định là một trong những hoạt động thiết thực nhằm tạo ra sân chơi bổ ích để chị em hội viên, phụ nữ, giao lưu, chia sẻ, trải nghiệm và là cơ hội thể hiện mình không chỉ giỏi về lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập, công tác mà còn thực sự là những người phụ nữ khéo léo, đảm đang, tinh tế trong công việc nội trợ và có các kỹ năng xây dựng tổ ấm hạnh phúc gia đình.

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
Bánh truyền thống trang trí theo dáng hình chữ S đất nước Việt Nam

“Đây cũng là dịp để chúng ta tổ chức tuyên truyền phát huy bảo tồn các giá trị bánh truyền thống; bởi hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và giá trị văn hóa tinh thần của bánh truyền thống nói riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức từ quy mô sản xuất các loại bánh chủ yếu là các hộ gia đình, các cơ sở nhỏ lẻ, sử dụng phương thức sản xuất thủ công, chưa áp dụng biện pháp đóng gói, bảo quản phù hợp để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa giữ được chất lượng, hương thơm, mùi vị… nên đa phần bánh đều có hạn sử dụng ngắn, thường tiêu thụ trong ngày” bà Đặng Thị Hồng Hạnh bày tỏ.

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Bánh dừa Tam Quan trang trí dáng hình ngôi nhà tranh thôn quê

Bà Đặng Thị Hồng Hạnh cho biết: Thông qua Ngày hội, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh mong muốn lan toả đến các tầng lớp phụ nữ về văn hoá truyền thống, góp phần thiết thực thực hiện quan điểm của Đảng khóa XIII về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của các cấp Hội phụ nữ trong thực hiện phong trào “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” góp phần thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bình Định lần thứ XX đề ra.

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Những loại bánh tuyền thống quen thuộc Xứ Nẫu

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
Đông đảo hội viên phụ nữ tham gia trưng bày bánh truyền thống
Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
Bánh truyền thống mang đậm chất quê, hồn quê mộc mạc Bình Định
Mỹ Bình

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.

Tin khác

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

LNV - Gần 400 năm qua, làng nghề đan lát Phú Túc, huyện Phú Xuyên, (Hà Nội) đã trở thành nét chấm phá độc đáo giữa nhịp sống hiện đại, giữ trọn vẹn hồn quê thông qua những sản phẩm thủ công tinh xảo từ cỏ tế.
Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

LNV - Yên Bái đang tập trung phát triển các làng nghề nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn một cách bền vững. Địa phương ưu tiên các ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông - lâm - thủy sản, kinh doanh sinh vật cảnh, cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ nông thôn. Đồng thời, tỉnh cũng kiên quyết không khuyến khích phát triển những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

LNV - Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

LNV - Sinh ra và lớn lên tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, (tỉnh Lào Cai), thấu hiểu giá trị của văn hóa dân tộc, nghệ nhân Đặng Hồng Khánh đã dành nhiều tâm huyết sưu tầm, lưu giữ và giảng dạy chữ Nôm Dao - loại chữ cổ đang dần mai một theo thời gian.
Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

LNV - Nằm giữa những dãy núi đá vôi hùng vĩ của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, xã Phúc Sen nổi danh với cái nôi của nghề rèn truyền thống với lịch sử hơn 1.000 năm. Đây là nơi mà người dân Nùng An đã giữ gìn và phát triển nghề rèn qua bao thế hệ, tạo nên những sản phẩm sắc bén, bền bỉ và chất lượng cao, được tin dùng trên khắp cả nước.
Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt trên bờ biển.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.
Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

LNV - Thác Dải Yếm, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La), tiếng Thái gọi là “Sai Peng” nghĩa là “sợi yêu”. Còn suối nơi dòng thác chảy xuống được gọi là suối Hò Hẹn. Thác nước đổ trắng xóa, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, bình yên, thư thái. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ.
B47 Coffee: Từ Vùng Đất Cao Nguyên Đến Thương Hiệu Cà Phê Nổi Bật

B47 Coffee: Từ Vùng Đất Cao Nguyên Đến Thương Hiệu Cà Phê Nổi Bật

LNV - B47 Coffee được biết đến với cam kết mang đến những ly cà phê đậm đà hương vị và chất lượng vượt trội. Sản phẩm đang dần khẳng định mình như một thương hiệu cà phê đặc sắc, không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.
Giao diện di động