Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Lời phát biểu của ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tạp chí Làng nghề Việt Nam! Cơ quan Trung Ương Hiệp Hội Làng Nghề Việt Nam, Tiếng Nói Của Các Làng Nghề, Nghệ Nhân Cả Nước
Thưa quý vị đại biểu,

Trong không khí cả nước thi đua chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ X ; Kỷ niệm 90 năm ngày Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày hội đại đoàn kết.

Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Lễ Kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và Chương trình Phong tặng các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ IX, năm 2020. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi xin gửi tới các vị trong Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, các hội viên, các nghệ nhân và quý đại biểu lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.


Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn thừa ủy quyền của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam


Thưa quý đại biểu,

Việt Nam đất nước có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, các nghề phục vụ cuộc sống hằng ngày của nhân dân đã ra đời và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tế xã hội. Các nghề nổi tiếng trong và ngoài nước được trao truyền qua nhiều thế kỷ như dệt lụa, gốm sứ, mây tre đan, đúc đồng, thêu, mộc mỹ nghệ…trở thành những di sản quý báu của dân tộc. Khi nhắc đến các địa danh như Vạn Phúc, Bát Tràng, Đại Bái, Văn Lâm, Phú Vinh, Chuôn Ngọ, La Xuyên, Đồng Kỵ, Đông Hồ…hay tên các đường, phố như Hàng Thiếc, Hàng Bạc, Hàng Tre, Hàng Đồng, Hàng Mắm, Hàng Nón…người Việt Nam dù ở đâu đều tự hào và trân trọng.

Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các nghề và làng nghề Việt Nam cũng đang thích ứng với điều kiện sản xuất, kinh doanh mới trong bối cảnh các sản phẩm của làng nghề truyền thống phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với các sản phẩm của nước ngoài. Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập cách đây 15 năm (ngày 3/2/2005) là một tất yếu, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra – đó là phải có một tổ chức thống nhất, đại diện và tập hợp được rộng rãi các làng nghề, các nghệ nhân để chấn hưng và phát triển các làng nghề ở nước ta, đủ sức vươn lên cạnh tranh thành công trên thương trường quốc tế.

15 năm đối với một tổ chức là khoảng thời gian không dài, nhưng Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hiệp hội đã xây dựng được tổ chức khá chặt chẽ với Văn phòng Cơ quan Trung ương tại Hà Nội và 7 Văn phòng Đại diện ở các tỉnh, thành phố. Công tác phát triển hội viên được chú trọng; đến nay Hiệp hội có 13.113 hội viên, trong đó 32% là hội viên tổ chức ; trong số 22 Nghệ nhân Nhân dân, 192 Nghệ nhân ưu tú của cả nước, có 15 Nghệ nhân Nhân dân và 135 Nghệ nhân Ưu tú là nghệ nhân làng nghề, hội viên của Hiệp hội. Hiệp hội xây dựng được 6 chương trình hỗ trợ làng nghề, qua đó cung cấp các dịch vụ và giúp hội viên kết nối với nhau ; xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu ; đào tạo nhân lực và dạy nghề ; tư vấn và chuyển giao công nghệ ; hỗ trợ pháp lý ; thúc đẩy du lịch làng nghề ; nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Hiệp hội đã tích cực tuyên truyền, cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan hữu quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia phản biện, góp ý xây dựng cơ chế, chính sách và pháp luật liên quan đến làng nghề ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên ; phản ánh tâm tư, nguyện vọng của hội viên với Đảng và Nhà nước. Hiệp hội cũng tích cực thực hiện công tác xã hội như hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”, vận động ủng hộ, tương trợ các cá nhân và gia đình chính sách, khó khăn, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.

Với những nỗ lực và thành tích trong thời gian qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và nhiều hội viên được Thủ tướng Chính phủ, các ban, bộ, ngành ở Trung ương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng bằng khen, cờ thi đua. Hôm nay, tại buổi Lễ trang trọng này, Hiệp hội vừa được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của Đảng và Nhà nước đối với vị trí, vai trò và các hoạt động của Hiệp hội. Tôi chân thành chúc mừng Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và toàn thể các hội viên trong cả nước về vinh dự đặc biệt này.

Thưa quý đại biểu,

Phát huy những kết quả đạt được, tôi mong rằng Hiệp hội sẽ cố gắng hơn nữa để khắc phục những khó khăn, hạn chế ; vượt qua thách thức ; tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường đoàn kết ; nâng cao chất lượng và năng lực tư vấn, hỗ trợ hội viên ; lấy hội viên làm trung tâm, hướng mọi hoạt động vào việc phục vụ hội viên và cộng đồng làng nghề tốt và hiệu quả. Đặc biệt, tôi mong Hiệp hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên và có những giải pháp thiết thực, cụ thể để phối hợp cùng các cơ quan hữu quan của Nhà nước từng bước giải quyết, tiến tới xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trong thời gian sớm nhất.

Tôi tin tưởng Hiệp hội sẽ phát triển ngày càng vững mạnh và luôn là địa chỉ tin cậy của hội viên và cộng đồng làng nghề Việt Nam.

Chúc các vị lãnh đạo Hiệp hội, các hội viên, các nghệ nhân và quý đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Xin cảm ơn!

PV

Tin liên quan

Tin mới hơn

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

LNV - Với lợi thế về làng nghề gốm sứ truyền thống, Bát Tràng, TP Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của địa phương.
Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...

Tin khác

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

LNV - Sáng 11/07/2025 , tại trụ sở Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng số 635, Ngô Gia Tự, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng. Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng tổ chức trọng thể Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng về việc công nhận danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay Vàng Làng nghề TP Hải Phòng năm 2025.
Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Mong muốn mang đến những trải nghiệm mới lạ, chất lượng, XinTravel Hub chính thức giới thiệu chương trình Du lịch sáng tạo (Creator Travel), chủ đề “Viết hành trình trong ta”.
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Giao diện di động