“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
![]() |
Từ bao đời nay, người dân của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh đã gắn bó với cây lát, những sản phẩm như lát khô, chiếu lát... Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Trà Vinh, năm 2024, toàn tỉnh Trà Vinh có 2.466ha diện tích trồng lát, trong đó huyện Càng Long có 2.380ha, chiếm 96% diện tích của toàn tỉnh. So với các địa phương khác trên cả nước thì cây lát của huyện Càng Long thuộc loại tốt, cọng dài, màu sắc đẹp, dẻo nên được thị trường ưa chuộng.
Để khẳng định vị thế trên thị trường và bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm lát của huyện Càng Long, năm 2023 UBND tỉnh Trà Vinh đã phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Đăng ký bảo hộ, quản lý và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) Lát Càng Long tỉnh Trà Vinh cho sản phẩm lát khô và các sản phẩm chế biến từ lát”, do Công ty Tư vấn và Thẩm định SPVALUE là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ đã triển khai thực hiện các nội dung như: đăng ký bảo hộ NHCN Lát Càng Long tỉnh Trà Vinh cho sản phẩm lát khô và các sản phẩm sản xuất, chế biến từ lát; xây dựng hệ thống công cụ, phương tiện quản lý NHCN; xúc tiến các hoạt động quảng bá cho sản phẩm lát khô và các sản phẩm sản xuất, chế biếntừ lát.
Đối với nội dung đăng ký bảo hộ NHCN “Lát Càng Long”, ngày 07/12/2023, đơn đăng ký NHCN “Lát Càng Long” đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ với số đơn 4-2023-56221. Đến ngày 17/03/2025, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 31888/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Việc nhãn hiệu “Lát Càng Long” được bảo hộ thành công là dấu mốc quan trọng, không chỉ mang lại niềm vui cho người dân địa phương mà còn mở ra những cơ hội mới trong phát triển sản phẩm làng nghề. Đây là bước tiến lớn trong việc nâng tầm giá trị cây lát – loại cây gắn bó lâu đời với vùng đất Càng Long, Trà Vinh.
Nhãn hiệu chứng nhận “Lát Càng Long” góp phần khẳng định nguồn gốc, chất lượng sản phẩm lát khô và các chế phẩm từ lát. Nhờ đó, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện và tin tưởng lựa chọn.
![]() |
Không chỉ là công cụ tiếp thị, nhãn hiệu còn đóng vai trò như một “lá chắn” pháp lý quan trọng, giúp ngăn chặn tình trạng làm giả, làm nhái, bảo vệ quyền lợi cho các hộ sản xuất – kinh doanh chân chính và tạo dựng niềm tin bền vững đối với khách hàng.
Bên cạnh việc nâng cao giá trị thương hiệu, “Lát Càng Long” còn tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử, đồng thời đáp ứng các yêu cầu trong xuất khẩu – từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Để nhãn hiệu phát huy tối đa hiệu quả, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan cần tiếp tục chú trọng công tác quản lý và quảng bá thương hiệu. Việc áp dụng bộ tiêu chí chất lượng, cùng hệ thống nhận diện thương hiệu rõ ràng sẽ giúp đảm bảo tính thống nhất và uy tín của sản phẩm trên thị trường.
Với sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp, người dân và tiềm năng sẵn có của cây lát, Lát Càng Long hoàn toàn có thể trở thành biểu tượng đặc trưng của địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn và nâng tầm thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.
Tin liên quan

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11
17:42 Tin tức

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"
13:36 OCOP

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông
13:32 Nông thôn mới