Làng nón lá Mỹ Lam (Thừa Thiên Huế): Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống
Nón lá Mỹ Lam, đặc biệt là nón bài thơ đã trở thành “đặc sản” ở đây, nó không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Để có được chiếc nón ưng ý, các nghệ nhân làm nón phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản…
Nón lá Mỹ Lam nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng. Nón lá là vật trang sức làm duyên thêm nét đẹp của những thiếu nữ và là vật che nắng hữu hiệu của nhiều người. Người dân quê đi chợ, đi làm ruộng không thể thiếu chiếc nón lá đội đầu. Nón lá đã gắn bó với cuộc sống của người nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng một cách tự nhiên và bền bỉ dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay.
Để có lá đẹp và tốt, người làm nón phải ra chợ, tự tay chọn lá. Lá được chọn thường là lá dừa hay lá gồi có màu xanh nhẹ. Lá được ủi nhiều lần thật thẳng và thật láng. Cái tài của người thợ làng Mỹ Lam là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã hình thành. Khi chiếc nón được khâu xong, thì người thợ sẽ đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa trong không gian của chiếc nón, để khi soi lên trước ánh mặt trời, các hoa văn biểu tượng hiện rõ cân đối. Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, cầu ngói Thanh Toàn... Đi kèm theo các biểu tượng là một số câu thơ nổi tiếng viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngũ sắc, nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón.
Năm 2013, làng nón Mỹ Lam được công nhận là làng nghề truyền thống. Đây là thành quả xứng đáng cho việc giữ nghề truyền thống cho quê hương cũng như nét văn hóa đặc sắc này. Và việc công nhận này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với làng Mỹ Lam, sẽ thu hút thêm nguồn lao động có tay nghề, tạo bước chuyển mạnh mẽ và chất lượng phát triển nghề chằm nón ở Mỹ Lam.
Chiếc nón trắng tinh khổi thể hiện sự dịu dàng và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.
Việc mở gian hàng tại Festival Nghề truyền thống Huế 2017 là dịp để giới thiệu các sản phẩm nón của Làng nón Mỹ Lam đến với du khách, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, kinh doanh cũng như nâng tầm vị thế của Huế đến với bạn bè gần xa. Dịp Festival này, là dịp giới thiệu các sản phẩm đến với du khách trong và ngoài nước.
Du khách có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm các bà, các chị, đang ngồi giữa gian nhà khâu nón lá, tay thoăn thoắt nhưng miệng cười nói vui vẻ, lưu lại trong mỗi chúng ta một ấn tượng khó phai.
Có cả trăm nghìn loại nón, mũ khác nhau, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng nhưng hình ảnh chiếc nón lá Mỹ Lam vẫn gần gũi và thân thương với người Việt Nam. Trong con mắt của bạn bè thế giới thì chiếc nón lá là hình ảnh đặc trưng cho trang phục truyền thống và sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam mềm mại, bình dị mà kiêu sa.
Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống cũng như trong nghệ thuật, nón Huế luôn có một sức sống mạnh mẽ. Dù xuất hiện ở khoảng không gian nào, chiếc nón vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng gió nội của những làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó.
Bà Lê Thị Yến – một hộ làm nón Mỹ Lam, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) chia sẻ: “Nghề nón là nghề truyền thống của cha ông để lại, tuy nghề thu nhập không bao nhiêu nhưng con cái cũng giúp đỡ được mình, mà mình cũng có thu nhập cho con cái ăn học, ở đây cũng có những kĩ sư, bác sĩ, giáo viên từ nghề nón mà lên. Chúng tôi có câu thơ “Mỹ Lam - Phú Mỹ bao đời/Làng quê nón lá người người thiết tha/Bao năm vất vả mọi nhà/Nên nhân nên nghiệp cũng là từ đây”.
Kim Hạnh (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên
10:21 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen
10:07 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu
10:25 OCOP

Định vị thương hiệu cà phê Gia Lai bằng chế biến sâu
10:23 Khuyến nông

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên
10:21 Làng nghề, nghệ nhân

Hội chợ triển lãm Công thương vùng Đông Nam Bộ - cơ hội vàng cho doanh nghiệp xúc tiến thương mại
10:15 Khuyến công

Hà Nội sẽ tổ chức Festival làng nghề quốc tế 2025 tại Hoàng thành Thăng Long
10:13 Tin tức