Làng nghề vẽ tranh trên kiểng Lái Thiêu (Bình Dương): Nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và phát triển
Lái Thiêu thuộc Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương), cách Sài Gòn-Chợ Lớn không xa, là vùng đất giàu tài nguyên, giao thương thuận tiện, lại có đường xe lửa Sài Gòn-Lộc Ninh nên nơi đây là chợ đầu mối tập trung hàng hóa bán buôn, phân phối đi khắp nơi. Nghề vẽ tranh kiếng Lái Thiêu khởi phát nhanh chóng, lại được bổ sung bằng đội ngũ họa sĩ được đào tạo từ Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một nên càng ngày càng có chất lượng hơn, chiếm được thị phần quan trọng khắp Nam Kỳ. Bấy giờ, ghe buôn tấp nập đậu chờ dưới bến lấy hàng ngày đêm.
Theo những người lớn tuổi ở Bình Dương, tranh kiếng du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ 19. Người sáng lập ra nghề vẽ tranh kiếng là ông Trương Tường, một người Hoa. Vào cuối thế kỷ XIX, ông Tường cùng gia đình rời quê hương Trung Quốc di cư sang Việt Nam lập nghiệp. Để kiếm kế sinh nhai, ông Tường đã phải suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng ông tìm ra cho mình một con đường chân chính và đầy sáng tạo, đó là nghề vẽ tranh trên kiếng. Ý tưởng về nghề này bắt nguồn từ truyền thống coi trọng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Theo quan niệm người phương Đông việc thờ cúng ông bà, tổ tiên luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy trong ngôi nhà của mỗi gia đình, bao giờ cũng phải có một bàn thờ chính để thờ những người quá cố.
Ông Trương Cung Thơ nghệ nhân vẽ tranh kiếng Lái thiêu cuối cùng.
Thời gian đầu chỉ một mình ông vẽ, sau đó thấy tranh kiếng được nhiều người dân ưa chuộng, sản phẩm bán ra ngày một tăng nên ông bắt đầu dạy nghề cho các thành viên trong gia đình. Dần dần công việc làm ăn phát triển, ông mở rộng quy mô sản xuất và mướn thêm nhân công làm để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Sau một thời gian học nghề, một số nhân công lành nghề đã tự mở các cơ sở riêng cho mình để phát triển kinh tế. Dần dần, số lượng cơ sở vẽ tranh kiếng tại Lái Thiêu tăng lên, hầu hết các cơ sở này đều làm ăn khấm khá, sản phẩm bán ra thị trường ổn định và phát triển.
Những bức tranh kiểng mang đậm màu sắc văn hoá tâm linh.
Nguy cơ thất truyền một làng nghề
Những năm đầu của thế kỷ 20 được coi là thời kỳ hưng thịnh của nghề này tại Lái Thiêu. “Tính riêng vùng Nam Bộ, tranh kiếng chính là một loại hình nghệ thuật dân gian và là một nét văn hóa độc đáo của vùng. Những năm đầu thế kỷ 20, ai mà làm công việc này thì vui và tự hào lắm. Tranh kiếng Lái Thiêu được xuất lên Sài Gòn rồi xuống khắp cách tỉnh miền Tây và đôi khi chúng tôi cũng có những đơn hàng đi ra miền Trung”, nghệ nhân Ông Trương Cung Thơ, con trai duy nhất của ông Trương Tường, nhớ lại thời đã qua một cách nuối tiếc.
Năm 1945, quân đội Anh - Pháp tiến chiếm Thủ Dầu Một (Bình Dương), lập đồn bót, bắt bớ dân lành. Nhà tiệm đóng cửa, mọi ngành nghề đều ngưng hoạt động, nghề làm tranh kiếng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Qua Tết Bính Tuất 1946, chợ Lái Thiêu mới hoạt động trở lại nhưng vẫn còn thưa vắng, giao thương khó khăn, trì trệ. Đến năm 1950, tình hình tạm lắng nhưng công việc làm tranh kiếng ế ẩm, song vẫn còn duy trì và nhân rộng ra các địa phương khác bởi một số thợ vốn là học trò của lớp nghệ nhân vẽ tranh kiếng ngày trước, song không thịnh đạt.
Từ đó nghề vẽ tranh kiếng không còn thịnh hành tại Lái Thiêu, các cơ sở sản xuất ngưng hoạt động, thợ vẽ tranh thì chuyển qua làm những công việc khác. Hiện nay, tranh kiếng thờ vẫn có mặt ở hầu khắp đất nước. Nhưng người vẽ tranh kính như ông Trương Cung Thơ chắc hẳn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hơn thế nữa, ông Sáu Thơ là nghệ nhân còn lại duy nhất của dòng tranh kính Lái Thiêu, là cội nguồn, cái nôi của tranh kính Việt Nam. Thế mà cho đến bây giờ nghệ nhân Sáu Thơ vẫn chưa có một “đệ tử” nào cả. Làng nghề truyền thống rơi vào cảnh thất truyền.
Hiện nay, tranh kiếng rất ít chỉ còn tồn tại trong các đình, chùa, miếu và trong các nhà cổ do người dân còn giữ lại… Tuy nhiên, nếu được các ngành hữu quan quan tâm và khôi phục lại bằng cách: tập trung các nghệ nhân xưa, đào tạo các nghệ nhân mới, giúp vốn khuyến khích người dân khôi phục lại nghề cũ… chắc chắn rằng sản phẩm tranh kiếng không chỉ được bán ở khu vực Nam bộ mà còn có thể mở rộng thị trường ra cả nước và quốc tế. Nghề vẽ tranh trên kiếng không chỉ dừng lại là ngành nghề thủ công truyền thống của một địa phương (Lái Thiêu) mà còn có thể sánh ngang với các ngành nghề thủ công truyền thống khác như sơn mài, gốm sứ, điêu khắc gỗ… Gìn giữ làng nghề gắn liền với bảo tồn những giá trị, nét đẹp văn hóa mà ông cha ta để lại.
Bài và ảnh Ánh Tuyết
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 Văn hóa - Xã hội