Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 21°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề truyền thống làm quạt Chàng Sơn

LNV - “Quạt này ngoài giấy trong xương/ Đã cầm lấy quạt thì thương lấy người”, câu ca dao ấy đã đưa tôi về với Chàng Sơn, một làng nghề thuộc xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội, nổi danh với nghề làm quạt giấy được lưu giữ từ xa xưa tới tận ngày nay. Trong đời sống hiện đại, vai trò của quạt giấy đã có sự chuyển đổi từ quạt mát sang trang trí mỹ nghệ, đạo cụ nghệ thuật… và vươn ra khỏi thị trường trong nước, tiếp cận với nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo lời các bậc cao niên trong làng kể lại, nghề làm quạt giấy Chàng Sơn có gần 200 năm nay. Từ thế kỷ 19, quạt Chàng Sơn đã nức tiếng khắp vùng, từng được người Pháp đem sang Paris triển lãm. Thời phong kiến, người làm quạt giỏi còn được tôn vinh, phong chức bá hộ, một phẩm hàm của giới hào lý hoặc những người giàu có.

Đến thời bao cấp, xã Chàng Sơn chuyên sản xuất quạt giấy cho Nhà nước. Nhờ đó, tinh hoa nghề truyền thống có cơ hội tỏa khắp muôn nơi. Ở giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường, quạt giấy nước ngoài sản xuất được nhập vào ồ ạt khiến làng nghề gặp nhiều khó khăn, bao người thợ lành nghề phải chuyển sang công việc mưu sinh khác.


Nghệ nhân giữ nghề…

Trong giai đoạn nghề làm quạt Chàng Sơn gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, thật may làng còn có nghệ nhân Dương Văn Mơ (sinh năm 1935) vẫn bền bỉ giữ nghề, ấp ủ tâm huyết phục hồi. Cụ Mơ dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu một số mẫu quạt cổ, trong đó có nhiều mẫu bị mối mọt, cụ sửa chữa, phục chế lại.

Cũng trong thời gian đó, có người tìm đến làng nghề, nhờ cụ làm chiếc quạt rộng 1,8 m. Cụ nhận lời ngay, bắt tay vào làm chiếc quạt từ những chất liệu dân gian: Mây, tre, giấy dó có vẽ tranh. Khi sản phẩm được hoàn thành, vị khách tỏ ra rất hài lòng. Tiếng lành đồn xa, sau đó ít lâu, đền thờ làng Bùng (Thạch Thất, Hà Nội) mời cụ phục chế chiếc quạt thờ đã bị mối mọt để dân làng thực hiện các nghi thức tín ngưỡng trong nhiều dịp lễ hội.

Nghệ nhân Dương Văn Mơ nhớ lại, đó là những ngày tháng đầy kỷ niệm và cảm xúc đặc biệt. Suốt quá trình phục chế lại chiếc quạt cổ, cụ được lắng nghe biết bao câu chuyện hay về một làng quê truyền thống, về những giai đoạn phát triển thăng hoa và biến động như những cơn gió ào qua miền quê yên bình. Cuối cùng, mọi giá trị tinh hoa và lắng sâu nhất vẫn còn ở lại, điều đó khiến cụ có cảm giác nhẹ nhõm và tận tụy đóng góp.


Cùng với việc phục chế quạt, cụ Mơ còn nhận làm quạt thủ công mỹ nghệ theo đơn đặt hàng của các công ty du lịch; làm quạt the, quạt lượt cho các đoàn nghệ thuật và phục vụ hội lễ; đặc biệt còn có cả quạt tranh, một loại quạt do cụ sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khách hàng và đa dạng hóa mẫu mã mặt hàng quạt của gia đình. Bên cạnh đổi mới trong mẫu mã, chủng loại… nguyên liệu làm quạt cũng được cụ Mơ cải tiến để vừa giảm giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được những nét rực rỡ, tinh xảo đặc trưng của quạt Chàng Sơn.

Chiếc quạt được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam dài 9 m, cao 4,5 m của cụ Mơ và các nghệ nhân làm chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội năm 2010 đã đưa thương hiệu quạt Chàng Sơn đến với người dân mọi miền Tổ quốc và du khách nước ngoài. Trong lễ hội phố hoa chào xuân 2009, du khách mọi miền trầm trồ thán phục trước vẻ đẹp lộng lẫy, sắc nét của chiếc quạt này.

Để làm ra chiếc quạt khổng lồ ấy, mấy bố con nghệ nhân Dương Văn Mơ bỏ công sức hơn một tháng trời. Riêng phần vẽ bức tranh phiên chợ cổ Hà Nội trên giấy quạt đã mất tám ngày, 11 thanh nan quạt được xẻ từ một khúc gỗ chò lớn. Thêm vào đó, nghệ nhân phải dùng tới 30 tấm giấy nện rộng 1,6 m, dài 1,8 m và gần 20 cây tre cao chừng 10 m để dựng giáo mà làm. Sau tiếng vang của chiếc quạt khổng lồ, thành phố Huế còn đặt nghệ nhân làm sáu chiếc quạt cỡ lớn.

Năm 2018, do tuổi cao sức yếu, nghệ nhân Dương Văn Mơ đã qua đời. Trong gia đình có năm người con của cụ, hiện chỉ có nghệ nhân Dương Văn Đoàn là người duy nhất nối nghiệp cha. Ông tiếp tục công việc thổi hồn cho những chiếc quạt giấy, quạt lụa. Gia đình ông là cơ sở uy tín ở Chàng Sơn chuyên làm quạt trang trí với kích thước rất lớn, tranh quạt in trên lụa hoặc mây tre.

Ông Đoàn thường tự vẽ trang trí trên mặt giấy, khi thì cảnh hồ Gươm, khi thì cảnh đồng lúa thẳng cánh cò bay đặc trưng cho làng quê Việt. Những bức tranh sơn dầu trên quạt của nghệ nhân Dương Văn Đoàn hút hồn người chiêm ngưỡng bởi nét vẽ tài hoa, bay bổng, ý tưởng độc đáo và nan quạt cũng được chế tác thật kỳ công. Những chiếc quạt không còn là sản phẩm thông thường mà trở thành một tác phẩm đầy tính nghệ thuật. Ít ai biết rằng, để đạt đến trình độ như bây giờ, ông Đoàn không chỉ dựa vào tài năng thiên phú mà quan trọng nhất là đã trải qua quá trình gian nan, tự học hỏi, vẽ tranh, viết chữ thư pháp từ người cha nghệ nhân quá cố và kiên trì tập luyện trong suốt thời gian dài để mỗi bức vẽ trở nên mãn nhãn.

Nhiều tác phẩm do chính tay ông sản xuất đã chinh phục các thị trường khó tính, có truyền thống lâu đời về quạt nghệ thuật, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… Ngoài ra, nhiều tác phẩm quạt nghệ thuật của gia đình ông cũng đã tiếp cận thị trường Pháp, Đức, Thái Lan… và bước đầu mang lại những thành quả nhất định thể hiện qua đơn đặt hàng lên tới gần chục nghìn chiếc.

Hội nhập và phát triển

Về thăm Chàng Sơn bây giờ, sẽ gặp cảnh nhà nhà làm quạt, người người làm quạt. Len lỏi vào từng con ngõ nhỏ, du khách sẽ thấy đầy quạt giấy cùng những bó tre tươi hong phơi thành hàng thành lối. Mầu sắc, thanh âm, đường nét của một làng nghề hiện ra rõ rệt, tươi vui. Có nhiều loại quạt được người Chàng Sơn làm ra, từ quạt giấy, quạt ghép, quạt the, quạt thư pháp cho đến quạt lụa... Nổi tiếng và đặc trưng nhất cho làng nghề Chàng Sơn vẫn là quạt the. Đây là loại quạt truyền thống không chỉ được xuất bán cho thương lái đưa đi khắp các vùng miền trên cả nước mà còn đến được với du khách quốc tế ở các điểm du lịch, xuất khẩu sang nước ngoài.

Nguyên liệu cơ bản để làm nên một chiếc quạt giấy hay quạt the đều gồm: tre, giấy, vải, hồ nếp. Khâu chọn lựa và xử lý nguyên liệu thật sự cần tới con mắt tinh tường và đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân. Những cây tre phải dẻo, đủ già, không mối mọt được cắt thành ống, cạo tinh xanh, lấy dao tách cật ra, gắn sơn vào giữa hai thanh tre. Sau đó, các thanh tre được bó chặt lại vài tháng, đến khi khô sơn mới vót được thành nan quạt.

Xưa kia, Chàng Sơn chủ yếu dùng giấy dó của Bắc Ninh. Ngày nay, giấy dó hiếm và giá cao, nên quạt Chàng Sơn chủ yếu được chế tác từ loại giấy Bãi Bằng để mộc hay nhuộm mầu, tạo vẻ sặc sỡ, tươi vui cho những chiếc quạt xoè trong ngày lễ hội. Khi vào giấy cho nan quạt phải thật khéo léo, tỉ mỉ, sao cho giấy không bị nhàu, nếp gấp phẳng, đều, tiện cho công việc vẽ tranh. Loại quạt vẫn bán tốt trên thị trường là quạt the dùng để các nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật và dịp lễ hội.

Thời bao cấp, nghệ nhân Chàng Sơn từng sử dụng the của làng Vạn Phúc và lượt của làng Bùng bên cạnh. Song kỹ thuật dệt của hai làng này lại tạo nên mặt vải hơi thưa, không thích hợp lắm với việc làm quạt. Loại nguyên liệu ngày nay được nghệ nhân sử dụng là voan nhập khẩu, mua buôn từ chợ Đồng Xuân. Thông thường, những chiếc quạt giấy đơn giản tại làng Chàng Sơn có giá khoảng 5.000 đồng một chiếc, còn quạt biểu diễn kiểu cách, điệu đà hơn có đường diềm cầu kỳ giá khoảng 20.000 đồng/chiếc.

Tại xưởng quạt giấy của gia đình bà Nguyễn Thị Tuấn (sinh năm 1960) ở xóm Đình, những chồng quạt giấy được bó thành từng xấp, xếp gọn gàng trong các góc nhà. Khác với xưởng quạt khác, hộ nhà bà Tuấn chuyên làm quạt đặt theo yêu cầu để quảng cáo in logo hình ảnh, làm quà tặng, quảng bá sự kiện, nhãn hàng, giới thiệu sản phẩm kinh doanh... hoặc treo tường.

Con trai bà Tuấn là kiến trúc sư Nguyễn Giang đã nghĩ ra cách “thổi hồn” vào chiếc quạt, thay đổi công năng, biến chúng thành những sản phẩm nghệ thuật mỹ thuật, dùng làm vật trang trí, đồ lưu niệm, sản phẩm văn hóa, du lịch, thậm chí trở thành một “phương tiện truyền thông”… bắt nhịp với xã hội đương đại. Kết hợp giữa truyền thống và cách tân hợp với nhu cầu thực tế, cộng với tận dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá sản phẩm.

Sản phẩm quạt của gia đình bà đã xuất hiện trong những ngôi nhà hiện đại dưới hình thức của bức tranh sinh động, trong các hội nghị quan trọng, lễ ra mắt, khánh thành dưới dạng “thư mời”, hay len lỏi vào các tour du lịch bằng sản phẩm văn hóa… Vài năm gần đây, những miếng vải vụn từ các nhà may thừa ra cũng được tận dụng làm thành quạt. Bà Tuấn chia sẻ: “Ở làng, có nhiều gia đình sống chủ yếu bằng nghề này, thậm chí làm giàu với nghề. Có những xưởng lớn thuê vài chục nhân công làm việc liên tục, mỗi ngày xuất ra thị trường cả chục nghìn chiếc. Đó là một niềm vui lớn đối với chúng tôi và cũng mang lại niềm hy vọng sau bao thăng trầm của nghề làm quạt”.

Tôi đã có nhiều năm miệt mài chụp ảnh về các loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền. Trong ký ức ấy, thật khó quên kỷ niệm những dịp các nhà hát chèo xuống sân đình Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) diễn cho khách nước ngoài xem. Không chỉ biểu diễn, các nghệ sĩ còn dạy du khách múa những điệu múa cổ.

Lúc ấy, chiếc quạt Chàng Sơn phô hết vẻ đẹp với mầu sắc hài hòa, khi diễn viên che mặt vẫn có thể nhìn thấy đường nét mờ mờ qua lụa và những hoa văn cầu kỳ trên quạt thu hút mọi ánh nhìn. Đã là quạt Chàng Sơn, đến tiếng gập cũng đanh. Những người nghệ sĩ khi biểu diễn thường chỉ sử dụng chiếc quạt của chính mình… Không thể phủ nhận, những chiếc quạt hiện đại đã chiếm ưu thế và không gian đáng kể trong đời sống hiện nay.

Tuy nhiên, ở những lễ hội, hoạt động văn hóa nghệ thuật, trưng bày, triển lãm, trang trí… vẫn không thể thiếu đi sự xuất hiện của quạt giấy. Vẻ đẹp thanh thoát mà lộng lẫy của quạt giấy luôn chứa đựng những thông điệp sâu lắng từ ký ức, đồng thời góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Trong câu chuyện về nghề làm quạt, nghệ nhân Dương Văn Đoàn chia sẻ, Chàng Sơn vừa trải qua giai đoạn rất khó khăn vì dịch Covid-19. Dù vậy, ông và những người làm nghề vẫn ấp ủ ước mơ mở trung tâm vẽ quạt cho khách tại làng; cải tiến làm quạt to trên toan vải thay cho quạt giấy để bảo đảm độ bền, đẹp. Để đưa ước mơ sớm trở thành hiện thực, các nghệ nhân còn lại của làng vẫn lặng lẽ vừa giữ nghề, vừa tự học nâng cao. Hình ảnh làng quê, chùa chiền, miếu mạo, ruộng đồng… vẫn hiển hiện dưới bàn tay tài hoa như phác nên một vùng ký ức làng quê Việt thật êm đềm, sâu thẳm.

Bài, ảnh: Lê Bích

Tin liên quan

Tin mới hơn

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
Giữ lửa nghề tò he Xuân La

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

LNV - Thôn Xuân La, một làng quê yên bình thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he truyền thống. Nơi đây, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn vào những khối bột đơn sơ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

LNV - Làng nghề đúc đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây là một ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.

Tin khác

Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

LNV - Làng Thế Chí Tây xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, (tỉnh Thừa Thiên - Huế) được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mai cảnh vào cuối năm 2018. Tháng 12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Làng nghề truyền thống mai cảnh Thế Chí Tây”. Hiện nay, Làng nghề mai cảnh đang được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

LNV - Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo, nhân dịp đầu năm mới 2025, từ ngày 02- 5/01, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

LNV - Vào sáng ngày 11/01/2025 (tức ngày 12 tháng 12 âm lịch), người dân làng Trạch Xá (xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Nghề May để tưởng nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Sen - Thánh Tổ Nghề May và chào mừng làng nghề may truyền thống Trạch Xá đón nhận di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2024.
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

LNV – Thực hiện quyết định của Sở Công thương Hà Nội, tối 10/1/2025, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng tổ chức Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

LNV - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, hàng trăm cơ sở, hộ gia đình trong Làng nghề Bún – Bánh An Thái ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn hối hả chạy đua với thời gian để có sản phẩm kịp phục vụ Tết.
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

LNV - Nằm tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, làng nghề nhôm đúc Hải Vân đã khẳng định vị thế của mình là một trong những trung tâm nhôm đúc mỹ nghệ nổi tiếng cả nước. Với bề dày lịch sử hơn 30 năm phát triển, làng nghề không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa truyền thống qua từng sản phẩm.
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

LNV - Làng nghề gạch, gốm truyền thống Mang Thít là một di sản văn hóa độc đáo, nằm tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Đây được coi là một trong những vùng sản xuất gạch và gốm lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm nét truyền thống.
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết

Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết

LNV - Vượt qua trận lụt lớn do bão Yagi, vườn đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) hiện đang sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những gốc đào đang được chăm sóc kỹ lưỡng, chuẩn bị khoe sắc thắm trong dịp Tết.
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

LNV - Nghề làm khô cá cơm tại Sông Đốc, dù có lịch sử lâu đời nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn với hàng trăm lao động và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đã được đầu tư. Mỗi năm, hàng ngàn tấn sản phẩm được cung ứng ra thị trường, mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần quan trọng vào nguồn ngân sách địa phương và tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

LNV - Giá rau vụ Tết tuy không nhỉnh hơn nhiều so với bình thường nhưng lượng tiêu thụ thường cao gấp 4 - 5 lần.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

LNV - Trung tâm điều phối nông thôn mới huyện Quốc Oai đánh giá Ngọc Liệp đạt 16/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Theo đó, Ngọc Liệp đang trong diện phê duyệt và xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030.
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

LNV - Nhắc đến rắn, chúng ta có thể hình dung ra một loại động vật bò sát có máu lạnh với những nét uốn lượn mềm mại khi chúng di chuyển. Tuy nhiên đâu phải sợ là không gặp, hoặc không có cơ hội được thấy, nhất là ở miền nam Việt Nam. Bắt rắn, ăn rắn, làm thuốc rắn, rượu rắn, cao rắn, kể chuyện về rắn, tất cả những điều này đã trở thành một nét văn hoá sâu đậm trong đời sống của người bình dân Việt Nam.
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn

Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn

LNV - Từ nguồn vốn khuyến công, Trung tâm đối ngoại và quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Hải Phòng đã triển khai thực hiện hiệu quả các đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất” đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn tại thành phố Hải Phòng trong năm 2024, với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động