Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề tìm hướng "vượt bão" Covid-19

LNV - Đại dịch Covid-19 đã phủ bóng đen lên mọi mặt của nền kinh tế, trong đó các làng nghề Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Để giải bài toán làm thế nào để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh các làng nghề trong trạng thái bình thường mới hiện nay chắc chắn cần những giải pháp hết sức căn cơ.
Làng nghề vắng vẻ đìu hiu

Ngay sau thời điểm Việt Nam phát hiện ca bệnh Covid-19 đầu tiên vào cuối tháng 1/2020 và bước vào đợt dịch lần thứ 1, phần lớn các làng nghề truyền thống cả nước rơi vào trạng thái “ngủ đông” và bắt đầu những chuỗi ngày lao đao vì dịch. Nhiều cơ sở sản xuất thất thu, lỗ vốn, phải đóng cửa hoặc hoạt động èo uột cầm cự chờ hết dịch.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km, làng gốm Bát Tràng trước đây vốn nhộn nhịp du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm, giao thương buôn bán. Kể từ khi có dịch Covid-19 đến nay, cả làng đìu hiu, vắng vẻ, các gian hàng hai bên đường và trong chợ Bát Tràng hầu hết đều đóng cửa, chỉ có một vài gian hàng mở cửa cầm cự. Theo ông Hoàng Văn Minh, chủ một cơ sở sản xuất tại làng gốm Bát Tràng, hoạt động giao thương ở đây gần như ngưng trệ, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, các cơ sở sản xuất phải cho công nhân nghỉ việc gần hết do những đơn đặt hàng từ nước ngoài dừng lại, các đầu mối bán hàng trong nước cũng ít giao dịch.


Bên trong một xưởng gốm tại Bát Tràng, các sản phẩm đã xong giai đoạn làm thô, chưa đưa vào lò vì đơn xuất khẩu bị đình trệ


Làng gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), một trong những làng nghề gỗ truyền thống nổi tiếng với trên 1.500 hộ gia đình tham gia sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, hơn một năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hệ thống cửa hàng ở đây hầu hết phải đóng cửa, các cơ sở sản xuất phải ngừng lại vì không có đầu ra. Thông tin từ ông Vũ Quốc Vương, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ, hoạt động sản xuất của làng nghề này sụt giảm khoảng 80% so với thời điểm trước dịch. Chưa bao giờ làng nghề gỗ nổi tiếng thị trường trong nước và nước ngoài này lại đứng trước nhiều khó khăn, thách thức đến vậy.

Còn tại làng nghề thêu truyền thống xã Minh Lãng (Vũ Thư, Thái Bình) cũng đang chịu không ít tác động của dịch bệnh Covid-19. Nhiều cơ sở sản xuất của làng trước đây thường xuyên xuất hàng cho sang Nhật Bản, Hàn Quốc.., thì nay số lượng đơn hàng và hàng xuất đi giảm hẳn, tiền hàng cũng thanh toán chậm. Trước tình cảnh này, các doanh nghiệp phải tìm các nguồn hàng nội địa để duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động, song công việc vẫn chỉ đạt ở mức 50% so với trước khi có dịch.


Nghề mây tre đan Phú Vinh.


Chị Nguyễn Thị Nhuần, chủ một cơ sở thêu tranh ở Minh Lãng cho biết, trước đây, cơ sở của chị thường xuyên có từ 30 đến 40 công nhân chuyên thêu các loại tranh và áo truyền thống. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, cơ sở ở nhiều thời điểm đã phải đóng cửa để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, các nguồn hàng cũng giảm đáng kể. Cơ sở hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng và duy trì công việc cho khoảng 10 công nhân…

Đó là một vài phác họa về bức tranh làng nghề Việt Nam trước tác động bởi dịch bệnh Covid-19. Theo khảo sát của phóng viên, một số làng nghề khác của Hà Nội như làng mây tre đan Phú Mỹ, làng dệt Phùng Xá, làng thêu Quất Động… cũng như nhiều làng nghề khắp cả nước đã và đang đối mặt với vô vàn khó khăn do tác động của dịch bệnh. Nếu trước đây, các làng nghề đã sẵn có những khó khăn về công nghệ sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá thành bị cạnh tranh gay gắt… thì dịch COVID-19 khiến các làng nghề khó càng thêm khó. Và để giúp các làng nghề chuyển biến tích cực sau cơn đại dịch, chắc chắn cần phải có những “cú hích” mạnh mẽ.

Những giải pháp “vượt khó”

Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội làng nghề Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cả nước hiện có trên 5.400 làng nghề và làng có nghề, trong đó khoảng gần 2.000 làng nghề truyền thống với 115 nghề truyền thống đã được công nhận.

Những năm qua, các làng nghề đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó giải quyết việc làm cho hơn 13 triệu lao động (chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn), mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Điều này cho thấy, sản phẩm làng nghề mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân và góp phần thay đổi diện mạo nhiều làng quê Việt Nam.

Tuy nhiên, sự xuất hiện và bùng phát dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và công ăn việc làm của hàng trăm nghìn lao động nông thôn. Cho dù thời gian qua, Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nói chung và các làng nghề cả nước nói riêng. Bản thân nhiều hộ sản xuất tại các làng nghề đã có những đổi mới trong sản xuất kinh doanh như chuyển sang bán hàng online qua các kênh Zalo, Viber, Facebook … Hoặc nhiều cơ sở sản xuất thay vì sản xuất các sản phẩm cao cấp đã chuyển sang các mặt hàng bình dân hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước, dẫu vậy, các làng nghề vẫn phải đối diện với vô vàn khó khăn đang hiện hữu.

Bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề trong tình hình hiện nay và giai đoạn phát triển hậu Covid-19, ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cho rằng, chính quyền các cấp cần có những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các làng nghề thủ công phát triển như: Ưu đãi nguồn vốn vay, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, nhất là nguồn nguyên liệu nhập khẩu, giúp đỡ tạo đầu ra cho sản phẩm, xây dựng mối liên kết các đơn vị du lịch với các làng nghề, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của du khách.

Còn theo bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội thì để phát huy tiềm năng vốn có của các làng nghề, các địa phương phải tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững, tạo cơ hội, động viên người trẻ học, hành nghề, làm giàu, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ngay trên quê hương của mình. Tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm nhằm lựa chọn sản phẩm đặc trưng tiêu biểu đáp ứng nhu cầu của du khách, khơi dậy sức sáng tạo của nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế. Các sở ngành xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ cho cơ sở sản xuất nông thôn, làng nghề khắc phục các khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ, thiết kế...

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Thức, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu chia sẻ: "Sản xuất, kinh doanh gắn với du lịch là xu hướng phát triển bền vững và hiệu quả cho mỗi thương hiệu trong quá trình phát triển của từng địa phương. Đây là mô hình mà các làng nghề nên áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách thiết thực, hiệu quả để khuyến khích, hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển thị trường cho doanh nghiệp, làng nghề...".

Theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, các làng nghề Việt có sức sống vô cùng bền bỉ, kiên trì vượt qua mọi thách thức. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, các làng nghề, các nghệ nhân, các thợ thủ công trước hết phải định hình và chủ động đưa ra những đề xuất cụ thể về hướng đi, nguồn nguyên liệu cho tới nhân lực, đầu ra... Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải có chính sách cho nghệ nhân, đặc biệt là nghệ nhân trẻ tuổi. Bởi đây là nguồn lực chính, là nền tảng để giữ vững vị thế các làng nghề truyền thống.

#Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ#

Bài, ảnh: Thanh Nga

Tin liên quan

Tin mới hơn

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cổ Hà Nội. Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống tới người trẻ và bạn bè quốc tế, nhóm nghệ sĩ Latoa Indochine đã và đang nỗ lực phục hồi, lưu giữ và nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc.
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV - Nghề thêu ren, đan móc một thời được coi là rất phát triển ở Thành phố Hải Phòng. Những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren... Tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu... Thời kỳ đó, thêu, ren, đan, móc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Tin khác

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

LNV - Từ khi thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, cơ chế về phát triển nông nghiệp hàng hóa, Bắc Kạn đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chế biến có quy mô. Đây là cơ sở để địa phương tiến thêm một bước, đưa các vùng sản xuất tập trung thành làng nghề nhằm “định vị” thương hiệu chế biến nông sản gắn với phát triển du lịch.
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

LNV - Tuy chưa có làng nghề nào được công nhận theo quy định, nhưng Lạng Sơn có khá nhiều nghề truyền thống đặc trưng. Những nghề này lâu nay đã và đang góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

LNV - Nấm Đông trùng hạ thảo vốn là một loại dược liệu quý hiếm từ lâu đời và cũng là một trong những dược liệu được dùng nhiều trong các phương thuốc đông y để bồi bổ sức khỏe.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

LNV - Theo Ban tổ chức, “Lễ hội Trung Thu năm 2024” là hoạt động thường niên, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung Thu cổ truyền của dân tộc.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

LNV - Với hàng nghìn nghề truyền thống cùng tỷ lệ dân số vàng nhưng các làng nghề ở Việt Nam đang đối diện với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, làng nghề đứng trước nguy cơ mai một vì không còn được giữ gìn và phát triển.
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

LNV - Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam – nâng tầm và hội nhập” sẽ diễn ra tại thành phố Tam Kỳ từ ngày 28-31/8/2024.
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

LNV - Theo thống kê, toàn huyện Lạc Sơn có khoảng 1.000 lao động nông thôn tham gia hoạt động nghề, làng nghề mây tre đan. Nghề thủ công truyền thống này có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ làm nông nghiệp.
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

LNV - Từ một làng nghề chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, thủ công nhưng đến nay làng đá Ninh Vân (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đã phát triển rực rỡ với những doanh nghiệp lớn chuyên chế tác đá mỹ nghệ.
Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

LNV - Nghề làm thúng chai bằng tre của làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên được duy trì hơn trăm năm nay, nghề đan thúng chai đã tạo nên một nếp sống truyền thống của người dân nơi này.
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

LNV - Mỳ gạo Tử Nê được đặt theo tên của làng Tử Nê, một làng xứ đạo thuộc xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Làng Tử Nê vẫn duy trì và phát triển được nghề sản xuất mỳ gạo trong khi nhiều nghề khác có nguy cơ bị mai một.
Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

LNV - Trên 500 tuổi, làng nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP. Hội An (Quảng Nam) vẫn còn lưu giữ cách thức làm gốm thủ công: Sử dụng bàn xoay bằng gỗ truyền thống và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân để biến những cục đất thô thành những sản phẩm gốm đặc sắc, tinh xảo.
Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

LNV – Là một trong những người làm nghề gốm Bàu Trúc lâu năm ở Ninh Phước, Bình Thuận, dù năm nay đã gần 80 tuổi nhưng nghệ nhân Trượng Thị Gạch vẫn miệt mài bên bài gốm, nhiệt tình giới thiệu nghề truyền thống địa phương đến khách du lịch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động