Làng nghề thớt Định An 70 năm tuổi
Hiện có khoảng 15 hộ gắn bó với nghề, cung cấp thớt khắp các tỉnh miền Tây. Mỗi nhà có thể làm được 500 cái thớt/ngày và số lượng này tăng nhiều vào dịp Tết nguyên đán.
Thớt Định An trước đây chủ yếu được làm từ gỗ cây mù u, loại gỗ tốt nhất để làm thớt, sau này có thêm gỗ xoài, gỗ cây dừa.
Làng nghề thớt Định An 70 năm tuổi (Ảnh: ST)
Để tạo nên một sản phẩm chất lượng thì người dân Định An phải trải qua nhiều giai đoạn như chọn gỗ, sấy cho hết nhựa, phơi nắng, đẽo gọt, bào và làm láng rất tỉ mỉ. Thớt Định An được bày bán rộng rãi khắp các tỉnh miên Tây và luôn dẫn đầu về chất lượng sản phẩm.
Bà Lê Thị Khen (54 tuổi) người có thâm niêm làm thớt, cho biết thuở trước, người dân xứ này sinh sống bằng nghề chuyên chở hàng hóa trên sông. Về sau, nhiều gia đình mua lá lợp nhà, mua gỗ mù u làm cột, làm rui... những khúc gỗ thừa được tận dụng làm thớt đem bán và được ưa chuộng nên dần dần hình thành làng nghề truyền thống đến ngày nay.
Cũng theo bà Khen, trước kia thớt được làm thủ công nên sản phẩm cung ứng ra thị trường không nhiều. Những năm gần đây, người dân đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, nhờ đó năng suất tăng cao, trung bình một ngày mỗi gia đình ở Định An có thể sản xuất được 500 cái thớt.
Gỗ dùng làm thớt chủ yếu là mù u, me, xà cừ. Gỗ thớt sản xuất xong được bán với giá từ 10.000 - 60.000 đồng/cái, trong đó thớt bằng cây mù u có giá cao nhất. “Mù u là loại gỗ tốt nhất, lại chắc chắn, khi dùng làm thớt băm chặt không lưu lại vết đen như các loại thớt khác”, bà Khen nói.
Để tạo nên một sản phẩm chất lượng thì người dân Định An phải trải qua nhiều giai đoạn (Ảnh: ST)
Để có một cái thớt bền, đẹp người thợ phải phải thực hiện nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn mua cây gỗ già, đem phơi khô, kế đến đưa vào máy cắt thành từng miếng, lộng tròn, gọt láng, chà nhám. Cánh đàn ông thì làm những việc nặng như cưa, đục, cắt còn phụ nữ thì gọt láng, chà nhám.
Để có được một chiếc thớt, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn như phân đoạn, cắt thớt, lấy mực, ra vóc, đẽo, gọt láng, bào mặt… Những ngày đầu những công đoạn này làm thủ công nên tốn nhiền thời gian mà lại vất vã, hai người chỉ làm được 10 – 15 chiếc thớt/ngày.Từ khi sử dụng các loại máy như máy cưa, máy cắt, bào điện… năng suất tăng lên nhiều lần so với trước.
Có dịp đến thăm làng nghề làm thớt Định An, du khách luôn thấy cảnh nhộn nhịp với tiếng cưa, tiếng đục, tiếng vận hành máy. Người kéo xe, kẻ phơi thớt, với hơn chục hộ hành nghề dọc theo quốc lộ 54.
Theo những người có kinh nghiệm trong làng nghề thớt, để có một chiếc thớt tốt phải chọn loại cây gỗ già , đem sấy hết nhựa mang ra cắt thành từng miếng rồi phơi nắng để không bị mốc.
Dù khó khăn, vất vả nhưng hơn mấy chục năm qua, người dân ấp An Hòa, xã Định An vẫn miệt mài cùng với nghề bởi đây vừa là nghề tạo thu nhập vừa là nghề truyền thống.
Vào những tháng khoảng tháng 9 âm lịch con nước rong bắt đầu rút, làng thớt Định An lại bắt đầu nhộn nhịp với tiếng cưa, tiếng đục, tiếng máy. Tất cả đang háo hức chuẩn bị cho ra lò nhiều loại thớt để bạn hàng bỏ mối bán Tết.
Trục quốc lộ 54 chạy dọc theo con sông Hậu có không khí luôn mát mẻ, cảnh vật xanh tươi là tuyến đi rất thích hợp cho tour đạp xe khám phá làng nghề, trải nghiệm cuộc sống yên bình của vùng quê Nam bộ.
Cũng theo ông Năm (một người dân làng nghề) chia sẻ, mặc dù thương hiệu thớt gỗ Định An ngày càng được nhiều người biết nhưng những người làm nghề lâu năm, sản xuất thủ công ở đây lại khó sống hơn, vì không cạnh tranh được với các doanh nghiệp, công ty sản xuất thớt công nghiệp có dây chuyền làm thớt khép kín lấy thương hiệu Định An. Vì thế, ngoài làm thớt, nhiều trại lâu năm ở đây hiện còn phải làm thêm các sản phẩm khác bằng gỗ sử dụng trong đời sống thường nhật như chày, cối, muỗng, đĩa, đũa gỗ nhằm kiếm thêm thu nhập và duy trì làng nghề.
Về giá cả, ông Năm Đông bảo tùy theo từng loại thớt, loại gỗ mà có giá khác nhau, đều được định sẵn. Như trại của ông chủ yếu sản xuất thớt gỗ mít, gỗ xoài nên giá cũng thấp. Nhưng phiến loại vừa, đường kính sau bốn mươi thì bỏ cho mối có 38 hay 40 ngàn, tùy theo đợt giá gỗ nhập về. Riêng những hàng lớn đường kính năm mươi thì giá xấp xỉ 70,80 ngàn mà phải có đơn hàng trước thì mới làm. Khoảng chừng hai tháng nữa là bước vào vụ tết, giá có thể cao hơn và đơn hàng cũng nhiều. Chứ bây giờ, hầu hết các xưởng, trại chỉ sản xuất cầm chừng, làm lai rai vậy.
Cũng như rất nhiều các làng nghề truyền thống khác, những người dân làm thớt gỗ ở Định An hiện đang đối mặt với nhiều sự thay đổi và cạnh tranh gay gắt của những sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng bằng niềm đam mê và kỹ năng truyền đời của mình, các xưởng thớt vẫn đứng vững trong cơn lốc thị trường.
Thảo Linh (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 Làng nghề, nghệ nhân
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 Văn hóa - Xã hội
Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ
15:00 OCOP
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 Làng nghề, nghệ nhân