Làng nghề thiếu mặt bằng sản xuất
Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, với mong muốn giữ gìn, phát triển các làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường, nhiều năm nay, TP Hà Nội đã quy hoạch, xây dựng những cụm công nghiệp làng nghề để di dời các hộ sản xuất ra ngoài khu dân cư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn khó khăn, vướng mắc.
Theo ghi nhận của phóng viên tại một số làng nghề trên địa bàn TP vẫn thiếu mặt bằng sản xuất, nằm trong khu dân cư đông đúc. Nhiều hộ kinh doanh phải tận dụng nơi ở vừa làm trụ sở giao dịch, vừa là cơ sở sản xuất, giới thiệu sản phẩm… Với không gian sản xuất chật hẹp đang khiến các cơ sở không thể phát triển, nhất là gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động sản xuất tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Ảnh: Công Hùng
Tại xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, nơi mà nghề chế tác các sản phẩm từ xương và sừng, lông động vật đã tồn tại lâu đời, bầu không khí ô nhiễm do việc chế tác của các xưởng sản xuất gây ra. Hầu hết, người dân ở đây đều tận dụng nơi ở làm nơi sản xuất, kinh doanh. Một số cơ sở, chất thải được chất thành đống lớn nhỏ trong nhà, không được thu gom, xử lý tập trung mà đốt thủ công để tiêu hủy.
Chị Trần Thùy Gấm, chủ một cơ sở sản xuất tại thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình, cho biết: “Bụi trong quá trình làm không thoát hết ra ngoài, rất độc hại nhất là trong nhà có người già và trẻ nhỏ. Chúng tôi rất hy vọng được tạo điều kiện để ra khu sản xuất tập trung, có hệ thống xử lý chất thải riêng để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sống”.
Có mặt tại làng nghề mộc xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, chứng kiến nhiều công đoạn sản xuất của người dân mới thấy trong những năm gần đây, ý thức giữ gìn môi trường đã được chú trọng hơn. Nhiều hộ kinh doanh đã lắp đặt hệ thống quạt thông gió, phun sương, cửa kính ngăn bụi và chống ồn nhằm hạn chế ô nhiễm. Tuy nhiên, do số lượng các cơ sở sản xuất tại gia đình ở địa phương khá lớn, nên không thể xử lý triệt để được tiếng ồn, mùi hóa chất và bụi. Đây là một trong những khó khăn nhất của làng nghề mộc Vạn Điểm, khi thiếu mặt bằng để phục vụ sản xuất. Nhiều xưởng sản xuất phải mang vật liệu ra đường để đánh ráp, cưa, đục, gây ô nhiễm làng nghề.
Người dân làng nghề bánh chưng Tranh Khúc, huyện Thanh Trì, chuẩn bị nguyên liệu gói bánh. Ảnh: Phạm Hùng
Theo Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Điểm Phùng Đăng Tưởng, trên địa bàn xã Vạn Điểm cũng đã có một cụm công nghiệp làng nghề, nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ hộ sản xuất. Hiện xã đã có quy hoạch diện tích xây thêm một điểm công nghiệp làng nghề nhưng chưa được triển khai. "Chúng tôi mong muốn dự án mở rộng cụm làng nghề sớm được triển khai để hỗ trợ về mặt bằng cho các cơ sở làm nghề mộc phát triển" - ông Phùng Đăng Tưởng cho hay.
Cũng trên địa bàn huyện Thường Tín, tại một số làng nghề như làng nghề chăn bông Trát Cầu (xã Tiền Phong), điêu khắc Nhân Hiền... vấn đề thiếu mặt bằng sản xuất đang khiến các cơ sở vừa khó thể phát triển, vừa gây ra ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, các làng nghề đều mong muốn có được mặt bằng sản xuất rộng, vừa đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường.
Từng bước tháo gỡ
Xác định việc di dời các cơ sở sản xuất làng nghề ra khỏi khu dân cư, xây dựng cụm công nghiệp làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy các làng nghề phát triển, đồng thời giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường sống của người dân trong khu vực. Trong những năm qua, TP Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách, xây dựng Đề án “Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
Một số huyện có làng nghề và hộ sản xuất, kinh doanh làng nghề đã chủ động tìm giải pháp tháo gỡ. Như Thạch Thất - huyện có nhiều làng nghề đã đẩy mạnh xây dựng các cụm, điểm công nghiệp làng nghề để đưa sản xuất ra xa khu dân cư. Đến nay, trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp, 9 cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 187,5ha, thu hút nhiều doanh nghiệp, hộ làng nghề vào đầu tư.
Hay như Hoài Đức, cùng với nâng cao nhận thức của người dân làng nghề, huyện đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư mở rộng Cụm công nghiệp Dương Liễu - giai đoạn 2 với quy mô khoảng 17ha để di chuyển các cơ sở sản xuất tại 3 xã: Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế vào khu tập trung; đồng thời trình TP dự án xử lý nước thải tại xã Cát Quế, Yên Sở và La Phù.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho hay, việc đưa các cơ sở, hộ kinh doanh tại gia đình do thiếu mặt bằng sản xuất ra khu sản xuất tập trung là cần thiết, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên cần phân loại từng làng nghề, không phải nghề nào cũng cần đưa ra cụm công nghiệp sản xuất.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Nhà nước nên hỗ trợ việc GPMB, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ về giá khi đấu giá để các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có điều kiện vào khu cụm công nghiệp làng nghề, tránh tình trạng vượt quá khả năng tham gia của các hộ sản xuất nhỏ lẻ.
Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực của các hộ làm nghề, của chính quyền địa phương, hy vọng làng nghề Hà Nội sẽ từng bước tháo gỡ những khó khăn, nhất là thiếu mặt bằng sản xuất để từng bước góp phần bảo vệ môi trường làng nghề, duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng đời sống.
Bài, ảnh: Hà Ánh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân