Làng nghề sơn tạc tượng Vũ Lăng, sức sống từ một làng nghề hàng trăm năm tuổi
Theo cuốn ngọc phả của làng, những pho tượng 300-400 tuổi ở chùa Vũ Lăng do chính những người thợ quê hương làm ra. Cha truyền, con nối, nghề tạc tượng ở đây đang ngày càng phát triển. Bằng đôi bàn tay khéo léo tài hoa và sự chăm chỉ cần mẫn, mỗi năm, người Vũ Lăng đã tạo nên hàng nghìn bức tượng có giá trị nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhờ đó, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động trong xã, giúp cuộc sống người dân nơi đây ngày một sung túc, khá giả…
Theo các nghệ nhân trong làng Vũ Lăng, để làm được một bức tượng bền, đẹp thì khâu quan trọng nhất là chọn gỗ. Loại gỗ được chọn để tạc tượng và các đồ thờ cúng thường là gỗ mềm, dễ đục, không bị mối mọt, nứt nẻ. Tất cả các bức tượng phật của Vũ Lăng đều được chế tác từ thân lõi của những cây mít lâu năm vì theo kinh nghiệm của các nghệ nhân thì gỗ mít sẽ làm nổi bật lên vẻ tinh khiết, thanh tịnh của mỗi pho tượng Phật và các sản phẩm thờ cúng.
Để làm một pho tượng phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, từ những khâu xử lý thô như xẻ gỗ, đục phá tới những thao tác chi tiết như đục, gọt, chỉnh sửa, quét đất sét, sơn lót, đánh bóng, sơn tượng...tất cả đều yêu cầu ở người thợ sử tỉ mỉ, tinh tế những cũng hết sức sáng tạo và một sự tập trung cao độ để các chi tiết trên pho tượng trở nên sống động và có hồn. Thời gian làm một pho tượng nhỏ thường mất đến 1 tuần, còn những pho tượng lớn phải mất vài tháng, thậm chí cả năm mới hoàn thiện, tùy theo kích cỡ và độ tinh xảo. Cá biệt có những pho tượng đặc biệt lớn (cao gần 10m) thì phải mất hàng năm mới hoàn thành.
Sau khi hoàn thành các bước đục chạm, đánh bóng, bước khó nhất chính là công đoạn sơn. Sơn cũng có thể coi là một nghề riêng vì đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, kỳ công và tốn khá nhiều thời gian. Công đoạn sơn phải mất 9 nước sơn mới hoàn thành, cẩn thận thì 10 nước sơn. Sau đó là giai đoạn sơn son thếp bạc, phủ hoàn kim. Tùy theo yêu cầu của khách mà tượng được dát vàng hay dát bạc hoặc có thể để mộc. Tượng càng lớn, lượng vàng, bạc dát càng cần nhiều và càng kỳ công. Một pho tượng có thể cần dát vài ba chỉ vàng đến hàng cây vàng tùy vào nhu cầu của khách.
Ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, sản phẩm của làng làm ra cũng đa dạng hơn cả về mẫu mã lẫn chủng loại. Một số sản phẩm phổ biến như tượng, hoành phi, câu đối, chân hương, hạc gỗ… tất cả đều được nâng cao cả về mẫu mã cũng như chất lượng. Với sự tài hoa, khéo léo và uy tín trong nghề, thương hiệu làng nghề sơn tạc tượng Vũ Lăng đã ngày một vang danh trên thị trường. Nhờ đó, nhiều người ở xa cũng tìm đến tận nơi đặt hàng như Nam Định, Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh… thậm chí còn có cả khách hàng từ Thái Lan, Trung Quốc đến đặt mua và tất cả đều rất hài lòng về chất lượng của sản phẩm.
Với những giá trị độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, các sản phẩm chạm khắc gỗ của Làng nghề Vũ Lăng đã đang và sẽ tiếp tục góp phần quảng bá và mang những nét tinh hoa văn hóa truyền thống của Việt Nam đến với nhiều nơi trên thế giới.
Bài, ảnh: Thảo Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội