Làng nghề rèn Tiến Lộc (Thanh Hoá): Ngọn lửa không bao giờ hết cháy
Tâm sự với chúng tôi, ông Lê Văn Đàm, một thợ rèn lành nghề trong làng nói: “ Đối với chúng tôi, người thợ rèn không chỉ là một người thợ, mà còn là một nghệ nhân, người thợ rèn không chỉ đòi hỏi có sức khỏe mà còn yêu cầu sự khéo léo của đôi tay lành nghề”. Khác với nhiều năm về trước, các công đoạn đều được làm thủ công và đòi hỏi nhiều sức người. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, máy móc dần dần được đưa vào quy trình sản xuất, giúp người thợ không còn vất vả như xưa. Các hộ đã tự trang bị cho mình các loại máy móc để giải phóng sức lao động như máy mài, máy cán thép, búa máy, máy dập, máy cắt gọt kim loại, máy phay... Đây cũng là phương pháp sản xuất theo hướng hiện đại tập trung quy mô lớn, chuyên môn hóa ngành nghề, từ đó phát triển làng nghề rèn Tiến Lộc ngày càng bền vững, tạo dựng thương hiệu riêng của một làng rèn truyền thống.
Dưới sức cạnh tranh mạnh cả về chất lượng lẫn giá cả đến từ những thị trường nước ngoài, thì những sản phẩm của làng nghề rèn Tiến Lộc vẫn luôn có vị trí nhất định trên thị trường. Những sản phẩm đến từ làng rèn Tiến Lộc rất đa dạng phong phú muôn hình muôn vẻ, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trong đời sống của người dân, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp như liềm, cuốc, xẻng, dao, kéo, cày, bừa,… Thị trường chủ yếu của làng nghề Tiến Lộc khắp các tỉnh miền bắc ngoài ra còn mở rộng ra các thị trường trong nước cũng như nước ngoài như Lào, Campuchia …
Tham quan làng nghề, khách du lịch được tận mắt nhìn thấy sản phẩm, cách một con dao, cái búa… được làm ra như thế nào, tìm hiểu quy trình sản xuất, lịch sử hình thành phát triển nghề rèn. Trải nghiệm là một phần không thể thiếu của du lịch làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, nghề rèn lại là nghề khá khó đối với những người mới, chưa từng được học hành bài bản, vậy nên du khách đến tham quan làng nghề chỉ có thể tham gia một số công đoạn đơn giản trong quy trình sản xuất như: đe, mài…Do làng nghề vẫn chủ yếu làm để phục vụ nhu cầu sản xuất, nên để tham quan một quy trình sản xuất hoàn thiện cần thời gian từ 1-2 ngày.
Làng rèn Tiến Lộc đến nay hầu hết vẫn được hoạt động chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ. Điều thú vị khi đến Tiến Lộc, đó là mỗi hộ gia đình trong làng đều sản xuất những mặt hàng khác nhau, bạn có thể tham quan, đi vòng quanh làng bạn để tìm hiểu và tham quan được rất nhiều sản phẩm khác nhau, khá mới lạ và độc đáo . Ngoài ra, bạn có thể mua các sản phẩm đem về sử dụng, giá cả không quá đắt mà chất lượng luôn đảm bảo, tự tay làm một con dao hay chiếc búa dưới sự hướng dẫn của những người thợ lành nghề cũng là một ý tưởng không tồi.
Nhằm tạo điều kiện để người dân phát triển làng nghề truyền thống, các cấp chính quyền và ngành chức năng ở Hậu Lộc, Thanh Hoá đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư máy móc thiết bị. Mỗi ngày khu làng nghề có thể làm ra hàng vạn sản phẩm. Ngoài ra, UBND xã Tiến Lộc đã thành lập Hiệp hội làng nghề, với sự tham gia tích cực của những người thợ lành nghề trong làng, họ cùng nhau giúp đỡ trau dồi và học hỏi kinh nghiệm. Mặc dù, phát triển du lịch kết hợp làng nghề vẫn là một bài toán khó đối với người dân cũng như những vị lãnh đạo của làng rèn Tiến Lộc nhưng đó cũng là một tiềm năng đang và sẽ phát triển giống như ánh lửa lò than tại làng rèn vẫn luôn luôn đỏ lửa.
Hi vọng với những ứng dụng của kĩ thuật công nghệ vào sản xuất và sự ham học hỏi yêu nghề của những người thợ, làng rèn Tiến Lộc sẽ ngày càng phát triển, đem lại sự ấm no giàu mạnh cho những người dân nơi đây.
Ảnh và bài: Bá Thoại
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc
15:27 | 05/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề nước mắm Nam Ô
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề bánh nổ Điền Trang
16:37 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang
16:37 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết
10:58 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã
21:03 Tin tức
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
21:02 Nghiên cứu trao đổi
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 OCOP